Tổ chức thực hiện quản lý kinh doanh nước sạch

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý kinh doanh nước sạch của công ty cổ phần nước sạch quảng ninh (Trang 28 - 37)

6. Kết cấu luận văn

1.2 Nội dung quản lý kinh doanh nước sạch của các doanh nghiệp kinh

1.2.2. Tổ chức thực hiện quản lý kinh doanh nước sạch

* Quản lý sản xuất nước sạch:

Sơ đồ 1.1. Quy trình sản xuất nước sạch

(Nguồn: Đỗ Quốc Bình (2013), Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh nước sạch của doanh nghiệp)

Đầu tiên, nước thô được bơm từ 36 giếng khoan vào hệ thống ống góp & truyền tải (Dn 200- Dn1000mm, chiều dài khoảng 9km) trước khi phân phối lên giàn mưa (KT: 27.2x5x8.6mx2ĐN) bằng 04 ống đứng Dn400mm. Tại đây nước được làm thống, giải phóng CO2 và tăng lượng oxy hịa tan, đồng thời tại đây q trình oxy hóa Fe2+

và Mn2+ xảy ra nhưng với tốc độ chậm do pH thấp:

4Fe2+ + 8HCO3 + O2 + H2O →4Fe(OH)3↓ + 8H+ + 8HCO3- Mn(HCO3)2+ O2 + 6H2O → 2Mn(OH)4 + 4H+ + 4HCO3-

Nước thô sau khi qua giàn mưa tiếp tục được đưa vào bể trộn bằng đường ống thép Dn600mm theo hướng từ đáy bể trộn lên, Tại đây nước thô trộn đều với các hóa chất: Vơi, Chlor, Polymer (vôi làm tăng pH tạo môi trường cho q trình oxy hóa Fe2+

và Mn2+ xảy ra nhanh, chlor cũng được dùng làm chất oxy hóa Fe2+

và Mn2+, Polymer có tác dụng hỗ trợ lắng giúp quá trình lắng xảy ra nhanh hợn, bể lắng hoạt động hiệu quả hơn).

2 Fe2+ + Cl2 + 6H2O→2Fe(OH)3 + 2Cl- + 6H+ Mn2+ + Cl2 + 2H2O →MnO2 + 2Cl-

+ 4H+

Nước thô sau khi đã trộn đều với hóa chất sẽ được đưa sang bể lắng ngang tiếp xúc (KT: 27x4x4.6mx4 bể). Tại đây q trình oxy hóa Fe2+

và Mn2+ được hồn thành và cặn thơ sẽ được giữ lại bể lắng.

Nước sau khi lắng, qua máng thu nước, phân phối vào bể lọc nhanh (KT: 4.5x4x4.6mx12 bể). Tại đây vật liệu lọc (là cát thạch anh) sẽ giữ cặn nhỏ còn lại, nước sạch được đưa về bể chứa.Trên đường về bể chứa (KT:40x25x5mx2 bể), nước thô sau khi xử lý được châm thêm Clor (để khử trùng) và Fluor (để ngừa sâu răng).

Cuối cùng nước sạch sau khi xử lý đảm bảo tiêu các chuẩn nước sạch được bơm vào mạng lưới tiêu thụ thông qua trạm bơm cấp II hoạt động với 3 bơm, công suất mỗi bơm 1.250m3

- Tổ chức sản xuất là xác định phương án bố trí nhà xưởng, dây chuyền cơng nghệ, máy móc thiết bị một cách hợp lý, nhằm đảm bảo chất lượng, hiệu quả, đồng thời phải tính đến các yếu tố các yếu tố xã hội.

- Mục tiêu của bố trí sản xuất là tìm kiếm, xác định một phương án bố trí hợp lý, đảm bảo cho hệ thống sản xuất hoạt động có hiệu quả cao, thích ứng nhanh với thị trường. Bố trí sản xuất trong doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng, nó vừa ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động hàng ngày, lại vừa có tác động lâu dài trong quá trình phát triển sản xuất kinh doanh nước sạch của các doanh nghiệp. Cụ thể:

+ Bố trí đúng sẽ tạo ra năng suất, chất lượng cao hơn, nhịp độ sản xuất nhanh hơn, tận dụng và huy động tối đa các nguồn lực vật chất vào sản xuất nhằm thực hiện những mục tiêu kinh doanh nước sạch của doanh nghiệp.

+ Bố trí sản xuất ảnh hưởng trực tiếp, mạnh mẽ đến chi phí và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh nước sạch của các doanh nghiệp.

+ Trong nhiều trường hợp, sự thay đổi bố trí sản xuất sẽ dẫn đến những vấn đề tâm lý không tốt, gây ảnh hưởng xấu đến năng suất lao động.

