Một số định hướng phát triển Công ty trong tương lai

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần nhà và thương mại dầu khí (Trang 84)

7. Kết cấu của luận văn

3.1 Một số định hướng phát triển Công ty trong tương lai

Giai đoạn 2016 – 2021 bắt đầu với những khó khăn thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung, tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Cơng ty nói riêng. Đồng thời, đây cũng là giai đoạn thăng chốt của quá trình tái cấu trúc Công ty để phát triển lên một tầm cao mới, hồn thiện thủ tục cơng ty đại chúng và hướng đến niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch; với tinh thần đó, ban lãnh đạo Cơng ty đặt ra các mục tiêu nhiệm vụ và giải pháp như sau:

Dịch vụ hậu cần: Trở thành nhà cung cấp dịch vụ hậu cần số một, không thể

thay thể của BSR; mở rộng sang các đơn vị trong và ngoài ngành tại Quảng Ngãi và các địa phương khác.

Dịch vụ lưu trú: Trở thành nhà cung cấp dịch vụ lưu trú có uy tín đối với

các đối tác của BSR khi đến làm việc tại Nhà máy Lọc Dầu Dung Quất và các khách hàng trong, ngoài nước đến làm việc, đầu tư tại Quảng Ngãi.

Dịch vụ vận tải hành khách và cung ứng thiết bị thi công: Cung cấp dịch

vụ đưa đón khách cho BSR, các đối tác của BSR và các khách hàng trên địa bàn trong và ngoài tỉnh Quảng Ngãi. Từng bước tổ chức và chuyên nghiệp hóa lĩnh vực cung ứng các thiết bị thi cơng cơng trình cho các nhà thầu trong và ngồi nước.

Các dịch vụ hậu cần khác: Cung cấp dịch vụ tổ chức sự kiện, cung ứng

nhân lực, các dịch vụ liên quan đời sống của người lao động BSR, các đơn vị trong và ngoài ngành trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi và các địa phương khác như: Suất ăn công nghiệp, giặt ủi, vệ sinh công nghiệp, dịch vụ đưa người vào tham quan NMLD Dung Quất…

Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm bao bì: Phấn đấu sau 5 năm, Cơng

bì và tiếp tục mở rộng và đa dạng hóa sản phẩm, đồng thời trở thành Cơng ty phát triển bền vững.

Hoạt động thương mại: Trở thành một trong những nhà phân phối hạt nhựa

PP lớn trên cả nước, bao gồm cả việc mở rộng nguồn hàng đầu vào là hàng nhập khẩu từ nước ngoài về. Tiếp cận và tham gia vào thị trường phân phối LPG, xăng, dầu của BSR tại khu vực miền Trung; khí CO2 lỏng.

Định hướng đầu tư và phát triển: Tiếp tục đầu tư máy móc thiết bị, mở rộng thị trường, phát triển sản phẩm với trình độ kỹ thuật và cơng nghệ ngày càng cao. Nâng công suất hoạt động của tất cả các dây chuyền sản xuất bao bì tăng theo từng năm. Luôn đảm bảo vận hành Nhà máy trong tình trạng hoạt động an tồn và hiệu quả. Tập trung củng cố phát triển mặt hàng chủ lực của Cơng ty, nâng cao tính đa dạng, sức cạnh tranh trên thị trường. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng bình quân 10%/năm cả về doanh thu, lợi nhuận và cổ tức.

Công tác kế tốn tài chính, cân đối và sử dụng vốn: Bảo tồn nguồn vốn chủ sở hữu, sử dụng hiệu quả nguồn vốn, thu hút vốn đầu tư nhằm tạo nguồn vốn thực hiện các dự án phục vụ sản xuất kinh doanh, tiến tới niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam. Tăng cường cơng tác về quản trị tài chính, báo cáo định kỳ với các thơng tin minh bạch, chính xác. Tái cấu trúc nguồn vốn hoạt động để đáp ứng mục tiêu phát triển của Công ty. Tiết kiệm trong chi tiêu và quản lý chặt chi phí sản xuất kinh doanh.

3.2 Những yêu cầu trong việc hoàn thiện kế tốn doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty

Việc hồn thiện kế tốn doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Cơng ty Cổ phần Nhà và Thương mại Dầu khí là hết sức cần thiết tuy nhiên việc hoàn thiện này cần phải đáp ứng được những yêu cầu sau.

