Kết quả phân tích thành phần hóa học

Một phần của tài liệu Phân tích đặc điểm cấu trúc của sulfate polysaccharide (carrageenan) từ loài rong đỏ Betaphycus gelatinus (Trang 64 - 66)

CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.2. PHÂN TÍCH THÀNH PHẦN HĨA HỌC

3.2.2. Kết quả phân tích thành phần hóa học

Bảng 3.8. Thành phần hóa học chính của polysaccharide chiết từ rong

Betaphycus gelatinus

STT THÀNH PHẦN TỶ LỆ PHẦN TRĂM

01 Sulfate (w/w của trọng lượng mẫu khô) 18,70

02 Galactose (gal) 53,27

03 3,6 - anhydrogalactose (angal) 28,03

Bảng 3.9. Hiệu suất và thành phần hóa học của sulfate polysaccharide chiết

từ loài rong Betaphycus gelatinus

Mẫu Hiệu suất (% rong khơ)

Thành phần hóa học (%) Tỷ lệ DA:G 3,6 - anhydrogalactose Galactose Sulfate

TN1 4,20 17,30 55,36 27,34 1:3,20

TN2 49,50 21,00 58,80 20,20 1:2,80

TN3 8,70 36,20 44,50 19,30 1:1,25

TN4 32,00 37,60 45,36 17,04 1:1,21

Hiệu suất chiết và thành phần hóa học của sulfate polysaccharide thu được từ các điều kiện chiết khác nhau được dẫn ra trên bảng 3.9. Kết quả bảng 3.9 cho thấy rằng sulfate polysaccharide chiết tự nhiên tại 02 điều kiện chiết khác nhau là chiết lạnh (220C) và chiết nóng 900C có hiệu suất chiết tổng là 53,70%. Trong khi tại điều kiện chiết xử lý kiềm có hiệu suất chiết

tổng là 40,70 %. Xử lý kiềm là giảm hiệu suất chiết 13,00 %, điều này có thể giải thích là do điều kiện nhiệt độ cao của dung dịch kiềm làm phá hủy polysaccharide, gây ra gãy mạch polysaccharide và những phân tử có khối lượng nhỏ khơng tủa với cồn. Hiệu suất chiết sulfate polysaccharide từ rong

Betaphycus gelatinus là 53,70 % cao hơn hiệu suất của một số loài rong khác

như Kappaphycus alvarezii, Eucheuma denticulatum, Hypnea musciformis

(30-40 %) [96, 97]. Kết quả này có thể cho rằng rong Betaphycus gelatinus là nguyên liệu đầy tiềm năng cho sản xuất polysaccharide.

Kết quả phân tích thành phần monosacaride dẫn ra ở bảng 3.8 và 3.9 cho thấy rằng thành phần monosacaride chính của polysaccharide là galactose, 3,6-anhydrogalactose và sulfate. Với hàm lượng sulfate cao chứng tỏ rằng sulfate sự có mặt gốc 3,6 – anhydrogalactopyranosyl, chứng tỏ mẫu chiết là carrageenan họ β- có khả năng tạo gel loại (ι-carrageenan hay κ- carrageenan).

Việc xử lý kiềm nhằm thực hiện phản ứng đóng vịng chuyển hóa các gốc D-galactose-6-sulfate (DG6S) kém bền thành 3,6 - anhydrogalactose với mục đích làm tăng chất lượng carrageenan, thông qua làm tăng hàm lượng 3,6- anhydrogalactose và giảm hàm lượng sulfate. Trong nghiên cứu này, chúng tôi cũng thu được kết quả tương tự. Khi xử lý kiềm hàm lượng 3,6- anhydrogalactose tăng lên 15,0 % và hàm lượng sulfate giảm xuống 9,0% , tỷ lệ Angal:Gal thay đổi từ 1:1,32 đến 1:1,08 và tỷ lệ 1:1,08 rất gần với tỷ lệ của sulfate polysaccharide họ -carrageenan (1:1.0). Sự thay đổi đáng kể của hàm lượng Angal trong các mẫu chiết xử lý kiềm xác nhận sự có mặt hợp chất chỉ thị (precursor) là μ-carrageenan và ι - carrageenan. Kết quả này tương tự với công bố của nhóm tác giả [98]. Như vậy, có thể cho rằng sulfate polysaccharide chiết từ rong Betaphycus gelatinus là hỗn hợp carrageenan

bao gồm -carrageenan, β-carrageenan và μ hoặc  γ - carrageenan precursor. Để các nhận kết quả trên, chúng tơi tiến hành phân tích cấu trúc bằng phương pháp phổ hồng ngoại (IR) và phổ cộng hưởng từ hạt nhân (NMR).

Một phần của tài liệu Phân tích đặc điểm cấu trúc của sulfate polysaccharide (carrageenan) từ loài rong đỏ Betaphycus gelatinus (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)