Phê duyệt dự án đầu tƣ xây dựng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh sơn la (Trang 39 - 41)

6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

1.3. NỘI DUNG QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG BẰNG

1.3.3. Phê duyệt dự án đầu tƣ xây dựng

Sau khi thẩm định xong, các dự án đầu tƣ xây dựng bằng vốn của nhà nƣớc sẽ phải trình lên các cấp có thẩm quyền để phê duyệt bởi bộ máy quản lý.

Bộ máy quản lý đối với dự án đầu tƣ xây dựng bằng nguồn đầu tƣ công là hệ thống các cơ quan nhà nƣớc có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, lợi ích nhất định, đƣợc thành lập theo luật định, nhằm thực hiện nhiệm vụ quản lý đối với dự án, và cùng hoạt động với các cơ quan giám sát của doanh nghiệp. Tuy nhiên, thời điểm hiện tại, thì hoạt động của bộ máy này chủ yếu dựa vào các cơ quan nhà nƣớc (Nguyễn Thị Hồng Minh, 2015).

Để phê duyệt dự án cần có sự tham gia của ba loại cơ quan: Các cơ quan QLNN, cơ quan nhà nƣớc đƣợc uỷ quyền và doanh nghiệp dự án (ban quản lý dự án). Tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu chỉ nghiên cứu về quản lý của nhà nƣớc đối với các dự án chứ không nghiên cứu về nhà nƣớc với tƣ cách là một bên đối tác đầu tƣ trong dự án hay quản lý vi mô đối với dự án. Đồng thời, do đặc thù của bộ máy QLNN đối với DAĐT nên khi phân tích, đánh giá bộ máy QLNN thƣờng tập trung vào các nội dung: sự chun mơn hóa, phân cấp quản lý và phối hợp.

Chun mơn hóa

Chun mơn hóa trong bộ máy quản lý đối với dự án đầu tƣ xây dựng bằng nguồn đầu tƣ công là việc phân chia chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan theo chiều ngang. Để đảm bảo thực hiện các mục tiêu quản lý đối với DAĐT, bộ máy quản lý cần đƣợc chuyên mơn hóa theo chức năng. Do tính đa dạng của cơng việc và tính phức tạp của đối tƣợng quản lý là các dự án đòi hỏi nguồn lực đầu vào lớn và sản phẩm đầu ra phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn (chuẩn bị, lập, thẩm định, tổ chức thực hiện, chuyển giao và kết thúc), liên quan đến nhiều chủ thể khác nhau, vì vậy cần mức độ chun mơn hóa cao các nhiệm vụ, cơng việc trong cơ cấu bộ máy.

Phân cấp quản lý đối với dự án đầu tƣ xây dựng bằng nguồn đầu tƣ công là việc xác định và phân công các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cấp, quy trình và quan hệ giữa các cấp quản lý đối với dự án, là sự ủy quyền của cơ quan đầu não cho các cơ quan, bộ phận cấp dƣới nhằm giảm nhẹ quyền lực của các cơ quan cấp trên, tăng quyền ra quyết định ở cấp dƣới.

Tùy đặc điểm mà các quốc gia có mức độ phân cấp quản lý khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung chức năng, thẩm quyền, trách nhiệm giữa các cấp chính quyền trung ƣơng - địa phƣơng thƣờng đƣợc phân cấp nhƣ sau:

- Cơ quan ban hành luật, nghị định: thông thƣờng đây là trách nhiệm của Quốc hội/ Nghị viện hoặc Chính phủ - cơ quan chịu trách nhiệm cao nhất về thiết lập khung pháp lý cho sự phát triển của các dự án đầu tƣ xây dựng bằng nguồn đầu tƣ công.

- Cơ quan ban hành văn bản hƣớng dẫn, xúc tiến, phê duyệt dự án, kiểm soát sự tham gia của Nhà nƣớc... thƣờng do một Uỷ ban hay trung tâm quốc gia chuyên trách đảm nhiệm.

- Cơ quan quản lý chịu trách nhiệm phát triển đầu tƣ xây dựng bằng nguồn đầu tƣ công.

- Các cơ quan nhà nƣớc chuyên môn khác.

Phối hợp của bộ máy quản lý

Phối hợp của bộ máy quản lý đối với dự án đầu tƣ xây dựng bằng nguồn đầu tƣ cơng là q trình liên kết hoạt động và nguồn lực giữa các cơ quan QLNN, các cấp và các nhà quản lý nhằm đạt đƣợc mục tiêu đề ra. Phối hợp là cần thiết bởi nếu thiếu phối hợp hoặc phối hợp lỏng lẻo thì các cơ quan, bộ phận, cá nhân sẽ thiếu liên kết, các nhiệm vụ và hoạt động dễ bị trùng lặp, chồng chéo hoặc thiếu hụt, không đồng bộ.

Phối hợp trong quản lý đối với dự án đầu tƣ xây dựng bằng nguồn NSNN đƣợc thực hiện giữa các đối tƣợng, quá trình sau:

- Phối hợp giữa các tổ chức, bộ phận, cá nhân quản lý.

- Phối hợp trong các quá trình quản lý.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh sơn la (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)