Thứ nhất: Hồn thiện kế tốn doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh cần

phải phù hợp với các quy định về quản lý tài chính của Việt Nam hiện nay. Bởi vì, khác với hệ thống kế tốn của nhiều nước là được xây dựng chủ yếu dựa trên các

dựa trên các chính sách, chế độ tài chính của Nhà nước. Do vậy, kế toán với tư cách là một công cụ quản lý kinh tế nên không thể tách rời khỏi các quy định quản lý kinh tế, tài chính của Nhà nước - chủ thể tham gia quản lý chặt chẽ hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp.

Hơn nữa, trong điều kiện như hiện nay, nền kinh tế của Việt Nam đang có những thay đổi, chịu ảnh hưởng, biến động của nền kinh tế thế giới, vì vậy các chính sách, cơ chế tài chính của Nhà nước cũng luôn được sửa đổi, bổ sung để phù hợp hơn. Lĩnh vực kế toán rất nhạy cảm với sự thay đổi này, do đó hồn thiện kế tốn các nghiệp vụ nói chung và kế tốn chi phí, doanh thu, kết quả nói riêng khơng chỉ đáp ứng những nhu cầu trong hiện tại mà đón bắt được những thay đổi trong tương lai.

Thứ hai: Hồn thiện kế tốn doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh phải

phù hợp với Luật kế toán Việt Nam, Chuẩn mực kế toán Việt Nam và Chuẩn mực kế tốn quốc tế. u cầu này địi hỏi cơng tác kế tốn phải có sự thống nhất trên nhiều mặt về hệ thống sổ sách kế toán, về phương pháp hạch toán, về các chỉ tiêu hạch toán trong các báo cáo cũng như hệ thống chứng từ được sử dụng trong đơn vị.

Thứ ba: Hồn thiện kế tốn doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh phải

đảm bảo hài hòa các nguyên tắc, chuẩn mực kế tốn quốc tế. Đứng trước địi hỏi khách quan của quá trình hội nhập kinh tế Việt Nam với các nước trong khu vực và thế giới. Việt Nam đã thực hiện khá thành cơng cuộc đổi mới tồn diện trên nhiều mặt, trong đó có những thay đổi sâu sắc đến lĩnh vực kế toán, bằng chứng là việc soạn thảo và ban hành Thông tư 200/2014/TT-BTC thay thế QĐ 15/2006 đã mang lại những hiệu ứng tích cực trong cơng tác kế tốn tại doanh nghiệp.

Thứ tư: Hồn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh phải

phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh và yêu cầu quản lý tại Công ty Cổ phần Nhà và Thương mại Dầu khí, một đơn vị hoạt động chủ yếu cung cấp các sản phẩm, dịch vụ hậu cần phục vụ cho hoạt động của Nhà máy Lọc Dầu Dung Quất - cơng trình trọng điểm quốc gia.

Thứ năm: Hồn thiện kế tốn doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh phải

đảm bảo u cầu trình bày, cung cấp thơng tin đầy đủ, phù hợp cho người sử dụng thông tin. Đối tượng sử dụng thơng tin do kế tốn tài chính cung cấp rất đa dạng và phong phú, bao gồm cả những đối tượng bên trong và đối tượng bên ngoài doanh nghiệp. Vì vậy, thơng tin do kế tốn tài chính cung cấp phải có độ tin cậy, khách quan, có giá trị pháp lý cao, trình bày đảm bảo tính đơn giản, dễ hiểu cho người sử dụng thông tin, đặc biệt thông tin trọng yếu phải được trình bày cơng khai.

Thứ sáu: Hồn thiện kế tốn doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh phải đáp

ứng yêu cầu hiệu quả và mang tính khả thi cao bởi lẽ mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp trong thời đại hiện nay luôn đặt tiêu chí tối đa hóa lợi nhuận và ngày càng phát triển. Tính hiệu quả là tính đến kết quả mà giải pháp đó khi thực hiện đem lại, địi hỏi các giải pháp hồn thiện khi thực hiện phải thực sự đem lại sự cải tiến trong công tác kế tốn, cung cấp được thơng tin cho người sử dụng với chất lượng cao hơn, đáp ứng được yêu cầu thiết thực cho cơng tác quản lý. Tính khả thi địi hỏi các giải pháp hồn thiện phải giải quyết được những vấn đề phát sinh từ thực tế hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời phải đảm bảo tính giản đơn, dễ làm, dễ hiểu, phản ánh đúng bản chất, đúng nguyên lý kế toán và phải xuất phát từ việc cân nhắc những khả năng thực tế của doanh nghiệp để có thể thực hiện được. Để đáp ứng được thì các giải pháp hồn thiện kế tốn chi phí, doanh thu, kết quả phải đảm bảo: Thơng tin cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời; các phương pháp thu thập, xử lý, tập hợp và cung cấp thơng tin phải đảm bảo tính khoa học, hợp lý, phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp. Để thực hiện được yêu cầu này, mỗi doanh nghiệp phải tính đến trình độ đội ngũ cán bộ kế toán, điều kiện trang bị kỹ thuật của doanh nghiệp và cần phải đảm bảo phù hợp với thực tế không quá tốn kém nhiều chi phí so với lợi ích mang lại.

