Kinh nghiệm của một số nước

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) chính sách hỗ trợ đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 30 - 33)

1.3. Bài học kinh nghiệm về chắnh sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và

1.3.1. Kinh nghiệm của một số nước

Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Hàn Quốc là một trong những hệ thống doanh nghiệp đóng vai trò chiến lược đối với sự phát triển toàn diện của nền kinh tế. Số lượng DNVVN chiếm khoảng 99,9% tổng số doanh nghiệp, đóng góp trên 102,9 triệu đơ la Mỹ từ việc xuất khẩu và giải quyết được việc làm cho hơn 87,7% trên tổng dân số đang ở độ tuổi lao động (theo Cơ quan quản lý DNVVN Hàn Quốc SMBA, ỘSMBA Ờ Partner of Korean SMEsỢ 2014). Các chắnh sách phát triển của

Hàn Quốc được xây dựng từ nhu cầu phát triển của nền kinh tế trong nước khi đối mặt với việc ngưng viện trợ từ nước ngoài, cũng như khắc phục những hạn chế của các DNVVN.

Có thể khái quát toàn bộ quá tŕnh h́nh thành các chắnh sách và biện pháp hỗ trợ DNVVN của Hàn Quốc, Chắnh phủ tập trung vào các nội dung cơ bản sau:

- Phát triển thầu phụ công nghiệp: Trước hết ban hành đạo luật khuyến khắch hệ thống hợp đồng thầu phụ để bảo vệ cho các DNVVN trong mối quan hệ với các DN lớn. Chắnh phủ qui định bắt buộc các bên ký hợp đồng sản xuất và mua sản phẩm của DNVVN phải thanh toán bằng tiền mặt ngay sau khi được giao hàng. Đối với DN tiêu thụ sản phẩm của các DN nhỏ, sẽ được vay 50% vốn. Những DN giao hợp đồng phụ cho các DNVVN sẽ được giảm thuế 10% nếu đầu tư vào các dự án thử nghiệm hoặc đầu tư vào nâng cao kỹ thuật của DN thực hiện hợp đồng phụ.

- Hỗ trợ phát triển, thương mại hóa sản phẩm mới và công nghệ mới: Chắnh phủ hỗ trợ tài chắnh cho các DNVVN sử dụng kỹ thuật hiện đại. Thành lập 3 tổ chức tài chắnh khuyến khắch phát minh và sáng chế công nghệ là Tổ chức hợp tác phát triển công nghệ Hàn Quốc, Tổ chức hợp tác đầu tư phát triển và Tổ chức hợp tác tài chắnh công nghệ, bảo đảm cho các tổ chức này nhận được 70% vốn vay của ngân hàng để làm dịch vụ hỗ trợ.

- Hỗ trợ phát triển thị trường: Nhà nước hỗ trợ thị trường bằng cách công bố những mặt hàng độc quyền sản xuất dành riêng cho DNVVN. Số lượng các mặt hàng này tăng dần từ 103 lên đến 205 vào tháng 12/1984.

- Các biện pháp hỗ trợ vốn, tắn dụng, thuế: Thông qua chắnh sách cho vay, ngân hàng phải dành 35% toàn bộ vốn vay của mình cho các DNVVN; đối với ngân hàng nước ngoài và các tổ chức tài chắnh bảo hiểm là 25% và 75% đối với các ngân hàng địa phương.

- Thông qua quỹ bảo lãnh tắn dụng, tạo điều kiện cho DNVVN vay với lãi suất ưu đãi là 1%, so với 1,5% của các DN lớn trong hạn mức 1 tỷ Won.

Kinh nghiệm của Đài Loan

Sự tăng trưởng kinh tế siêu tốc của Đài Loan trong những thập kỷ vừa qua gắn liền với những đóng góp to lớn về mọi mặt của DNVVN, đặc biệt trong lĩnh vực việc làm và xuất khẩu.

Với vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế, các DNVVN ở Đài Loan luôn được sự quan tâm, hỗ trợ của nhà nước để phát triển. Các cơ quan, tổ chức hỗ trợ phát triển được thành lập như: Thiết lập các cơ cấu chuyên trách để thúc đẩy sự phát triển của DNVVN (1954); thành lập các ngân hàng chuyên nghiệp cung cấp vốn và tắn dụng cho các DNVVN (1964); Thành lập Bộ kinh tế các DNVVN (1970); Thành lập trung tâm dịch vụ DNVVN ở các địa phương, Trung tâm giải pháp nhanh, Trung tâm đào tạo DNVVNẦ

Đến nay, Đài Loan đã hình thành được một hệ thống chắnh sách và biện pháp trợ giúp DNVVN tương đối ổn định và có tắnh thống nhất cao. Hệ thống này đã được thể chế hóa bởi văn bản Đại cương các chắnh sách và biện pháp nhằm vào các DNVVN do Cục quản lý DNVVN phát hành. Theo văn bản này, khuôn khổ chắnh sách và biện pháp trợ giúp DNVVN của Đài Loan tập trung vào ba nhóm lớn, đó là:

 Xây dựng môi trường kinh doanh tối ưu: Duy trì sự cạnh tranh cơng bằng hợp lý, cải thiện hệ thống tài chắnh, giúp DNVVN cải thiện điều kiện lao động và môi trườngẦ

 Thúc đẩy sự hợp tác giữa các DNVVN và giữa các DNVVN với các DN lớn.  Thúc đẩy sự tăng trưởng độc lập của DN: Trợ giúp các DN tối ưu hóa quản lý, thành lập DN mới, thúc đẩy các hãng hoạt động ở nước ngoàiẦ

Mỗi chắnh sách lớn trên đều được thực hiện bởi nhiều biện pháp cụ thể. Một số biện pháp nổi bật đang được Chắnh phủ Đài loan thực hiện để trợ giúp các DNVVN hiện hành là:

 Xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý trợ giúp cho sự phát triển của các DNVVN, thành lập Nhóm đặc trách thúc đẩy DNVVN có chức năng soát xét và kiến nghị sửa đổi luật lệ để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các DNVVN.

 Thành lập các quỹ trợ giúp tài chắnh cho các DNVVN gồm: Quỹ bảo lãnh tắn dụng cho DNVVN, Quỹ bảo lãnh tương hỗ, Quỹ phát triển DNVVN và tập đoàn phát triển DNVVN. Ngồi ra các DNVVN cịn được nhận các khoản vay đặc biệt nhằm vào các mục đắch như giảm ô nhiểm, giảm chi phắ hoạt độngẦ thông qua nhiều quỹ đặc biệt của Chắnh phủ.

 Hình thành hệ thống tư vấn cho các DNVVN, bao gồm: Hệ thống hướng dẫn tài chắnh và tắn dụng, hệ thống hướng dẫn quản lý.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) chính sách hỗ trợ đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)