7. Kết cấu của luận văn
2.3 Đánh giá chung về thực trạng kế tốn doanh thu, chi phí và kết quả kinh
2.3.2.1 Về phân loại, quản lý và lưu trữ sổ sách, chứng từ kế toán
Thứ nhất, hệ thống chứng từ kế tốn của Cơng ty đã được phân loại cụ thể
theo từng cá nhân phụ trách, lưu trữ theo tháng, năm ở phần hành kế tốn chi phí cịn được phân loại theo: Hóa đơn mua hàng dịch vụ, hóa đơn mua hàng trong nước, hóa đơn mua hàng..., nhưng phần hành kế toán doanh thu thì chỉ được phân loại theo thứ tự ngày, tháng, năm khơng có cụ thể từng loại doanh thu. Việc lưu trữ chứng từ sổ sách cịn chưa được khoa học. Cơng ty chưa có tiêu chuẩn về công tác lưu giữ chứng từ, chứng từ được lưu trữ cịn mang tính cá nhân. Ở phịng kế tốn, cùng một phần hành phụ trách có 2 người thực hiện thì các nhân viên chỉ lưu theo số thứ tự chứng từ mình phụ trách, khơng lưu theo thứ tự phát sinh trên phần mềm kế tốn vì vậy việc tìm kiếm chứng từ sau đó rất khó khăn, rủi ro thất lạc chứng từ kế toán là rất dễ xãy ra và khơng thể kiểm sốt. Chứng từ hạch tốn cịn thiếu chữ kí của những người liên quan như Kế toán trưởng, người lập phiếu, nhưng vẫn được lưu trữ. Đối với các chứng từ nhập xuất kho liên quan đến hoạt động sản xuất bao bì chưa được kế tốn giá thành lưu trữ...
Thứ hai, các hóa đơn chứng từ của Cơng ty cịn thiếu các thơng tin mang tính
bắt buộc như: Hình thức thanh tốn, sai địa chỉ, thiếu ngày tháng, thiếu hình thức thanh tốn, thiếu đơn vị tính, cộng tiền hàng bị sai,... Cơng ty chưa có phịng lưu trữ tồn Cơng ty, nên việc quản lý chứng từ của phịng kế toán phải tự giữ từ những năm mới thành lập Công ty đã xãy ra tình trạng thất lạc hoặc mất chứng từ.
Thứ ba, q trình tổ chức hướng dẫn hạch tốn số liệu kế tốn doanh thu, kế
tốn chi phí tại Cơng ty chưa được thống nhất và quy định cụ thể ở bất kỳ văn bản nào điều này gây khó khăn khi tiếp cận cơng việc đối với nhân viên mới hay hốn đổi vị trí cơng việc. Cơng tác giao nhận chứng từ giữa các phịng có liên quan chưa chặt chẽ, thiếu tính kiểm soát. Khi nhân viên các phòng khác giao chứng từ cho nhân viên phịng kế tốn thì chưa có biên bản bàn giao chứng từ hoặc sổ giao nhận gây nên tình trạng mất, thất lạc hóa đơn, chứng từ kế toán.
2.3.2.2 Về cơng tác kế tốn doanh thu tại Công ty
Thứ nhất, việc hạch tốn và ghi nhận doanh thu ở Cơng ty như: Doanh thu từ
bán phế phẩm từ sản xuất bao bì (vỏ bao PP lồng PE lỗi, bao PE in bị lỗi, sợi bao không đạt chất lượng,...) lại phản ánh vào tài khoản doanh thu bán hàng hóa (TK 511116 – Doanh thu bán hàng hóa khác). Điều này làm phản ánh khơng chính xác kết quả hoạt động kinh doanh bao bì (lĩnh vực sản xuất) của Công ty.