- Bố trí sản xuất nước sạch phải phù hợp với nguốn nước:

+ Nếu là nguồn nước ngầm: Cần phải có sự đánh giá trử lượng nước

ngầm, chất lượng nước và công nghệ xử lý phù hợp.

+ Nếu là nước mặt: cần có sự đánh giá về chế độ thủy văn của Sông, suối, chất lượng nước mặt. Nguồn nước phải ưu tiên lấy từ đầu nguồn cách xa sự ơ nhiểm có thể gây ra. Bố trí sản xuất nước sạch là loại hình sản xuất liên tục. Máy móc thiết bị được sắp đặt theo một đường cố định hình thành các dây chuyền. Việc bố trí sản xuất phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: không gian nhà xưởng, các hoạt động tác nghiệp khác trong cùng một nhà xưởng, việc lắp đặt thiết bị, việc vận chuyển nguyên vật liệu.

Lập kế hoạch các nguồn lực bao gồm việc xác định kế hoạch tổng hợp về nhu cầu sản xuất, trên cơ sở đó lập kế hoạch về nguồn lực sản xuất nói chung và kế hoạch về bố trí lao động, sử dụng máy móc thiết bị, kế hoạch chi tiết về mua sắm nguyên vật liệu... nhằm đảm bảo sản xuất diễn ra liên tục, với chi phí thấp nhất.

Kế hoạch nguồn lực sản xuất nước sạch được lập căn cứ vào công suất thiết kế của HTCN, mỗi nhà máy tùy vào nguồn nước ngầm hay nước mặt dùng để sản xuất mà có các kế hoạch nguồn lực khác nhau. Hiện nay các định mức tiêu hao để sản xuất 1m3 nước sạch do Bộ xây dựng ban hành. Các Công ty sản xuất nước sạch căn cứ để xây dựng mức tiêu hao cụ thể cho đơn vị mình cho phù hợp. Bao gồm các định mức về: Nguyên liệu, vật liệu chính, Điện năng, Nhân công lao động cụ thể được qui định theo quyết định số: 14 /2004/QĐ-BXD ngày 14/05/2004 của Bộ xây dựng như sau:

* Điều độ sản xuất nước sạch

- Điều độ sản xuất là bước tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất đã đặt ra, là toàn bộ các hoạt động xây dựng lịch trình sản xuất, điều phối phân giao các cơng việc cho từng người, nhóm người, từng máy và sắp xếp thứ tự các công việc ở từng nơi làm việc nhằm đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ đã xác định trong lịch trình sản xuất trên cơ sở sử dụng có hiệu quả khả năng sản xuất hiện có của doanh nghiệp. Điều độ sản xuất nước sạch là quá trình xác định rõ trách nhiệm, chức năng của từng người, từng công đoạn sản xuất, nhằm đảm bảo sản xuất theo đúng kế hoạch đã vạch ra.

- Quá trình điều độ sản xuất nước sạch bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

+ Xây dựng lịch trình sản xuất, bao gồm các công việc chủ yếu là xác định số lượng và khối lượng công việc, thời điểm bắt đầu và kết thúc của từng công việc, cũng như thứ tự thực hiện các cơng việc.

+ Dự tính số lượng máy móc thiết bị, nguyên liệu và lao động cần thiết để hồn thành khối lượng sản phẩm hoặc các cơng việc đã đưa ra trong lịch trình sản xuất.

+ Điều phối, phân giao công việc và thời gian phải hoàn thành trong những khoảng thời gian nhất định cho từng bộ phận, từng người.

+ Theo dõi quan trắc chế độ thủy văn của nguồn nước sản xuất, phát hiện những biến động ngồi dự kiến có nguy cơ dẫn đến mực nước khai thác khơng an tồn.

- Bộ phận điều độ là một bộ phận chính của tổ chức quản lý hệ thống cung cấp nước có nhiệm vụ sau:

+ Điều khiển sự làm việc đồng bộ và liên tục giữa các khâu và các cơng trình trong tồn bộ hệ thống.

+ Đảm bảo chế độ làm việc bình thường của từng khâu và từng cơng trình

+ Kiểm tra việc thực hiện vi phạm, qui trình sản xuất, kỹ thuật an tồn kể cả đối với các thiết bị điện.

- Tùy theo qui mơ và q trình cơng nghệ của hệ thống bộ phận điều độ có thể tổ chức thành từng phòng, tổ hoặc cá nhân thường trực theo các ca sản xuất đặt dưới sự điều khiển của cán bộ có trình độ đại học về cấp nước nắm vững được sự hoạt động của từng khâu và từng cơng trình trong tồn bộ hệ thống.

