2.3. Thực trạng hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh
2.3.4. Hỗ trợ về đào tạo nguồn nhân lực
Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ đã ban hành Quyết định số 1290/QĐ-UBND phê duyệt Dự án nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hoá của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Phú Thọ, giai đoạn 2014ọ2020. Dự án này là một trong 9 dự án thuộc Chương trình Quốc gia Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020 được phê duyệt tại Quyết định số 712/QĐ-TTg ngày 21/5/2010 của Thủ tướng Chắnh phủ.
Căn cứ vào tình hình đăng ký doanh nghiệp và cơ cấu hoạt động của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, nhu cầu đào tạo doanh nghiệp về khởi sự doanh nghiệp và quản trị doanh nghiệp chiếm số lượng lớn. Các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn chiếm tỷ lệ thấp hơn. Cụ thể:
Năm 2019, tổ chức khoảng 12 khóa đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho DNNVV với trên 900 lượt học viên, trong đó:
- Tổ chức 04 khóa đào tạo khởi sự kinh doanh, bình quân mỗi lớp 100 học viên/khóa, thời gian đào tạo 02 ngày/khóa.
- Tổ chức 04 khóa đào tạo quản trị kinh doanh, bình quân mỗi lớp 80 học viên/khóa, thời gian đào tạo 02 ngày/khóa.
- Tổ chức 02 khóa đào tạo quản trị chuyên sâu, bình quân mỗi lớp 50 học viên/khóa, thời gian đào tạo 07 ngày/khóa.
- Tổ chức 02 khóa đào tạo trực tiếp tại doanh nghiệp, bình quân mỗi lớp 20 học viên/khóa, thời gian đào tạo 07 ngày/khóa.
Đối tượng hỗ trợ: Theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 05/2019/TTBKH ngày 12/5/2019 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Điều kiện hỗ trợ: Các doanh nghiệp đáp ứng tiêu chắ tại Điều 6 Nghị định số 39/2018/NĐCP ngày 11/3/2018 của Chắnh phủ.
Mức hỗ trợ: Theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 của Chắnh phủ.
Báo cáo Cục Phát triển doanh nghiệp, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã xác định 4 nhóm nhiệm vụ và giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh trong năm 2014: Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thúc đẩy thành lập doanh nghiệp; đào tạo phát triển nguồn nhân lực; hỗ trợ đổi mới, nâng cao năng lực, cơng nghệ, trình độ kỹ thuật; xúc tiến thương mại, hỗ trợ thông tin cho doanh nghiệp nhỏ vừa vừa.
Dự án có nội dung, nhiệm vụ: Đào tạo, phát triển nguồn lực về năng suất và chất lượng; hình thành mạng lưới chuyên gia hoạt động chuyên sâu, chuyên nghiệp hỗ trợ cho doanh nghiệp xây dựng và thực hiện các dự án nâng cao năng suất và chất lượng; tăng cường năng lực quản lý nhà nước về tiêu chuẩn đo lường chất lượng; khuyến khắch các sở, ngành, các doanh nghiệp thuộc tỉnh thành lập tổ chức đánh giá sự phù hợp theo phạm vi quản lý của ngành và mục đắch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để tạo nguồn lực cung cấp dịch vụ chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy, chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng, thử nghiệm, giám định, kiểm định chất lượng theo quy định của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.
của từng huyện, thị xã như mây tre đan, nghề làm lồng đèn, nghề gốm đỏ truyền thống, nghề mộc điêu khắc, đúc đồng, dệt thổ cẩm, may công nghiệp, làm hương, dệt chiếu, nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu...
Việc nâng cao chất lượng của nguồn lao động là một trong những quan tâm hàng đầu của tỉnh. UBND tỉnh đã có chắnh sách hỗ trợ chi phắ cho các DN để đào tạo lao động nâng cao tay nghề và tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề hoạt động. Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có nhiều cơ sở dạy nghề. Trong năm 2019, các cơ sở này đã đào tạo và cấp chứng chỉ đào tạo nghề cho 5.667 người, cấp bằng đào tạo nghề cho 591 người.