Thứ hai, việc mở chi tiết tài khoản doanh thu còn hạn chế và chưa bao quát
hết các hoạt động sản xuất, thương mại, dịch vụ của Cơng ty (hoạt động chăm sóc cây xanh dùng tài khoản doanh thu của hoạt động quản lý nhà để theo dõi và phản ánh,...). Ngoài ra, một số tài khoản doanh thu đã được tạo lại không được sử dụng như: Doanh thu hoạt động xây lắp (TK 511811); Doanh thu cung cấp dịch vụ khác (TK 511313); Doanh thu bán hàng hóa nội bộ (TK 51112);
Thứ ba, các khoản nợ quá hạn rất nhiều và có giá trị lớn, chủ yếu là phát sinh
với Công ty mẹ BSR (mỗi tháng công nợ quá hàng lên đến hơn 10 tỷ đồng). Kế tốn Cơng ty chỉ báo cáo cơng nợ q hạn cho Kế tốn trưởng thơng qua Email mà chưa có các biện pháp cụ thể để làm giảm và hạn chế nợ quá hạn, chưa thông tin đến Ban lãnh đạo Công ty để kịp thời xử lý công nợ quá hạn. (Phụ lục 20 đính kèm)
Thứ tư, việc ghi nhận doanh thu ở một số hoạt động như chăm sóc cây xanh,
cho thuê nhà, quản lý nhà Công ty đã ghi nhận doanh thu hàng tháng theo số tạm tính sau khi có Hợp đồng chính thức, kế toán sẽ hạch toán điều chỉnh tăng, giảm doanh thu để đúng với giá trị hợp đồng.
2.3.2.3 Về cơng tác kế tốn chi phí tại Cơng ty
Thứ nhất, đối với chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, Cơng ty
hiện tại chỉ theo dõi các khoản chi phí này một cách chung chung theo tính chất của từng loại chi phí phát sinh mà chưa có phương pháp phân tách chi phí theo từng khoản mục chi phí, chưa phân bổ cho từng hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, việc xác định lợi nhuận của từng hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ tính được lợi nhuận gộp, chưa tính được lợi nhuận trước thuế của từng hoạt động nên chưa đánh giá được hiệu quả sản xuất kinh doanh của các hoạt động rõ ràng để có thể đưa ra những quyết định kinh doanh kịp thời cho Công ty.
Thứ hai, việc phân loại các tài khoản chi tiết chi phí chưa đồng bộ. Các chi
tiết của tài khoản 621, 622 đã được phân tách theo một số hoạt động như: Cho thuê nhà, nhà hàng, căn tin, giặt là và sản xuất bao bì trong khi đó hoạt động chăm sóc cây xanh, vận chuyển là những là hoạt động cũng phát sinh các chi phí liên quan đến nguyên liệu, nhiên liệu lại được kế tốn Cơng ty phản ánh tất cả vào tài khoản 627 - Chi phí sản xuất chung.
Đối với hoạt động sản xuất bao bì, chi phí ngun vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng rất lớn (đến 80%) tổng chi phí sản xuất bao bì. Hiện tại Cơng ty chỉ mới tạo tài khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của hoạt động sản xuất bao bì mà chưa tạo tài khoản chi tiết theo từng dòng sản phẩm để kiểm sốt chi phí ngun vật liệu (hiện Cơng ty có 3 dịng sản phẩm bao bì chính là: Bao xi măng, bao PE chứa hạt nhựa và bao nông sản PP lồng PE).
Thứ ba, cơng tác phân bổ chi phí trả trước và CCDC chưa được quản lý chặt
chẽ. Thời gian phân bổ phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của người làm công tác kế toán, chưa xây dựng quy chuẩn phân bổ chi phí trả trước và CCDC một cách phù
doanh của Cơng ty được xác định khơng chính xác. Cơng tác hạch tốn phân bổ áp dụng 2 hình thức: Phân bổ thủ công và phân bổ tự động điều này làm chênh lệch trên bảng phân bổ chi phí trả trước và CCDC so với thực tế phát sinh của tài khoản 242 - Chi phí trả trước.
Thứ tư, chi phí nguyên liệu của hoạt động nhà hàng, hoạt động giặt là chưa
xây dựng định mức cụ thể để kiểm sốt chi phí này. Điều này cho thấy cơng tác kiểm sốt chi phí ở 2 hoạt động này của Cơng ty còn chưa được chặt chẽ về lâu dài sẽ dẫn đến tình trạng lãng phí, khơng kiểm sốt được chi phí ngun liệu.
Thứ năm, kế tốn ghi nhận các chi phí vào các tài khoản chi phí tương ứng
nhưng lại chưa có phương pháp để phân loại chi phí theo từng mục phí cụ thể. Điều này gây nhiều bất cập trong việc so sánh chi phí thực tế so với kế hoạch sản xuất kinh doanh hay so sánh để thấy được sự tăng giảm của từng khoản mục phí trong từng thời kỳ khác nhau. Ví dụ: Hiện tại cơng tác so sánh chi phí văn phịng phẩm tồn Cơng ty giữa thực tế và kế hoạch hay giữa thực tế với cùng kỳ năm trước là rất khó. Kế tốn phải lọc trong bảng kê chứng từ từng nghiệp vụ phát sinh, điều này tốn rất nhiều thời gian để thực hiện báo cáo phục vụ công tác quản trị.
