Đánh giá chung về thực trạng quản lý kinh doanh nước sạch của Công

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý kinh doanh nước sạch của công ty cổ phần nước sạch quảng ninh (Trang 91)

6. Kết cấu luận văn

2.4. Đánh giá chung về thực trạng quản lý kinh doanh nước sạch của Công

Công ty Cổ phần Nước sạch Quảng Ninh

2.4.1 Những thành cơng

Dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, các bộ ngành trung ương với chức năng quản lý nhà nước đã không ngừng đổi mới thể chế, cơ chế chính sách đối với cấp nước đơ thị, từ tham mưu cho Chính phủ, xây dựng về chiến lược, quy hoạch, định hướng phát triển, thi hành luật tài nguyên nước, tăng cường quản lý, phân cấp đô thị; đến ban hành các hướng dẫn nguyên tắc, phương pháp xác định giá, khung giá nước, cải cách hành chính, phân cấp quản lý, xố bỏ chủ quản đối với doanh nghiệp... Thành cơng nhất đối với đổi mới là Chính phủ đã ban hành nghị định 124/2011/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2011 về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch. Nghị định ra đời tạo ra khung pháp lý nhằm định hướng cho hoạt động, quy định rõ về công tác quy hoạch vùng, quy hoạch, đô thị; đầu tư phát triển cấp nước; đấu nối và hợp đồng dịch vụ cấp nước; giá nước sạch; quyền và nghĩa vụ của đơn vị cấp nước, khách hàng sử dụng nước; đảm bảo an toàn và quản lý nhà nước về cấp nước.

UBND tỉnh Quảng Ninh đã căn cứ vào cơ chế chính sách của Nhà nước, thực hiện việc đổi mới từ cải cách hành chính, xố bỏ chế độ chủ quản đối với doanh nghiệp, phân cấp quản lý cho các sở, ban ngành, uỷ ban nhân dân, đổi

mới doanh nghiệp cấp nước, bàn giao hệ thống cấp nước các huyện và thẩm định trình duyệt phương án giá nước... Đó là sự trăn trở tìm tịi hướng đổi mới của chính quyền các cấp và Công ty Cổ phần Nước sạch Quảng Ninh, góp phần đổi mới và thực hiện chính sách để ngành nước Quảng Ninh phát triển phù hợp với nền kinh tế thị trường và tiến trình đơ thị hố.

- Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh nước sạch: Công ty Cổ phần

Nước sạch Quảng Ninh là một doanh nghiệp nhà nước duy nhất hoạt động cấp nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Trên 7 năm hoạt động (2013) và trưởng thành, cơng ty đã có nhiều cố gắng trên lĩnh vực cấp nước sạch đô thị, nhất là trong thời kỳ đổi mới.

- Giảm tỷ lệ thất thốt theo lộ trình. Hiện nay tỉ lệ thất thốt chung của tồn cơng ty là 44,2%. Kế hoạch đề ra đến năm 2020 tỉ lệ thất thốt cịn 32% và đến năm 2022 tỉ lệ thất thoát là 20%.

- Cơ cấu tổ chức quản lý và khả năng vận hành hệ thống cấp nước: Hệ thống cấp nước đô thị Quảng Ninh hiện nay chủ yếu do Công ty Cổ phần Nước sạch Quảng Ninh quản lý.

Công ty Cổ phần Nước sạch Quảng Ninh có nhiệm vụ thành lập bộ máy tổ chức để phát triển sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch: lập dự án đầu tư nhà máy mới trình uỷ ban nhân dân tỉnh, nâng cơng suất nhà máy hiện có, đầu tư mở rộng mạng đường ống nhằm phát triển khách hàng... Tổ chức sản xuất nước, cung cấp ổn định dịch vụ cấp nước cho khách hàng đảm bảo số lượng và chất lượng theo hợp đồng dịch vụ cấp nước.

Nhìn chung, tổ chức quản lý và khả năng vận hành hệ thống cấp nước đô thị do Công ty Cổ phần Nước sạch Quảng Ninh đảm trách đã không ngừng trưởng thành và phát triển, đào tạo nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ công nhân kỹ thuật, công nhân vận hành; tổ chức sản xuất, quản lý tương đối hợp lý; làm chủ dây chuyền cơng nghệ hiện đại; tìm biện pháp giảm

thất thoát, thất thu và tỷ lệ đã giảm thấp hơn mức trung bình của cả nước; cải thiện tình hình cấp nước sạch sinh hoạt về sản lượng sản xuất, nâng cao chất lượng. Điều đó chức tỏ, trong những năm qua Cơng ty đã hoàn thành nhiệm vụ cấp nước sạch đô thị trên địa bàn công ty phục vụ.

