Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học cơ sở trên địa bàn thành phố sơn la (Trang 65 - 70)

7. Kết cấu luận văn

2.3 Đánh giá chung

2.3.1. Ưu điểm

Chi“thường xuyên NSNN cấp Quận/Huyện dành cho giáo dục THCS đã đáp ứng kịp thời các nhiệm vụ duy trì và phát triển giáo dục THCS, thực hiện tốt các mục tiêu về duy trì các điểm trường, số lớp, tỷ lệ huy động học sinh đến trường liên tục đạt 100%, tỷ lệ huy động học sinh nữ, học sinh dân tộc thiểu số liên tục tăng qua các năm, do đó có tác dụng khích lệ giáo dục địa phương phát triển, tạo đà cho sự phát triển KT-XH lâu dài của thành phố, đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm của sự nghiệp kinh tế, giáo dục - đào tạo, y tế, văn hoá, đảm bảo xã hội, an ninh - quốc phòng và đối ngoại của địa phương, chủ động„cân đối nguồn để xử lý kịp thời các khoản chi phát sinh mới theo yêu cầu nhiệm vụ của tỉnh và thành phố.

Trong“chi thường xuyên NSNN cấp Quận/Huyện cho giáo dục THCS, đã thực hiện tốt cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí theo quy định của Chính phủ, đề cao trách nhiệm của chủ tài khoản, gắn với cơng tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng NSNN cho giáo dục nói chung và cho giáo dục THCS nói riêng, thể hiện qua việc quyết toán chi thuwngf xuyên NSNN cho giáo dục đã cho thấy tinh thần tiết kiệm, chống lãng phí, bám sát chủ trương sát nhập các trường tiểu học và THCS, thực hiện tốt công tác quy hoạch luồng tuyến học sinh dôi dư, vừa tiết kiệm chi thường xuyên (chi cho giáo dục nói chung khơng tăng), vừa đảm bảo chi cho giáo dục THCS tăng, bám sát với tình hình KT-XH và văn hóa của một thành phố thuộc tỉnh miền núi, nơi có đặc

trưng là giáo dục THCS là cấp giáo dục phổ cập trọng yếu, quyết định tới chất lượng văn hóa của dân cư, chất lượng giáo dục của nguồn nhân lực địa phương. Công tác quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục THCS của thành phó về cơ bản đã bám sát vào các quy định của Luật NSNN, quy định về quản lý và điều hành dự toán thu, chi ngân sách của tỉnh và thành phố để điều hành đảm bảo đúng tiêu chuẩn, chế độ, định mức theo quy„định.

Trong“triển khai quản lý chi thường xuyên NSNN cấp Quận/Huyện cho giáo dục THCS, công tác quản lý tài chính ngân sách đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan cấp phát, quản lý, điều hành với cơ quan kiểm soát chi ngân sách và cơ quan quản lý, sử dụng ngân sách. Kết quả là cơng tác quản lý, điều hành chi ngân sách có nhiều chuyển biến rõ rệt, phương án điều hành ngày càng chủ động, linh hoạt và hiệu quả, đáp ứng tốt yêu cầu lãnh đạo chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền về phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, tập trung, huy động các nguồn lực hướng tới các mục tiêu quan trọng của thành phố trong phát triển giáo dục THCS như đảm bảo số điểm trường, tăng cường chất lượng các điểm trường (có thêm 4 điểm trường đạt chuẩn quốc gia vào năm 2019), đảm bảo số lớp, tỷ lệ huy động học snh đến lớp, tăng cường huy động học sinh nữ, học sinh dân tộc thiểu số đến„lớp.

Trong“công tác quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục THCS, đã là tốt cơng tác thẩm định dự tốn; thẩm định mua sắm sửa chữa tài sản; thẩm định; chủ động cắt giảm chi tiêu, thực hành tiết kiệm và chống lãng phí gắn với việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế quản lý và sử dụng tài sản công, đảm bảo chi tiêu ngân sách chặt chẽ, tiết kiệm và hiệu quả. Đối với các dự án nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất cho giáo dục THCS, đã bố trí kế hoạch vốn, quản lý và giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản đảm bảo đúng quy định; thực hiện tốt yêu cầu về chấn chỉnh công tác quản lý đầu tư XDCB theo tinh thần Chỉ thị 1792/CT-TTg ngày 20/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ. Tăng cường kiểm tra giám sát, đơn đốc, truy kích các chủ đầu tư, nhà thầu trong tổ chức thi cơng, thanh tốn giải ngân vốn đầu tư, quyết toán vốn đầu tư, chống thất thốt, lãng phí, phịng ngừa sai phạm trong quản lý đầu tư, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển cơ sở vật chất cho

giáo dục THCS của Thành„phố.

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

* Hạn chế

Thứ nhất, cơng“tác lập dự tốn ngân sách chi thường xuyên đối với các khoản

chi còn chưa sát với nhiệm vụ chi thực tế mang tính chất định lượng. Trong thực tế công tác lập và thảo luận dự tốn cịn mang nặng tính hình thức, thiếu dân chủ, áp đặt một chiều từ trên xuống, do vậy một số cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách cịn có tư tưởng đề phịng dự tốn sẽ bị cơ quan tài chính cắt giảm bớt nên đã lập dự toán cao hơn so với định mức và nhu cầu chi thực tế.