3.3 Các giải pháp hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Cơng ty

3.3.1 Giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý sổ sách, chứng từ kế toán

cả các chi phí phát sinh được treo đối ứng vào tài khoản cơng nợ, cuối mỗi tháng nhóm trưởng mỗi nhóm tập hợp hồ sơ theo thứ tự phát sinh trong tháng kiểm tra lại tính hợp pháp của chứng từ sau đó tiến hành lưu trữ vào kẹp file, đảm bảo chứng từ kế tốn được in và đầy đủ chữ kí trước khi lưu. Ví dụ: Đối với các chi phí phát sinh trên tài khoản 331 sẽ được nhóm chi phí lưu trữ theo thứ tự phát sinh Có đúng theo sổ chi tiết tài khoản 331. Tương tự đối với các tài khoản 141, tài khoản 338, tài khoản 131, tài khoản 138.

Thứ hai, đối với các hóa đơn cịn thiếu các thơng tin mang tính bắt buộc như:

Hình thức thanh tốn, sai địa chỉ, thiếu ngày tháng năm, ... Phịng Tài chính – Kế tốn Cơng ty cần định kỳ tổ chức các buổi tập huấn nội bộ cho các phịng, bộ phận có liên quan để có thể nắm rõ các quy định của Nhà nước về yêu cầu bắt buộc trên hóa đơn, bên cạnh đó cũng chủ động liên hệ với Cơ quan quản lý thuế, tham khảo các hướng giải quyết đối với những sai phạm trên hóa đơn để kịp thời phổ biến lại cho các phòng, bộ phận có liên quan. Cương quyết khơng chấp nhận thanh tốn đối với các hóa đơn viết sai dưới bất kỳ hình thức nào.

Thứ ba, Phịng Tài chính - Kế tốn Cơng ty cần chủ động xây dựng, ban hành Sổ tay kế tốn trong đó quy định cụ thể phương pháp hạch toán kế toán, cơng tác kế tốn doanh thu, kế tốn chi phí, kế tốn tổng hợp số liệu, lên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty, yêu cầu về hồ sơ chứng từ kế toán nhằm đảm bảo số liệu được xuyên suốt và nhất quán trong từng kỳ kế tốn.

3.3.2 Giải pháp hồn thiện kế toán doanh thu

Để đảm bảo cho việc xác định kết quả kinh doanh được chi tiết và chính xác, bên cạnh việc tính đúng, tính đủ doanh thu của hoạt động kinh doanh, Công ty cần phải xác định đúng và tập hợp đúng nội dung doanh thu, làm cơ sở để quản lý các hoạt động kinh doanh được chính xác và hiệu quả. Căn cứ vào các quy định về Chế độ kế tốn, căn cứ vào thực trạng cơng tác kế tốn doanh thu của Cơng ty tác giả có những đề xuất sau.

Thứ nhất, doanh thu từ bán, thanh lý phế liệu thu hồi từ sản xuất sản phẩm

và hạch toán vào tài khoản thu nhập khác (TK711) không tập hợp và hạch toán vào tài khoản doanh thu bán thành phẩm Bao bì (TK511116) như hiện nay. Điều này giúp phản ánh đúng thực trạng kết quả sản xuất kinh doanh của hoạt động Bao bì và phản ánh đúng tính chất của nghiệp vụ thanh lý, nhượng bán phế liệu từ quá trình sản xuất.

Kế toán hạch toán như sau:

Nợ TK 131 – Phải thu của khách hàng Có TK 333 – Thuế GTGT phải nộp

Có TK 7112 – Thu nhập từ thanh lý, nhượng bán

Thứ hai, yêu cầu mở chi tiết tài khoản doanh thu khi có các hoạt động mới

phát sinh để dễ dàng kiểm soát và quản lý doanh thu theo từng hoạt động rõ ràng. Cụ thể doanh thu hoạt động chăm sóc cây xanh cần được tập hợp, hạch toán và theo dõi vào tài khoản doanh thu riêng, không sử dụng tài khoản 511314 – Doanh thu cung cấp dịch vụ quản lý nhà để phản ánh doanh thu của hoạt động chăm sóc cây xanh.