2.4.2 Những hạn chế tồn tại và nguyên nhân

a) Những hạn chế tồn tại

+ Hạn chế về xây dựng chiến lược và chính sách kinh doanh nước sạch

Thời gian xây dựng chiến lược và chính sách kinh doanh nước sạch thường chậm do hệ thống thông tin báo cáo chưa hồn chỉnh. Chính vì cơng tác trao đổi, báo cáo thơng tin giữa các phịng ban, xí nghiệp chưa thuận tiện nên làm chậm tiến độ của công tác chiến lược và chính sách kinh doanh nước sạch dẫn đến ảnh hướng tới việc điều hành sản xuất.

Công tác điều chỉnh kế hoạch chỉ đơn thuần là điều chỉnh về mục tiêu của kế hoạch mà chưa chú trọng điều chỉnh về tổ chức, phân công nhiệm vụ, bố trí các nguồn lực. Đây là biện pháp nên tiến hành cuối cùng khi khơng cịn cách nào khác. Nếu Công ty tiến hành điều chỉnh các hoạt động, phân bổ các nguồn lực cho hợp lý thì vẫn có thể đảm bảo đạt được mục tiêu đề ra mà không cần phải điều chỉnh các chỉ tiêu kế hoạch. Do vậy mà khi có những thay đổi từ phía mơi trường tác động tới khả năng thực thi của kế hoạch thì Cơng ty có thể tiến hành điều chỉnh từ trong nội bộ trước khi điều chỉnh các chỉ tiêu kế hoạch.

Ngồi ra, cơng tác quy hoạch hoạt động cấp nước ở Quảng Ninh chưa được quan tâm đúng mức. Thực sự đến nay Quảng Ninh chưa có quy hoạch đồng bộ của cấp nước đô thị, kể cả quy hoạch tổng thể. Do đó, việc hình thành các nhà máy nước nhất là các hệ thống đường ống thiếu căn cứ khoa học mang tính nhất thời, khơng đồng bộ với quy hoạch xây dựng, quy hoạch giao thông, dẫn đến việc di chuyển đường ống thường xuyên gây lãng phí, tốn

kém cho hệ thống cấp nước là điều hiển nhiên; lỗi thuộc về cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh.

+ Hạn chế về tổ chức quản lý kinh doanh nước sạch

- Mạng lưới chuyền tải và phân phối nước: mạng lưới chuyển tải chủ yếu

nhập từ nước ngoài đảm bảo tiêu chuẩn; mặt khác mức độ mở rộng mạng lưới chỉ bó hẹp ở nội thành, nội thị, hạn chế khả năng khai thác công suất của các nhà máy vì khơng mở rộng được lượng khách hàng ra vùng ngoại thành, ngoại thị. Ở các huyện, số đường ống của các dự án chủ yếu do trong nước sản xuất, chất lượng khơng đảm bảo, kích cỡ giữa các loại ống không đồng bộ, nhanh xuống cấp và không phù hợp với công suất các trạm cấp nước. Nhìn chung mạng lưới chưa thật hợp lý, chức năng của mạng truyền dẫn, mạng phân phối chồng chéo, thiếu quy hoạch dài hạn...

- Nguồn vốn đầu tư hệ thống cấp nước: nguồn vốn đầu tư phát triển hệ

thống cấp nước Công ty Cổ phần Nước sạch Quảng Ninh thực tế chỉ có hai nguồn, vốn ngân sách cấp và vốn vay, vốn tự có và vốn khác khơng đáng kể. Nguồn vốn đầu tư hệ thống cấp nước là 213.210 triệu đồng thì vốn ADB chiếm 63,4%. Việc phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn ADB có những bất cập, thứ nhất vốn đối ứng, tức là phần vốn trong nước tham gia trong từng chương trình, dự án được cam kết giữa Việt Nam và phía nước ngồi trên cơ sở hiệp định, văn kiện dự án, quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền; thứ hai, vốn đối ứng phải lập kế hoạch hàng năm và về nguyên tắc, vốn đối ứng thuộc chương trình, dự án cấp nào thì cấp đó xử lý bằng ngân sách cấp đó. Đây là khó khăn về cân đối ngân sách đối với Quảng Ninh, một tỉnh thu ngân sách chỉ đạt 30-40% so với tổng chi.

+ Hạn chế về đánh giá quản lý kinh doanh nước sạch

- Hiện nay cơng ty chỉ có 85% khách hàng có đồng hồ hoạt động.Số cịn lại chưa được lắp đặt vì nhiều nguyên nhân. Trong số những đồng hồ lắp đặt

công ty lại sử dụng nhiều loại của nhiều nước, chất lượng khác nhau nên sự đo đếm không được đồng bộ chính vì vậy rất khó khăn cho các nhân viên khu vực trong cơng tác kiểm sốt cung ứng sản phầm của công ty, chống thất thốt sản phẩm. Bên cạnh đó, do cơng ty chưa lắp được đồng hồ để đo lượng nước cung cấp cho từng Xí nghiệp KDNS từng khu vực, nên khơng quản lý được sự thất thu, thất thoát của từng xí nghiệp là bao nhiêu, thuộc khu vực nào.

