Một số nét khái quát về Thành phố Sơn La

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học cơ sở trên địa bàn thành phố sơn la (Trang 39 - 43)

7. Kết cấu luận văn

2.1. Một số nét khái quát về Thành phố Sơn La

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên của thành phố Sơn La

Sơn La là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Sơn La, vùng Tây Bắc, Việt Nam.

Thành phố Sơn La được thành lập theo Nghị định số 98/NĐ-CP ngày 3/9/2008 của Chính phủ nước Cộng hịa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Sơn La. Thành phố Sơn La hiện là đô thị loại II.

Thành phố Sơn La nằm cách Hà Nội khoảng 320 km về phía Tây Bắc, có vị trí địa lý phía tây và phía bắc giáp huyện Thuận Châu; phía Đơng giáp huyện Mường La; phía Nam giáp huyện Mai Sơn; có diện tích là 323.51km2 và dân số năm 2018 là 128.470 người.

Thành phố (TP)“Sơn La là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Sơn La, quá trình xây dựng và phát triển, theo đánh giá của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La, đến nay, thành phố Sơn La đã vận dụng sáng tạo các chủ trương, chính sách của Trung ương, của tỉnh, vươn lên trở thành mũi nhọn kinh tế, đóng góp tích cực cho sự phát triển toàn tỉnh trong hoàn cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng. Tổng diện tích tự nhiên của thành phố Sơn La là 32.493 ha, gồm 5 xã (Chiềng Đen, Chiềng Cọ, Hua La, Chiềng Ngần và Chiềng Xôm), 7 phường (Chiềng Lề, Chiềng An, Tô Hiệu, Quyết Thắng, Quyết Tâm, Chiềng Cơi và Chiềng Sinh). Thành phố Sơn La nằm trong vùng tam giác kinh tế trọng điểm của tỉnh (Mai Sơn – Thành phố - Mường La).”

2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội Thành phố Sơn La

Thành“phố Sơn La là trung tâm về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội và an ninh quốc phòng của tỉnh, nằm trong trục đô thị của tiểu vùng Tây Bắc, được sự quan tâm ủng hộ của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh chính vì vậy thành phố Sơn La có lợi thế và điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội.

Từ một thị xã nghèo phố núi khi thành lập (năm 1961), đặc biệt là từ sau khi thị xã Sơn La được công nhận đô thị loại III (26/10/2008), TP. Sơn La - trung tâm kinh tế chính trị của tỉnh đã bứt phá vươn lên, đạt nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực. Kinh tế phát triển tương đối toàn diện, đạt tốc độ tăng trưởng khá; hiệu quả và sức cạnh tranh được nâng lên một bước.”

Trong“nhiều năm liên tục, kinh tế của thành phố ln duy trì tốc độ tăng trưởng khá. Cơ cấu chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và nơng nghiệp. Ví dụ như giai đoạn 2010- 2015, tổng thu ngân sách trên địa bàn 5 năm đạt 2.581 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt 47,2 triệu đồng/năm. Huy động có hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển; vốn đầu tư toàn xã hội trong 5 năm ước đạt 11.888 tỷ đồng, tăng bình quân 13,65%/năm, gấp 2 lần so với giai đoạn 2005- 2010.”

Các “vấn đề bức xúc xã hội được tập trung giải quyết. Giáo dục và đào tạo, khoa học và cơng nghệ, văn hóa và các lĩnh vực xã hội có nhiền tiến bộ, đời sống nhân dân được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống cịn 1,11%... Nơng nghiệp phát triển theo hướng phục vụ cho đô thị và công nghiệp. Nhờ đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, từng bước thực hiện chủ trương liên kết giữa bốn nhà (Nhà nước - nhà khoa học - doanh nghiệp - nhà nông), TP. Sơn La đã xây dựng được nhiều mơ hình hiệu quả như mơ hình tưới nhỏ giọt cây cà phê theo cơng nghệ Israel; mơ hình trồng hoa chất lượng cao, chăn ni dê, gà đẻ trứng; sử dụng điện an toàn; ánh sáng bản làng, quỹ hỗ trợ nông dân... Bộ mặt nông thôn đổi thay rõ nét. Hiện 100% hộ gia đình có điện sinh hoạt, hơn 97,5% hộ gia đình được dùng nước sạch, hợp vệ sinh, xóa được các bản đặc biệt khó khăn…”

Thực“hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước và kế thừa, phát huy những giá trị tốt đẹp của nền văn hóa, trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp nhân dân thành phố Sơn La đã có nhiều có gắng, nỗ lực đẩy mạnh phát triển văn hóa-xã hội, đạt được nhiều kết quả quan trọng, một số lĩnh vực có chuyển biến tiến bộ. Đời sống văn hóa của nhân dân được nâng cao và có nhiều khởi sắc. Phát huy giá trị bản sắc văn hoá các dân tộc; hệ thống các thiết chế

văn hoá được quan tâm đầu tư, xây dựng mới và hoạt động có hiệu quả. Các phong trào và cuộc vận động lớn như”: Phong trào “Toàn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa”, cuộc vận động “Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”…“được triển khai sâu rộng, bằng nhiều hình thức phong phú, thu hút được đông đảo các tầng lớp nhân dân hưởng ứng, tham gia, thu được nhiều kết quả thiết thực. Hàng loạt hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao phát triển mạnh từ thành phố tới cơ sở, đã làm phong phú hơn đời sống văn hóa, tinh thần của xã hội, góp phần quan trọng đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội và xây dựng thành công đô thị loại II của thành phố Sơn La, phấn đấu trở thành đô thị phát triển khá trong các đơ thị vùng Trung du và Miền núi phía Bắc.”