Để góp phần kiểm sốt và quản lý doanh thu theo từng hoạt động cụ thể, tác giả đề xuất Công ty nên bổ sung, sửa đổi các tài khoản chi tiết để phản ánh doanh thu theo hướng như sau:

TK 511 – Doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ TK 5111 – Doanh thu bán hàng hóa

TK 51111 – Doanh thu bán hạt nhựa TK 51112 – Doanh thu bán sắn lát TK 51113 – Doanh thu bán Pallet TK 51114 – Doanh thu bán Bao Jumbo TK 5112 – Doanh thu bán thành phẩm Bao bì

TK 51121 – Doanh thu bán thành phẩm Bao PE 3 lớp TK 51122 – Doanh thu bán thành phẩm Bao xi măng TK 51123 – Doanh thu bán thành phẩm Bao PP (nông sản)

TK 51131 – Doanh thu cung cấp dịch vụ - Cho thuê nhà TK 51132 – Doanh thu cung cấp dịch vụ - Quản lý nhà TK 51133 – Doanh thu cung cấp dịch vụ - Nhà hàng TK 51134 – Doanh thu cung cấp dịch vụ - Giặt là TK 51135 – Doanh thu cung cấp dịch vụ - Vận chuyển TK 51136 – Doanh thu cung cấp dịch vụ - Cây xanh TK 51137 – Doanh thu cung cấp dịch vụ - Cho thuê kho TK 5114 – Doanh thu hoạt động xây lắp

TK 5115 – Doanh thu nội bộ

Thứ ba, để theo dõi và quản lý cơng nợ q hạn, kế tốn Cơng ty cần xây dựng Quy chế quản lý cơng nợ để có căn cứ, cơ sở xử lý các khoản nợ quá hạn, nợ khó địi, nợ khơng có khả năng thu hồi đồng thời xác định trách nhiệm của từng cá nhân để xãy ra công nợ quá hạn. Căn cứ vào Quy chế quản lý cơng nợ kế tốn cập nhật tình hình cơng nợ vào báo cáo cơng nợ hàng tháng, hàng quý, hàng năm gửi báo cáo định kì cho những người có liên quan trực tiếp và Ban giám đốc Cơng ty để có phương án xử lý kịp thời. Bên cạnh đó, với sự hỗ trợ của phần mềm kế tốn hiện có của Cơng ty, kế tốn cần cập nhật thêm phần hành quản lý thời hạn của công nợ vào từng hóa đơn bán hàng. Từ đó, phần mềm sẽ quản lý thời hạn thanh tốn và nhắc nhở khi hóa đơn đó sắp hết hạn thanh tốn. Kế tốn sẽ tiết kiệm được thời gian khi lên báo cáo theo dõi tình hình cơng nợ q hạn.

Thứ tư, Công ty cần làm việc với các phòng đầu mối trong việc xác định thời

gian nghiệm thu khối lượng cơng việc hồn thành và thời gian cung cấp số liệu về Phịng Tài chính - Kế tốn để xuất hóa đơn kịp thời trong tháng. Số liệu báo cáo phải là số liệu chính xác tránh trường hợp số liệu xuất hóa đơn chỉ là số ước sau đó có đề nghị xuất hóa đơn điều chỉnh tăng, giảm. Để làm được điều này yêu cầu Ban lãnh đạo Cơng ty phải tích cực làm việc với khách hàng để tiến hành đàm phán, thống nhất kí kết hợp đồng kinh tế, quyết định đơn giá bán và khối lượng lượng công việc thực hiện. Việc xác định đúng nội dung doanh thu và phản ánh chính xác các nội dung doanh thu sẽ giúp Cơng ty phản ánh chính xác doanh thu, lợi nhuận

của từng hoạt động. Trên cơ sở đó, các nhà quản lý sẽ có thơng tin chính xác về kết quả kinh doanh Công ty và hạn chế rủi ro về thuế trong việc xuất các hóa đơn điều chỉnh doanh thu.

3.3.3 Giải pháp hoàn thiện kế tốn chi phí

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần nhà và thương mại dầu khí (Trang 84)