- Hàng ngày bộ phận điều độ cần nghiên cứu: Biểu đồ hoạt động của máy, ghi nhu cầu tiêu thụ để đảm bảo cơng suất thiết kế của cơng trình; tính tốn phân phối lưu lượng nước vào các cơng trình và mực nước trong cơng trình.

- Bảo đảm sự hoạt động nhịp nhàng và liên tục của tất cả công việc trong các khâu sản xuất trong các cơng trình. Vạch biểu đồ cơng tác các máy

móc cơng trình và biểu đồ phát nước, phân tích các hư hỏng và góp phần xây dựng các biện pháp nâng cao mức độ an toàn làm việc của các khâu trong hệ thống; Điều độ viên được phép sửa đổi biểu đồ công tác; Điều độ viên phải nắm vững các thông số cơ bản trong các cơng trình, các máy móc chủ yếu các chỉ số thiết bị kiểm tra đo lường (áp lực, lưu lượng, mực nước,...vv)

* Kiểm tra hệ thống sản xuất nước sạch.

- Để kiểm tra hệ thống sản xuất nước sạch thì trong từng công đoạn người ta thường lắp đặt các hệ thống đo lường để kiểm tra giám sát các thông số như: Lưu lượng nước vào, ra, áp lực bơm nước và các hệ thống định lượng hóa chất nhằm kiểm sốt chất lượng

- Chất lượng nước sạch có ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng vì vậy cần phải có qui trình kiểm tra chặt chẽ. Quản lý chất lượng trong sản xuất là một yếu tố mang ý nghĩa sống còn đối với doanh nghiệp cấp nước. Để sản xuất sản phẩm ra với chi phí sản xuất thấp, chất lượng cao đáp ứng được những mong đợi của khách hàng thì hệ thống sản xuất của các doanh nghiệp phải có chất lượng cao và thường xuyên được kiểm sốt.

- Hệ thống cơng cụ thống kê và kỹ thuật thống kê góp phần đảm bảo cho hệ thống sản xuất được kiểm soát chặt chẽ và thường xuyên có khả năng thực hiện tốt những mục tiêu chất lượng đã đề ra. Chế độ kiểm tra chất lượng nước trong từng công đoạn xử lý theo qui định như sau:

- Sửa chữa máy móc thiết bị: Căn cứ vào lý lịch, hồ sơ thiết kế của cơng trình bộ phận quản lý tiến hành lập kế hoạch định kỳ để bảo dưỡng máy móc thiết bị và phải có các máy móc thiết bị dự phịng.

* Tổ chức quản lý phân phối và tiêu thụ nước sạch

Tổ chức tiêu thụ là hoạt động quản lý tiêu thụ nhằm thiết lập một hệ thống các vị trí cho mỗi cá nhân, bộ phận sao cho các cá nhân và bộ phân đó có thể phối hợp với nhau một cách tốt nhất để thực hiện mục tiêu chủ yếu là

bán hết các sản phẩm với doanh thu tối đa và chi phí kinh doanh nước sạch cho hoạt động tiêu thụ là tối thiểu.

Tổ chức tiêu thụ có vai trị đặc biệt quan trọng đối với hiệu quả kinh doanh nước sạch của mỗi doanh nghiệp nói riêng và tính xă hội nói chung.

Nhiệm vụ chủ yếu của tổ chức tiêu thụ:

Chủ động từ việc nghiên cứu thị trường , xác định đúng đắn cầu của thị trường và cầu của bản thân doanh nghiệp đang hoặc sẽ có khả năng sản xuất để quyết định đầu tư tối ưu.

Chủ động tiến hành các hoạt động quảng cáo cần thiết nhằm giới thiệu và thu hút khách hàng.

Tổ chức công tác bán hàng cũng như các hoạt động yểm trợ nhằm bán được nhiều hàng hóa với chi phí kinh doanh nước sạch cho hoạt động bán hàng thấp nhất.

Đáp ứng tốt nhất các dịch vụ sau bán hàng.

* Nghiên cứu dự báo nhu cầu sử dụng nước sạch.

Mục đích của việc nghiên cứu, dự báo nhu cầu dùng nước sạch là điều tra, phân tích các yếu tố như: số liệu về dân số, quy mô công nghiệp, dịch vụ và tiêu chuẩn cấp nước, từ đó nghiên cứu tính tốn thỏa mãn các nhu cầu dùng nước cho các mục đích như sau:

- Nước dùng cho sinh hoạt (ăn uống, tắm rửa, giặt rũ,...) trong các nhà ở và trong các XN công nghiệp.

- Nước dùng để tưới đường, quảng trường, vườn hoa, cây cảnh,...

- Nước dùng để sản xuất của các XN cơng nghiệp đóng trong địa bàn khu vực đó.

- Nước dùng để chữa cháy.

