Nguyên tắc xác định và ghi nhận doanh thu

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần nhà và thương mại dầu khí (Trang 29 - 32)

7. Kết cấu của luận văn

1.2 Kế tốn doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh dưới góc độ kế tốn

1.2.1.1 Nguyên tắc xác định và ghi nhận doanh thu

Việc ghi nhận doanh thu phải tuân thủ nguyên tắc kế toán phù hợp. Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó.

Theo Chuẩn mực kế tốn Việt Nam số 14 (VAS 14)– “Doanh thu và thu nhập khác” việc xác định doanh thu phải tuân thủ theo các quy định sau: Doanh thu

được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được.

hợp lý của các khoản đã thu được hoặc sẽ thu được sau khi trừ (-) các khoản chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại.

- Đối với các khoản tiền hoặc tương đương tiền khơng được nhận ngay thì doanh thu được xác định bằng cách quy đổi giá trị danh nghĩa của các khoản sẽ thu được trong tương lai về giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu theo tỷ lệ lãi suất hiện hành. Giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu có thể nhỏ hơn giá trị danh nghĩa sẽ thu được trong tương lai.

- Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụ tương tự về bản chất và giá trị thì việc trao đổi đó khơng được coi là một giao dịch tạo ra doanh thu.

- Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụ khác khơng tương tự thì việc trao đổi đó được coi là một giao dịch tạo ra doanh thu. Trường hợp này doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ nhận về, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu thêm. Khi không xác định được giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ nhận về thì doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ đem trao đổi, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu thêm.

Doanh thu phải được theo dõi riêng biệt theo từng loại doanh thu: Doanh thu bán hàng, doanh thu cung cấp dịch vụ, doanh thu tiền lãi, tiền bán quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia. Trong từng loại doanh thu lại được chi tiết theo từng khoản doanh thu nhằm phục vụ cho việc xác định đầy đủ, chính xác kết quả kinh doanh theo yêu cầu quản lý hoạt động kinh doanh và lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu trong kỳ phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu như chiết khâu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại thì phải hạch toán riêng biệt. Các khoản giảm trừ doanh thu được tính trừ vào doanh thu ghi nhận ban đầu để xác định doanh thu thuần làm căn cứ xác định kết quả kinh doanh vào cuối kỳ kế toán.

Đến cuối kỳ kế toán, doanh nghiệp phải xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Toàn bộ doanh thu thuần thực hiện trong kỳ kế toán được kết chuyển vào tài khoản xác định kết quả kinh doanh (TK 911). Các tài khoản thuộc tài khoản doanh thu khơng có số dư cuối kỳ.

1.2.1.2 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là tồn bộ số tiền bán sản phẩm, hàng hóa, cung ứng dịch vụ trên thị trường sau khi đã trừ các khoản chiết khấu bán hàng, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại.

Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả năm (5)

điều kiện sau:

(a) Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua;

(b) Doanh nghiệp khơng cịn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm sốt hàng hóa;

(c) Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;

(d) Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng;

(e) Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.

Doanh thu cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi kết quả của giao dịch đó

được xác định một cách đáng tin cậy. Trường hợp giao dịch về cung cấp dịch vụ liên quan đến nhiều kỳ thì doanh thu được ghi nhận trong kỳ theo kết quả phần cơng việc đã hồn thành vào ngày lập Bảng Cân đối kế tốn của kỳ đó. Kết quả của giao dịch cung cấp dịch vụ được xác định khi thỏa mãn tất cả bốn (4) điều kiện sau:

(a) Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;

(b) Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó; (c) Xác định được phần cơng việc đã hồn thành vào ngày lập Bảng Cân đối kế toán;

Hệ thống chứng từ liên quan đến doanh thu phát sinh khi có các nghiệp vụ bán hàng và cung cấp dịch vụ tại doanh nghiệp, bao gồm:

- Hợp đồng mua bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ;

- Đơn đặt hàng; Phiếu vận chuyển; Hóa đơn kiêm phiếu xuất kho; - Bảng thanh tốn hàng đại lý ký gửi;

- Hóa đơn GTGT: Dùng trong các doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu trừ thuế GTGT;

- Hóa đơn GTGT: Dùng trong các doanh nghiệp áp dụng phương pháp trực tiếp hoặc trong trường hợp bán các mặt hàng không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT;

- Bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi;

- Chứng từ thanh tốn: Phiếu thu, Ủy nhiệm thu, Giấy báo có của Ngân hàng và các chứng từ kế toán liên quan khác.

Theo quy định của chế độ kế toán hiện hành, để hạch toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, kế toán sử dụng một số tài khoản kế toán như:

- Tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch. Tài khoản này phản ánh tổng số doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đã thực hiện trong kỳ.

- Tài khoản 512 – Doanh thu nội bộ. Phản ánh toàn bộ doanh thu của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ nội bộ trong kỳ.

Sơ đồ phản ánh kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thể hiện ở

Phụ lục 1.1 đính kèm.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần nhà và thương mại dầu khí (Trang 29 - 32)