Thứ sáu, Công ty vẫn chưa tuân thủ nguyên tắc phù hợp trong việc ghi nhận
chi phí theo đúng thời điểm phát sinh. Ví dụ: Kế tốn đã thực hiện trích trước chi phí tiền lương bổ sung hàng tháng làm tăng chi phí nhân cơng trong kỳ, phản ánh không đúng với thực tế phát sinh dẫn đến sai lệch khi lên các Báo cáo kết quả kinh doanh. Trong khi đó, tại thời điểm Cơng ty thực hiện chi tiền lương bổ sung cho người lao động lại khơng được phản ánh vào chi phí. Đính kèm Phụ lục 21.
Bên cạnh đó, việc ghi nhận doanh thu và chi phí theo thời điểm nhận chứng từ hiện nay là vi phạm các nguyên tắc ghi nhận doanh thu và chi phí. Ví dụ trong tháng 10 mới nhận được chứng từ của các nghiệp vụ phát sinh chi phí và thực hiện doanh thu của tháng 8, các chứng từ này lẽ ra phải là cơ sở để hạch toán doanh thu, chi phí của tháng 8 chứ khơng phải tháng 10, như vậy việc xác định và đánh giá kết quả kinh doanh của Công ty trong từng kỳ là khơng được chính xác.
Thứ bảy, một số khoản công nợ tạm ứng cho Nhà cung cấp phát sinh từ rất lâu đến nay Công ty vẫn khơng có kế hoạch kiểm tra, đối chiếu và phương án giảm nợ (Công nợ với Công ty DLT giá trị 20 triệu đồng, Cơng ty Hóa chất Quảng Ngãi 100 triệu đồng, Cơng ty Hóa Việt 27 triệu đồng, Công ty Petrosetco 335 triệu đồng).
Thứ tám, các vấn đề liên quan đến công tác quản lý hàng tồn kho:
Phương pháp tính giá hàng tồn kho theo phương pháp bình quân gia quyền chưa thật sự phù hợp với đặc điểm kinh doanh của Công ty, chưa phản ánh đúng giá trị thật của vật tư, nguyên vật liệu trong kỳ. Nguyên vật liệu chủ yếu là hàng nhập khẩu phụ thuộc rất nhiều vào giá dầu thế giới, trong thời gian qua liên tục có những biến động thất thường. Việc hạch toán giá mua vào của nguyên vật liệu chưa được kiểm soát chặt chẽ, dẫn đến hạch toán nhầm giá trị mua vào của nhiều nguyên vật liệu.
Đặc thù hàng hóa tồn kho rất nhiều nhưng công tác quản lý, sắp xếp kho chưa khoa học dẫn đến có trường hợp thất thốt vật tư, hàng hóa. Cơng tác trích lập dự phịng giảm giá hàng tồn kho có nhiều rủi ro, do đặc thù sản phẩm bao bì của Cơng ty sản xuất là sản phẩm khơng phổ biến nên rất khó trong cơng tác xác định giá trị tương đương theo đúng chế độ kế tốn quy định.
Khối lượng và thành phẩm bao bì tồn kho của Công ty là rất lớn (chủ yếu là lô cuộn mành Nhật Trang và lô bao PP lồng PE Cửu Long) đến nay vẫn chưa có hướng giải quyết. Thời gian tồn kho đã hơn 2 năm, điều này làm giảm chất lượng sản phẩm.
Công tác đánh giá, xác định giá trị sản phẩm dở dang hiện chưa được quan tâm, chưa có phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang của hoạt động sản bao bì một các khoa học, cịn mang tính chủ quan của người tham gia kiểm kê, căn cứ tính tốn chưa hợp lý dẫn đến xác định không đúng giá trị sản phẩm dở dang, làm ảnh hưởng lớn đến cơng tác quản trị chi phí sản xuất cũng như tính tốn giá thành sản phẩm nhập kho trong kỳ.
2.3.2.4 Về công tác kế toán kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty
Thứ nhất, hiện nay, việc xác định kết quả kinh doanh tại Công ty chỉ dừng lại
ở mức độ tập hợp trên tài khoản 911 – Xác định kết quả kinh doanh, mà chưa phân tách thành những tài khoản 911 chi tiết theo từng hoạt động cụ thể khi đó không phân biệt được kết quả của mỗi hoạt động, thể hiện sự thiếu khoa học trong cách trình bày, mặc dù doanh thu và chi phí đã phân tách theo dõi theo hoạt động rõ ràng điều này tạo ra những bất cập trong việc thông tin phục vụ cho Ban lãnh đạo.