- Nước dùng cho các nhu cầu đặc biệt khác (kể cả nước dùng cho bản thân nhà máy nước, nước dùng cho các hệ thống xử lý nước thải, nước dò rỉ và nước dự phòng cho các nhu cầu khác chưa tính hết được...).

Để tính tốn và dự báo nhu cầu sản xuất nước sạch cần phải dựa vào tiêu chuẩn dùng nước: Tiêu chuẩn dùng nước là lượng nước bình qn tính cho một đơn vị tiêu thụ trên một đơn vị thời gian hay một đơn vị sản phẩm, tính bằng lít/người-ngày, lít/người-ca sản xuất hay lít/đơn vị sản phẩm. Tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt cho khu dân cư có thể xác định theo đối tượng sử dụng nước, theo mức độ trang bị thiết bị vệ sinh (mức độ tiện nghi) hay theo số tầng nhà.

Bảng 1.1. Tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt theo đối tượng sử dụng

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG TIÊU CHUẨN BÌNH QUÂN (l/người-ngày)

- Thành phố lớn, thành phố du lịch, nghỉ mát, khu

công nghiệp lớn 200 – 250

- Thành phố, thị xã vừa và nhỏ, khu công nghiệp nhỏ 150 – 200 - Thị trấn, trung tâm công nông nghiệp, công ngư

nghiệp 80 – 120

- Nông thôn 25 – 50

(Nguồn: Trần Hiếu Nhuệ (2012), Giáo trình cấp thốt nước)

Tiêu chuẩn dùng nước cho sản xuất của các xí nghiệp cơng nghiệp được xác định theo đơn vị sản phẩm (1 tấn kim loại, 1 tấn sợi, 1 tấn lương thực,...) do các chuyên gia cơng nghệ, thiết kế hay quản lý các xí nghiệp cơng nghiệp đó cung cấp hoặc có thể tham khảo các tài liệu đã có về ngành cơng nghiệp đó với cùng một qui trình cơng nghệ và cơng suất tương tự. Tuy nhiên cùng một loại xí nghiệp nhưng do dây chuyền công nghệ và trang thiết bị khác nhau, lượng nước dùng cho nhu cầu sản xuất có thể khác nhau. Mặt khác, khi lập kế hoạch cho một khu cơng nghiệp nào đó thì các số liệu về cơng suất của các xí nghiệp trong các khu công nghiệp cũng như qui trình cơng nghệ của nó thường chưa có; do đó tiêu chuẩn nước cho các ngành sản xuất có thể tính sơ bộ qua độ lớn về diện tích đất được qui hoạch cho từng loại ngành.

Bảng 1.2. Tiêu chuẩn dùng nước cho nhu cầu sản xuất

NGÀNH SẢN XUẤT ĐƠN VỊ ĐO TIÊU CHUẨN (m3/1 đơn vị đo)

Nước làm lạnh trong các nhà máy nhiệt điện 1000 KW/h 3-5 Nước cấp cho nồi hơi nhà máy nhiệt điện 1000 KW/h 0,015 - 0,04

Khai thác than 1 tấn than 0,2 - 0,5

Làm giàu than 1 tấn than 0,3 - 0,7

Nước vận chuyển than theo máng 1 tấn than 1,5 - 3,0

Làm nguội lò Mactanh 1 tấn thép 13 – 43

Các xưởng cán cống, đúc thép 1 tấn thép 6 – 25 Nước để xây các loại gạch 1000 viên 0,1 - 0,2 Nước rửa sỏi, cát để đổ bêtông 1 m3 1 - 1,5 Nước phục vụ để đổ 1 m3 bêtông 1 m3 2,2 - 3,0 Nước để sản xuất gạch ngói 1000 viên 0,7 - 1,2 Các nhà máy cơ khí với động cơ điêze m3/ha-giờ l 30 – 140 Các nhà máy cơ khí khơng có động cơ điêzel m3/ha-giờ 5 -11

Nhà máy xà phòng m3/ha-giờ 9 – 30

Dệt nhuộm m3/ha-giờ 30 – 43

Chế biến sữa dùng nước tuần hoàn m3/ha-giờ 32 – 42

Chế biến nông sản m3/ha-giờ 35 – 47

Chế biến thực phẩm m3/ha-giờ 25 – 42

Sản xuất ôxy m3/ha-giờ 25 – 42

Sản xuất, chế biến giấy (25 M3/t) m3/ha-giờ 25 – 27

Xí nghiệp bánh kẹo m3/ha-giờ 3 – 6

Dệt sợi m3/ha-giờ 1,2

Nhà máy đường hiện đại m3/ha-giờ 0,24

Nhà máy in sách báo m3/ha-giờ 1,4 – 2

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý kinh doanh nước sạch của công ty cổ phần nước sạch quảng ninh (Trang 28 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)