2.1.3. Bộ máy quản lý chi thường xuyên NSNN Thành phố Sơn La

Để đảm bảo hoạt động quản lý chi thường xuyên NSNN cấp Huyện, Thành phố Sơn La xây dựng bộ máy quản lý gồm các bộ phận sau

Hình 2. 1: Sơ đồ mơ hình tổ chức bộ máy quản lý chi thường xuyên NSNN Thành phố Sơn La

(Nguồn: UBND Thành phố Sơn La) Chú thích: (Quan hệ hoạt động theo phân cấp, ủy quyền)

(Quan hệ phối hợp)

Việc tổ chức bộ máy quản lý chi thường xuyên NSNN được quy định như sau: UBND“Thành phố là cơ quan quản lý hoạt động chi thường xuyên NSNN cấp Quận/Huyện thông qua các báo cáo của phịng Tài chính-Kế hoạch thành phố.

UBND Thành phố

PHỊNG TÀI CHÍNH - KẾ HOẠCH

KHO BẠC UBND Xã,

Phường CHI CỤC THUẾ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Phịng Tài chính-Kế hoạch thành phố là cơ quan quản lý có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các hoạt động chi thường xuyên NSNN cấp Quận/Huyện. Phịng Tài chính – Kế hoạch nhận dữ liệu thu NSNN từ KBNN để thực hiện quản lý và điều hành ngân sách.

Bộ phận quản lý chi thường xuyên NSNN và chi thường xuyên NSNN cấp Quận/Huyện ở phịng Tài chính – Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ tham mưu cho UBND thành phố thực hiện việc xây dựng và phân bổ dự tốn NSNN cho tồn thành phố; Theo dõi cấp phát cho các đơn vị cấp xã, phường, các cơng trình xây dựng cơ bản, các chương trình mục tiêu,… Tổng hợp báo cáo chi NSNN cho UBND thành phố, Sở Tài chính một cách kịp thời theo định kỳ hoặc đột xuất; Thực hiện việc thẩm tra báo cáo quyết toán năm đối với các đơn vị, cấp xã, phường trong thành phố. Đồng thời thực hiện việc tổng hợp báo cáo quyết toán NSNN năm đối với cấp Quận/Huyện.

- Ban Tài chính - Kế hoạch xã, phường thực hiện các hoạt động, nghiệp vụ tài chính, chịu trách nhiệm trước UBND, HĐND Thành phố và phịng Tài chính – Kế hoạch thành phố về kết quả các hoạt động tài chính của xã, phường. HĐND – UBND xã, phường có trách nhiệm giám sát quyết định các hoạt động tài chính của chi thường xuyên NSNN cùng cấp.

- Đứng đầu Ban tài chính là trưởng ban tài chính chịu trách nhiệm lãnh đạo chung tồn bộ cơng việc, giúp UBND tham mưu thực hiện, ra các quyết định tài chính, thực hiện việc kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các chế độ, chính sách, các chi tiêu định mức đặt ra trình lên HĐND, UBND về tài chính ngân sách

- Kế tốn chi thường xuyên NSNN cấp Quận/Huyện: lập dự toán chi thường xuyên NSNN cấp Quận/Huyện hàng năm bao gồm: tổng hợp thống kê chi thường xuyên NSNN cấp Quận/Huyện , xác lập biểu mẫu kế toán, dự toán khả năng chi thường xuyên NSNN; kiểm tra tình hình thực hiện và sử dụng chi thường xuyên NSNN cấp Quận/Huyện ; lập và gửi báo cáo kịp thời đầy đủ cho HĐND Thành phố phê duyệt, phục vụ cho việc cơng khai tài chính trước nhân dân,…

- Thủ quỹ: có trách nhiệm quản lý tiền mặt do mình quản lý và có trách nhiệm đối chiếu với kế tốn hàng ngày.

KBNN Thành phố Sơn La có nhiệm vụ: thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND, HĐND quản lý quỹ ngân sách thành phố, các quỹ tài chính thành phố; tổng kế toán nhà nước; thực hiện việc huy động vốn cho chi thường xuyên NSNN cấp Quận/Huyện, tiếp nhận các khoản thu ngân sách từ thuế, nộp phạt,... thực hiện việc kiểm soát và thanh toán các khoản chi NSNN…

Chi cục thuế thành phố có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí, các khoản thu khác NSNN (sau đây gọi chung là thuế) thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn thành phố. Lập dự toán thu thuế hàng năm, tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về thuế. Ủy nhiệm cho các cơ quan, tổ chức trực tiếp thu một số khoản thuế theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra Ngân hàng thương mại cũng tham gia vào quá trình tổ chức thu NSNN theo Dự án hiện đại hóa quy trình quản lý thu, nộp thuế giữa Cơ quan Thuế - Kho bạc Nhà nước – Hải quan – Tài chính. Cơ quan thuế và KBNN phối hợp với Ngân hàng để nhận đầy đủ, kịp thời thông tin về chứng từ nộp thuế của người nộp thuế thực hiện nộp thuế qua Ngân hàng.

Mơ hình chi thường xuyên NSNN cấp Quận/Huyện nhìn chung đúng với quy định của nhà nước và thực hiện đầy đủ chức năng cần thiết với tình hình kinh tế, xã hội và thực tế tại phương cũng như của nước ta hiện nay. Tuy nhiên sự quản lý cịn chồng chéo, khơng thống nhất, tổ chức lặc hậu, hiệu quả kém. Việc quản lý cứ trông chờ vào sự chỉ đạo của thành phố và tỉnh mà khơng có sự chủ động trong mọi cơng tác của địa phương.”

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học cơ sở trên địa bàn thành phố sơn la (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)