ĐÁNH GIÁ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh sơn la (Trang 44 - 47)

6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

1.4. ĐÁNH GIÁ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN

VỐN ĐẦU TƢ CÔNG

Nguyễn Hồng Minh (2013) đề ra các tiêu chí đánh giá hệ thống quản lý đối với các dự án bằng nguồn đầu tƣ cơng bao gồm: tính kinh tế, tính hiệu quả, tính hiệu lực và tính cơng bằng. Tuy nhiên bản thân các tác giả ngay trong nghiên cứu này cho rằng tính hiệu quả có nội hàm tƣơng tự nhƣ tính kinh tế (tính kinh tế là có đƣợc hàng hóa dịch vụ có chất lƣợng với mức giá thấp nhất và kịp thời, cịn tính hiệu quả là có mức chi phí đơn vị thấp nhất để đạt đƣợc chất lƣợng nhất định. Về bản chất, cả

tính kinh tế và tính hiệu quả đều thể hiện mối quan hệ giữa chi phí đầu vào và kết quả đầu ra).

Ngồi ba tiêu chí hiệu lực, hiệu quả và cơng bằng thì tính bền vững cũng là một tiêu chí đƣợc sử dụng phổ biến để đánh giá quản lý đối với các dự án đƣợc đầu tƣ bằng nguồn đầu tƣ công – thƣờng là dự án phát triển. Dựa vào khái niệm và các tiêu chí đánh giá quản lý, tổng hợp và so sánh các tiêu chí đánh giá quản lý đối với các dự và kết quả nghiên cứu định tính về quản lý đối với dự án đầu tƣ xây dựng bằng nguồn đầu tƣ công, tác giả cho rằng: đối với phạm vi nghiên cứu thuộc 1tỉnh, nên quản lý các dự án đầu tƣ xây dựng vẫn phải thơng qua các phịng ban của tỉnh – tức là phụ thuộc khá nhiều vào quản lý nhà nƣớc. Tuy nhiên, theo Nguyễn Thị Hồng Minh (2015) thì đối với các dự án thực hiện thơng qua cấp tỉnh thì phải tính thêm ý kiến của các doanh nghiệp thuộc khối tƣ nhân. Do vây, từ những nghiên cứu trƣớc và đề xuất của tác giả, các chỉ tiêu về quản lý dự án bao gồm những nhóm sau:

1.4.1. Hiệu lực

Hiệu lực quản lý đối với dự án đầu tƣ xây dựng thể hiện ở khả năng tác động của nhà nƣớc đến dự án và sự chấp hành của dự án với tƣ cách là đối tƣợng của quản lý. Theo nghĩa rộng, hiệu lực quản lý đối với dự án đầu tƣ xây dựng bằng nguồn đầu tƣ công thể hiện ở việc nhà nƣớc xác định đúng mục đích, mục tiêu quản lý đối với dự án và thực hiện đƣợc các mục đích, mục tiêu đó; dự án thực hiện đúng chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch, tuân thủ chính sách, pháp luật của nhà nƣớc. Theo nghĩa hẹp, hiệu lực quản lý thể hiện ở mối quan hệ giữa kết quả quản lý đối với dự án đã đạt đƣợc với mục tiêu. Các tiêu chí hiệu lực bao gồm:

HL1: Mức độ gia tăng vốn đầu tƣ của khu vực tƣ nhân cho xây dựng hạ tầng HL2: Mức gia tăng số lƣợng dự án

HL3: Mức độ thực hiện đúng định hƣớng, chính sách của dự án HL4: Mức độ đạt mục tiêu của dự án

1.4.2. Hiệu quả

Hiệu quả quản lý đối với các dự án đầu tƣ xây dựng bằng nguồn đầu tƣ công đƣợc thể hiện qua kết quả đạt đƣợc của quản lý đối với dự án so với chi phí bỏ ra để có đƣợc các kết quả đó. Hiệu quả này là cao khi đạt đƣợc các mục tiêu quản lý đề ra với chi phí thấp nhất, hoặc đạt đƣợc kết quả cao nhất với nguồn lực đầu vào nhất định.

Tuy nhiên khó có thể đo lƣờng một cách trực tiếp hiệu quả quản lý đối với dự án đầu tƣ xây dựng bằng nguồn đầu tƣ cơng mà có thể đánh giá gián tiếp thơng qua hiệu quả dự án, thể hiện cụ thể qua các tiêu chí sau:

HQ1: Dự án đem lại lợi ích/ giá trị kinh tế cao hơn so với trƣớc đây HQ2: Mức độ đóng góp của dự án vào phát triển kinh tế xã hội tỉnh

HQ3: Mức độ lãng phí sử dụng vốn nhà nƣớc trong dự án đầu tƣ xây dựng

1.4.3. Phù hợp

Tính phù hợp của quản lý đối với dự án đầu tƣ xây dựng bằng nguồn đầu tƣ công thể hiện ở sự phù hợp trong định hƣớng, chính sách, luật pháp, cơ cấu bộ máy, hệ thống giám sát và đánh giá đối với dự án đầu tƣ xây dựng bằng nguồn đầu tƣ cơng. Các tiêu chí phù hợp cụ thể là:

PH1: Tính nhất quán của định hƣớng phát triển dự án đầu tƣ xây dựng với định hƣớng phát triển chung của ngành hoặc tỉnh.

PH2: Mức độ phù hợp của chính sách, quy định của nhà nƣớc đối với dự án đầu tƣ xây dựng

PH3: Mức độ phù hợp của bộ máy quản lý đối với dự án đầu tƣ xây dựng PH4: Mức độ phù hợp của giám sát và đánh giá đối với dự án đầu tƣ xây dựng

1.4.4. Bền vững

Tính bền vững trong quản lý đối với dự án đầu tƣ xây dựng bằng nguồn đầu tƣ công thể hiện ở tác động tích cực ổn định, lâu dài của quản lý đối với dự án và cân

bằng lợi ích giữa các chủ thể (công bằng trong đối xử với các nhà đầu tƣ tƣ nhân; cân bằng lợi ích giữa nhà nƣớc, nhà đầu tƣ, ngƣời sử dụng dịch và các bên khác có liên quan). Các tiêu chí bền vững cụ thể là:

BV1: Mức độ cân bằng trong phân bổ lợi ích, rủi ro giữa các bên liên quan dự án BV2: Mức độ ổn định của chính sách, quy định đối với dự án đầu tƣ xây dựng BV3: Năng lực của các bên tham gia dự án đƣợc nâng cao

BV4: Dự án đầu tƣ xây dựng góp phần ngày càng tăng trong phát triển địa phƣơng.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh sơn la (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)