Thứ hai, các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được lập theo từng quý
và từng năm tài chính. Các báo cáo kế tốn chỉ cung cấp thơng tin cho Ban lãnh đạo Công ty. Hàng tháng, chưa xây dựng các mẫu báo cáo về tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty.
2.3.2.5 Một số tồn tại khác
Mặc dù đã ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán, nhưng kĩ năng trong việc sử dụng phần mềm kế toán của các kế toán viên vẫn còn nhiều hạn chế, chưa lường hết ảnh hưởng khi hạch tốn khơng đúng, tạo dữ liệu kế toán ở các phần hành như TSCĐ hay CCDC còn tùy ý, chưa có một quy chuẩn nhất định.
Dữ liệu từ phần mềm kế toán chưa được thực hiện sao lưu định kỳ. Chưa phát huy hết điểm mạnh mà phần mềm mang lại để phục vụ công tác lập báo cáo. Các biểu mẫu báo cáo ở phần mềm còn chưa đồng bộ, chưa được cập nhật đầy đủ theo thơng tư, chế độ kế tốn.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong Chương 2 của luận văn tác giả đã đề cập đến những vấn đề về thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Cơng ty Cổ phần Nhà và Thương mại Dầu khí. Bên cạnh đó tác giả cũng đã tìm hiểu và đưa ra tổng quan về quá trình phát triển, đặc điểm kinh doanh, bộ máy quản lý, bộ máy kế toán của Công ty cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến kế tốn doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh.
Trên cơ sở đã trình bày thực trạng về kế tốn doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh của Công ty, tác giả sẽ tiếp tục nghiên cứu và đưa ra các yêu cầu, giải pháp nhằm góp phần hồn thiện cơng tác kế tốn doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty ở chương tiếp theo.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TỐN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOẠNH TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN NHÀ VÀ THƯƠNG MẠI DẦU KHÍ
3.1 Một số định hướng phát triển Công ty trong tương lai
Giai đoạn 2016 – 2021 bắt đầu với những khó khăn thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung, tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Cơng ty nói riêng. Đồng thời, đây cũng là giai đoạn thăng chốt của q trình tái cấu trúc Cơng ty để phát triển lên một tầm cao mới, hồn thiện thủ tục cơng ty đại chúng và hướng đến niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch; với tinh thần đó, ban lãnh đạo Công ty đặt ra các mục tiêu nhiệm vụ và giải pháp như sau:
Dịch vụ hậu cần: Trở thành nhà cung cấp dịch vụ hậu cần số một, không thể
thay thể của BSR; mở rộng sang các đơn vị trong và ngoài ngành tại Quảng Ngãi và các địa phương khác.
Dịch vụ lưu trú: Trở thành nhà cung cấp dịch vụ lưu trú có uy tín đối với
các đối tác của BSR khi đến làm việc tại Nhà máy Lọc Dầu Dung Quất và các khách hàng trong, ngoài nước đến làm việc, đầu tư tại Quảng Ngãi.
Dịch vụ vận tải hành khách và cung ứng thiết bị thi công: Cung cấp dịch
vụ đưa đón khách cho BSR, các đối tác của BSR và các khách hàng trên địa bàn trong và ngoài tỉnh Quảng Ngãi. Từng bước tổ chức và chuyên nghiệp hóa lĩnh vực cung ứng các thiết bị thi cơng cơng trình cho các nhà thầu trong và ngoài nước.
Các dịch vụ hậu cần khác: Cung cấp dịch vụ tổ chức sự kiện, cung ứng
nhân lực, các dịch vụ liên quan đời sống của người lao động BSR, các đơn vị trong và ngoài ngành trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi và các địa phương khác như: Suất ăn công nghiệp, giặt ủi, vệ sinh công nghiệp, dịch vụ đưa người vào tham quan NMLD Dung Quất…
Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm bao bì: Phấn đấu sau 5 năm, Cơng
bì và tiếp tục mở rộng và đa dạng hóa sản phẩm, đồng thời trở thành Công ty phát triển bền vững.
Hoạt động thương mại: Trở thành một trong những nhà phân phối hạt nhựa
PP lớn trên cả nước, bao gồm cả việc mở rộng nguồn hàng đầu vào là hàng nhập khẩu từ nước ngoài về. Tiếp cận và tham gia vào thị trường phân phối LPG, xăng, dầu của BSR tại khu vực miền Trung; khí CO2 lỏng.