- Hệ thống cấp thoát nước tại nhiều đô thị trên địa bàn thành phố với nhiều tuyến cống xuống cấp nên khả năng tiêu thoát kém, chỉ đáp ứng khoảng 80% nhu cầu thoát nước. Cơ sở hạ tầng thốt nước đơ thị vẫn còn rất nhỏ bé về quy mô, lạc hậu về công nghệ và đang xuống cấp do xây dựng đã từ lâu. Hơn nữa, hệ thống này thường được xây dựng một cách tự phát, không đồng bộ cùng với phát triển đơ thị dẫn đến tình trạng ngập úng cục bộ. Đầu tư từ NSNN cho cấp nước, thoát nước sinh hoạt đô thị ngày càng hạn chế, không đáp ứng được nhu cầu, trong khi khu vực kinh tế tư nhân chưa mặn mà với các dự án trong lĩnh vực này.

- Nước sạch được coi là sản phẩm tiêu dùng thiết yếu và là tài nguyên quý giá cần phải được tiết kiệm. Do nhu cầu sử dụng của người dân ngày một tăng cao do sự phát triển đơ thị. Có những hộ dân sử dụng nước sạch rất lãng phí đặc biệt chưa xóa bỏ triệt để chế độ nước khốn tại các nhà hàng, cơ quan, tổ chức dẫn đến tinh hình lãng phí nước ở khu vực này nhưng lại thiếu nước ở khu vực khác. Trước tình trạng này công ty vẫn chưa triển khai các biện pháp tuyên truyền cho người dân trên địa bàn quận về việc sử dụng tiết kiệm nước sạch.

- Hệ thống đánh giá quản lý kinh doanh nước sạch không được hoạch định một cách dài hạn, việc đánh giá một cách tồn diện lợi ích và mong muốn của các bên hữu quan chưa được thực hiện đúng mức. Vì vậy giữa

quyền lợi và nghĩa vụ của các bên chưa thật rõ ràng. Điều này dẫn đến làm suy yếu động cơ và sử dụng các tài nguyên kém hiệu quả.

- Hệ thống thu thập, phân tích, xử lý thơng tin từ môi trường chưa được tổ chức thường xuyên và thiếu chuyên nghiệp. Chưa tập trung đầu tư nhân sự và phương tiện cho công tác này; Thông tin từ đối thủ, từ khách hàng, thông tin dự báo thiếu cập nhật và tiến hành phân tích, xử lý kịp thời dẫn đến các quyết định quản trị kém hiệu quả.

- Phương pháp đánh giá quản lý kinh doanh nước sạch chưa khoa học, các công cụ, các mơ hình chưa được vận dụng đúng đắn dẫn đến việc xây dựng, lựa chọn triển khai đánh giá quản lý kinh doanh nước sạch thiếu cơ sở khoa học.

Những phân tích trên cho thấy cần thiết phải xây dựng một hệ thống quản lý kinh doanh nước sạch làm cơ sở định hướng cho các hoạt động của tồn Cơng ty nhằm khai thác có hiệu quả các tài nguyên sẵn có, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nước sạch, đảm bảo sự phát triển bền vững.

+ Hạn chế khác

- Công suất các nhà máy, các trạm cấp nước: công suất các nhà máy,

các trạm cấp nước cũng bộc lộ một số hạn chế nhất định. Theo kết quả khảo sát đánh giá của Công ty Cổ phần Nước sạch Quảng Ninh, việc đầu tư cấp nước đô thị chưa thật đồng bộ nhất là giữa phần mạng và phần nguồn, chỉ quan tâm đến phần nguồn là chủ yếu, phần mạng cải tạo không triệt để vẫn dùng một số đường ống cũ. Dự án cấp nước của các huyện tổng công suất 14.660 m3/ngày; nhiều dự án có cơng nghệ xử lý cũ kỹ, thiết bị lạc hậu, đặc biệt kiến trúc cơng trình, quy hoạch mặt bằng tổng thể trạm cấp nước khơng phù hợp với cảnh quan đơ thị; có dự án khơng có hệ thống xử lý lắng lọc, khử trùng nên chất lượng nước kém.

