7. Kết cấu luận văn
3.1. Định hướng, quan điểm, mục tiêu quản lý chi thường xuyên NSNN cấp
Quận/Huyện cho giáo dục THCS tại Thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La
3.1.1. Định hướng quản lý chi thường xuyên NSNN của Thành phố Sơn La đến năm 2025 năm 2025
Từ“thực tế có thể thấy, chi thường xuyên NSNN cấp Quận/Huyện là cơng cụ để bộ máy chính quyền Thành phố hoạt động, tạo động lực để cấp chính quyền cấp cơ sở thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.”
Định hướng đến năm 2025, Thành phố Sơn La sẽ chi NSNN tập trung vào: Phát triển và đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; Đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị và nông thôn đảm bảo đồng bộ, tạo động lực thu hút các nhà đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; Phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch.
Về phát triển nguồn nhân lực, giáo dục, tăng cường đầu tư NSNN cho phát triển giáo dục và đào tạo theo đúng phương châm “giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”.“Đẩy mạnh xã hội hóa để tăng cường huy động các nguồn vốn đầu tư cho phát triển nhân lực. Quan tâm, động viên thích đáng đối với đội ngũ giáo viên, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, tăng cường trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Bồi dưỡng và sử dụng nhân tài để phát hiện người tài, đào tạo, bồi dưỡng, tạo điều kiện để họ cống hiến cơng sức, trí tuệ. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhất là chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý đảm bảo có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng, có kiến thức chuyên mơn sâu, có năng lực, kỹ năng lãnh đạo quản lý, có kinh nghiệm thực tiễn, tư duy đổi mới, phong cách làm việc khoa học, chuyên nghiệp, đủ sức lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
Về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hoàn thiện kết cấu hạ tầng theo tiêu chí đơ thị loại II; rà sốt, điều chỉnh mở rộng quy hoạch xây dựng thành phố Sơn La đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo hướng xây dựng thành phố Sơn La hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc. Ưu tiên đầu tư cơng trình, dự án trọng điểm đảm bảo kết nối trung tâm thành phố với các huyện, các vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh tạo sự liên kết sản xuất và giao thương trong khu vực và tiểu vùng Tây Bắc. Tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án, dự án của trung ương, của tỉnh về xây dựng nông thôn mới nâng cao, từng bước nâng cao chất lượng hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn, thúc đẩy tăng trưởng tại các khu vực nông thôn, địa bàn khó khăn tại các xã. Đầu tư nguồn lực nâng cấp xã Chiềng Ngần lên phường góp phần phát triển, mở rộng đô thị vùng ven thành phố.
Về phát triển thương mại, du lịch và dịch vụ, ưu tiên phát triển hệ thống phân phối hiện đại như trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm, siêu thị, các cửa hàng tiện lợi; hình thành các trung tâm phân phối hàng hoá; từng bước phát triển hạ tầng thương mại điện tử phù hợp với khả năng và nhu cầu của xã hội; xây dựng chương trình xúc tiến thương mại gắn với phát triển thị trường; tăng cường liên kết, hợp tác tìm kiếm thị trường nội địa để tiêu thụ các mặt hàng thế mạnh địa phương và xây dựng thương hiệu cho một số sản phẩm chủ lực của thành phố. Tiếp tục mời gọi đầu tư xây dựng chợ trung tâm thành phố; sắp xếp các chợ đầu mối theo quy hoạch; phát triển mạng lưới cửa hàng mua bán truyền thống khu vực nông thôn; thành lập một số hợp tác xã thương mại - dịch vụ nhằm thực hiện dịch vụ “đầu vào” cho sản xuất và tổ chức “đầu ra” tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá du lịch nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư cũng như du khách trong và ngoài nước; phát triển du lịch theo hướng du lịch lịch sử, du lịch văn hóa tâm linh, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng; đẩy mạnh đào tạo nhân lực phục vụ du lịch nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và sản phẩm du lịch; kết nối với các huyện trong tỉnh và các thành phố trong khu vực để phát triển kinh tế du lịch.
Quản lý chi thường xuyên NSNN phải nhằm thực hiện tốt chiến lược phát triển con người (giáo dục, y tế, xã hội,...), thực hiện các chính sách xã hội. Thực
hiện nguyên tắc thắt chặt trong chi tiêu thường xuyên đặc biệt là chi quản lý hành chính, dành ngân sách cho đầu tư phát triển, chi thường xuyên tập trung cho các chương trình quốc gia về y tế, giáo dục, xã hội và phải quản lý chặt chẽ, đảm bảo sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các khoản chi này, cắt giảm các khoản chi chưa thật cấp bách, kém hiệu quả. Thực hiện cải cách hành chính gắn liền với giảm biên chế để giảm chi ngân sách cho lĩnh vực„này.
3.1.2. Quan điểm quản lý chi thường xuyên NSNN cấp Quận/Huyện cho giáo dục THCS trên địa bàn thành phố Sơn La THCS trên địa bàn thành phố Sơn La
- “Thực hiện công tác quản lý chi thường xuyên NSNN cấp Quận/Huyện cho giáo dục THCS một cách đúng đắn, đầy đủ theo các quy định của Luật Quản lý thuế, các quy trình nghiệp vụ quản lý thuế và các quy định khác có liên quan.”
- “Phân cấp rõ các khoản chi thường xuyên và nhiệm vụ, trách nhiệm của mỗi cán bộ trong bộ máy chính quyền Thành phố, phường, xã trong địa bàn Thành phố Sơn La.”
- “Giám sát, kiểm tra việc thực hiện các nguồn chi, phải phù hợp với Luật NSNN, loại bỏ các hạng mục vi phạm hoặc không phù hợp với quy định của pháp luật.”
- “Đảm bảo có sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng, tổ chức, huấn luyện, giám sát công các quản lý chi thường xuyên NSNN cấp Quận/Huyện và các cấp hành chính trực thuộc trong thành phố Sơn La.”
- Đảm bảo thực hiện đúng chủ trương: “ Nhà nước của dân, do dân làm chủ”, rõ“ràng minh bạch nguồn chi thường xuyên NSNN cấp Quận/Huyện ngân sách Thành phố; người dân thực hiện đúng chức năng, trách nhiệm, nhiệm vụ của mình đối với nhà nước: thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế, giám sát, kiểm tra công tác quản lý, chỉ đạo thực hiện đối với ngân sách Thành phố.”
3.1.3. Mục tiêu quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục THCS tại Thành phố Sơn La
Công“tác quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục THCS của Thành phố phải đảm bảo các mục tiêu sau:
Thứ nhất, nâng cao quyền chủ động và trách nhiệm của các cơ quan quản lý
nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực quản lý ngân sách, chính quyền địa phương và thủ trưởng các đơn vị sử dụng ngân sách.
Thứ hai, chuẩn hóa các bước trong quy trình chi thường xuyên NSNN bảo
đảm tính hiệu quả, cơng bằng, cơng khai và minh bạch. Đổi mới quy trình nghiệp vụ trong cơng tác kiểm sốt chi NSNN qua KBNN theo hướng đơn giản, hiện đại, công khai, minh bạch nhằm kiểm soát chặt chẽ các khoản chi của ngân sách thị xã, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của.
Thứ ba, hồn thiện cơng tác quản lý chi ngân sách phải đi liền với hoàn thiện
chức năng, nhiệm vụ của các Sở, Ban, Ngành, các địa phương có liên quan đến quản lý chi NSNN tỉnh; nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý chi ngân sách.
Thứ tư, hoàn thiện quản lý chi thường xuyên NSNN trên cơ sở tăng cường
công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trước, trong và sau quá trình sử dụng„NSNN.