Thứ hai, công tác chấp hành dự toán: Hệ thống tiêu chuẩn, định mức phân bổ

dự toán chi ngân sách cũng như định mức, tiêu chuẩn chi thường xuyên đã được Chính phủ, Bộ Tài chính, UBND tỉnh quan tâm sửa đổi, bổ sung. Tuy nhiên, vẫn còn một số tiêu chuẩn định mức chưa phù hợp với thực tế như định mức chi tiền ăn hội nghị, chi công tác phí, chi tiếp khách, định mức trang bị xe ơ tơ... gây khó khăn trong cơng tác quản lý tài chính ngân sách. Hiện nay, trên thực tế một số khoản chi phải linh động vượt định mức, tiêu chuẩn hoặc phải chuyển sang nội dung khác, thì mới đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ chi phục vụ tốt nhiệm vụ được giao.

Thứ ba, cơng tác quyết tốn ngân sách cịn mang tính chất đúng thời hạn, quy

trình. Chất lượng quyết tốn các khoản chi thường xun thực hiện chưa đúng định mức và không sát với nhiệm vụ chi được giao thực tế, mang tính chất cào bằng. Hiện nay hầu hết các khoản chi phải linh động vượt định mức, tiêu chuẩn thì mới hồn thành nhiệm vụ kinh tế - chính trị được giao ví dụ như: Tổ chức các hội nghị xúc tiến đầu tư tại nước ngoài; Tiếp khách trong nước, quốc tế, mua sắm xe công tác.. Những nhiệm vụ chi phát sinh như vậy gây khó khăn trong q trình quyết tốn ngân sách và khơng phản ánh đúng tình hình thực tế tại địa phương.

Thứ tư, công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động chi thường xuyên NSNN

cấp Quận/Huyện cịn yếu nên dẫn tới tình trạng thực hiện quản lý NS tại một số xã còn lỏng lẻo chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế đề ra. Công tác chỉ đạo kiểm tra đôn đốc chưa kiên quyết, chưa thực hiện tốt cơ chế phối hợp giữa các phịng ban

đồn thể với cấp Quận/Huyện thị trấn. Việc phòng, chống từ ban đầu và xử lý sau thanh tra kiểm tra còn hạn chế, chưa kiên quyết xử lý vi phạm của các đơn vị.”

* Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

Những“hạn chế đó do nhiều nguyên nhân gây ra, nhưng chủ yếu có thể kể tới một số nguyên nhân bao gồm:

- Nguyên nhân chủ quan:

Thứ nhất, do trình độ cán bộ lập dự tốn thành phố cịn gặp nhiều lúng túng,

chưa chủ động tìm tịi, học hỏi các văn bản mới khi thực thi nhiệm vụ mặc dù đã được hướng dẫn của các cơ quan quản lý cấp trên nhưng khi áp dụng hiệu quả chưa cao.

Thứ hai, do sự phối hợp giữa các đơn vị liên ngành còn chưa thống nhất,

chồng chéo, nhiệm vụ ai nấy làm dẫn đến đạt kết quả khơng cao. Trình độ quản lý của cán bộ trong bộ máy chính quyền cịn hạn chế, một số cán bộ còn thiếu kinh nghiệm xử lý các sai sót. Cịn thiếu trách nhiệm khi xảy ra sai phạm.

Thứ ba, do nhận thức và thực hành ứng dụng công nghệ thông tin tại cấp

Quận/Huyện còn hạn chế.

- Nguyên nhân khách quan:

Thứ nhất, do yếu tố do kinh tế xã hội: Thành phố Sơn La là một Thành phố

trực thuộc tỉnh miền núi cịn gặp nhiều khó khăn như: công nghiệp chưa phát triển, cơng nghiệp hóa trong nơng nghiệp vẫn còn non nớt, các tiềm năng du lịch, chưa được khai thác hiệu quả, đời sống của người dân còn thấp nên ảnh hưởng tới thu ngân sách. Mặc dù những năm gần đây, Thành phố đã có nhiều chính sách đầu tư song hiệu quả đầu tư lại chưa tương xứng, các dự án mới bước đầu thu được hiệu quả. Điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến công tác chi và quản lý chi thường xuyên NSNN cấp Quận/Huyện nói chung, đặc biệt là đối với chi thường xuyên NSNN cấp Quận/Huyện cho giáo dục THCS.

Thứ hai, do yếu tố cơ chế chính sách: Hệ thống các văn bản quy phạm pháp

luật của cơ quan có thẩm quyền liên quan đến công tác quản lý chi ngân sách, trong thời gian qua, liên tục được bổ sung, sửa đổi do tình hình KT-XH có nhiều biến động, có nhiều thách thức, khó khăn, Chính phủ liên tục có những điều chỉnh đặc

biệt là chi thường xuyên, cộng với văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành nhiều khi còn chậm, điều đó ít nhiều đã gây khó khăn trong cơng tác quản lý NSNN nói chung và lĩnh vực quản lý chi thường xuyên NSNN nói riêng. Văn bản hướng dẫn chỉ đạo thực hiện tỷ lệ điều tiết giữa các cấp ngân sách, định mức phân bổ trong một số lĩnh vực cịn mang tính chất bình qn.

Thứ ba, do yếu tố tự nhiên và khí hậu: Do đặc trưng là thành phố trực thuộc

tỉnh miền núi, địa hình phức tạp, có nhiều khó khăn, cộng thêm thời tiến khí hậu biến đổi thất thường, mưa lũ, thiên tai dẫn tới chậm tiến độ triển khai các cơng trình liên quan đến cơ sở vật chất cho giáo dục THCS, cụ thể là một số dự án dẫn đến chậm giải ngân ảnh hưởng công tác chi thường xuyên NSNN cho giáo dục„THCS.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NSNN CẤP QUẬN/HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ

SƠN LA, TỈNH SƠN LA ĐẾN NĂM 2025

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học cơ sở trên địa bàn thành phố sơn la (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)