- Cơ chế, chính sách tài chính chưa phù hợp, khó thực hiện, đặc biệt là chính sách giá nước và chính sách huy động các nguồn vốn để đầu tư xây dựng dự án: Những chính sách về quản lý và phát triển ngành cấp nước nói chung và cấp nước đơ thị nói riêng, nhất là chính sách tài chính cịn chung chung, chẳng hạn như thông tư 104/2004/TTLT quy định về chi phí quản lý doanh nghiệp trong đó có tiền lương, phụ cấp... của bộ máy quản lý nhưng lại không khống chế số lượng người là bao nhiêu, gây khó khăn cho liên ngành khi thẩm định phương án giá nước của doanh nghiệp; hoặc chính sách giá nước chưa phù hợp, mặc dù Bộ Xây dựng và Hội Cấp thoát nước Việt Nam đã tổ chức rất nhiều hội thảo trong nước và quốc tế để có cơ sở ban hành văn bản quy phạm pháp luật; nhưng khi thông tư 104/TTLT và nghị định 117/CP ra đời nguyên tắc tính giá nước là “tính đúng, tính đủ chi phí, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, khách hàng và để doanh nghiệp duy trì và phát triển” nhưng đến nay nhiều địa phương vẫn không thực hiện đúng.

- Sự tham gia của cộng đồng trong công tác đầu tư, quản lý và bảo vệ hệ thống dịch vụ cấp nước: Hiện nay ở Công ty Cổ phần Nước sạch Quảng Ninh trong huy động vốn đầu tư gần như không có, ngồi số vốn đầu tư ứng trước (bỏ vốn ra đầu tư và thu hồi vốn sau) của cụm dân cưở khu vực nào đó đầu tư hệ thống đường ống phân phối mạng cấp III, xuất phát từ một vài người có tiền mà nhà của họ ở khu vực đó. Lý do, bỏ vốn đầu tư cấp nước không hiệu quả, thu hồi vốn chậm, nhà nước chưa có chính sách sách khuyến khích huy động nguồn vốn đầu tư từ cộng đồng. Mức độ khó huy động vốn cịn tồn tại cùng với sự tồn tại bất hợp lý của giá nước chưa được giải quyết.

- Quản lý tài nguyên nước và phát triển hệ thống cấp nước: Nguồn nước

chủ yếu sử dụng là nước mặt và nước ngầm. Nguồn nước mặt thực tế ở Công ty Cổ phần Nước sạch Quảng Ninh không thật dồi dào, hiện tượng khai thác bừa bãi rừng, khơng giữ được nước và làm cho xói mịn đất nhanh, gây nên

hiện tượng bồi lấp dịng sơng, nhiều vùng đồng bằng thiếu nước, vùng biển nhiễm mặn. Nguồn nước ngầm ở Quảng Ninh không nhiều, tập trung chủ yếu ở đồng bằng; mặt khác việc khoan giếng bừa bãi thiếu quy hoạch, gây hiện tượng sụt lở đất làm cho nước ngầm ngày càng khan hiếm và ô nhiễm.

Những năm gần đây môi trường nước bị ô nhiễm nặng nề do nhiều nguyên nhân, sự lạm dụng phân hoá học, thuốc trừ sâu, các chất thải công nghiệp không qua xử lý ngày càng lớn gia tăng cùng với sự gia tăng tốc độ phát triển đô thị; rất nhiều vùng có biểu hiện suy thoái về chất lượng nước. Công tác quản lý tài nguyên nước ở Quảng Ninh chưa được các ngành, các cấp quan tâm đúng mức, tình trạng bng lỏng quản lý kéo dài tác động xấu đến nguồn nước.

- Cơ cấu tổ chức quản lý và khả năng vận hành hệ thống cấp nước

Về cơ cấu tổ chức quản lý chưa rõ ràng, chưa có một cơ cấu thống nhất. Cơng ty Cổ phần Nước sạch Quảng Ninh (thuộc tỉnh) hiện nay quản lý 08 nhà máy nước. Tuy nhiên, Khả năng vận hành cấp nước đơ thị cịn nhiều bất cập, nhất là tại các trạm cấp nước thuộc huyện quản lý. Thực tế cho thấy ở các trạm do khơng có bộ phận chun mơn, kỹ thuật cũng như khả năng quản lý nên khi đi vào vận hành sản xuất kinh doanh nước sạch không hiệu quả, cơng trình xuống cấp rất nhanh, nhiều trạm phải ngừng hoạt động. Công ty Cổ phần Nước sạch Quảng Ninh chưa năng động trong điều hành sản xuất, huy động vốn đầu tư dự án; cơng tác chống thất thốt nước mới chú trọng trong khâu quản lý chứ chưa chú trọng nhiều đến đầu tư chiều sâu, phân vùng tách mạng, cải tạo và thay thế hệ thống ống; chưa đào tạo được đội ngũ cán bộ công nhân

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý kinh doanh nước sạch của công ty cổ phần nước sạch quảng ninh (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)