Quan điểm, mục tiêu phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ và phương

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) chính sách hỗ trợ đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 74)

Phú Thọ

3.1.1. Quan điểm phát triển

Trên cơ sở quan điểm của Đảng về phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ và phát triển thương mại, quan điểm phát triển phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ như sau:

- Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Phú Thọ phải đặt trong chiến lược phát triển nền kinh tế toàn xã hội

Doanh nghiệp vừa và nhỏ là một bộ phận cấu thành quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển lâu dài, quan hệ bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, kinh tế nhà nước trong lĩnh vực thương mại phải phát huy vai trò nòng cốt ở một số khâu, một số mặt hàng trọng yếu. Cụ thể, thương mại Nhà nước là lực lượng quan trọng trong hoạt động bán buôn, là hạt nhân cơ bản trong các tập đoàn kinh tế thương mại Việt Nam, xuất nhập khẩu một số mặt hàng vật tư chiến lược, trọng yếu như xăng, dầu, phân bón, sắt, thép, hố chất, thuốc tân dược..

- Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Phú Thọ phải đặt trong môi trường cạnh tranh lành mạnh

Quan điểm của là doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển lâu dài, quan hệ bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Nhà nước chủ trương không phân biệt đối xử đối với các chủ thể kinh tế thương mại thuộc các thành phần kinh tế. Xoá bỏ sự phân biệt đối xử, tạo sự bình đẳng giữa thành phần kinh tế, để phát huy được sức mạnh của các thành phần kinh tế, nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển và phục vụ tốt đời sống nhân dân là yêu cầu của việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Nhà nước định hướng, dẫn dắt doanh nghiệp vừa và nhỏ theo chiến lược, quy hoạch phát triển chung của nền kinh tế; thừa nhận và bảo hộ quyền sở hữu tư nhân và quyền sở hữu tài sản; tạo môi trường pháp lý và chắnh sách ổn định, nhất quán, thơng thống, nghiêm minh, bình đẳng, phù hợp với nhiều trình độ, khơng phân biệt thành phần kinh tế, để công dân phát huy tự chủ, sáng tạo, thực hiện quyền tự do kinh doanh theo pháp luật, yên tâm đầu tư lâu dài, hợp tác và cạnh tranh, thu hút được nhiều nguồn nhân lực để phát triển.

Hệ thống luật pháp, các chắnh sách và các ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước phải được quy định chung cho mọi thành phần kinh tế, trong đó có doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạo được sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong thụ hưởng các ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước.

Nhà nước tháo gỡ những khó khăn vướng mắc để doanh nghiệp vừa và nhỏ có điều kiện thuận lợi về môi trường pháp lý, tâm lý xã hội mà yên tâm đầu tư phát triển kinh doanh, yên tâm về những tài sản được làm giàu hợp pháp của mình.

- Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Phú Thọ với quy mô và phân bố hợp lý trên các địa bàn

Từng bước tổ chức lại mạng lưới kinh doanh ở Phú Thọ, tỉnh cần chú trọng quy hoạch, xây dựng lại mạng lưới kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực thương mại, tổ chức mạng lưới kinh doanh cho phù hợp với quy mô và trình độ tổ chức; phải đảm bảo đủ diện tắch kinh doanh theo những khu tập trung, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý kinh doanh, trên cơ sở đó ổn định hoạt động kinh doanh trên thị trường.

Tổ chức sắp xếp lại, hoàn thiện và phát triển mạng lưới trên địa bàn Phú Thọ theo hướng hợp lý, đa dạng, nhiều tầng, với nhiều hình thức quy mô và phương thức kinh doanh khác nhau, nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng đa dạng và phong phú tại chỗ.

3.1.2. Mục tiêu phát triển

cả bề rộng lẫn bề sâu, trong đó loại hình cơng ty cổ phần, trách nhiệm hữu hạn một thành viên sẽ phát triển nhanh hơn. Bước đầu hình thành mơ hình cơng ty hợp danh, giảm dần doanh nghiệp tư nhân.

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ ngày càng mang yếu tố quốc tế đậm nét về định hướng sản xuất kinh doanh, về thị trường, về công nghệ và các yếu tố cần thiết khác cho quá trình tái sản xuất mở rộng.

Phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp sẽ ngày càng đa dạng, xét theo cả từng doanh nghiệp, cũng như toàn bộ khu vực doanh nghiệp sẽ đẩy mạnh sang kinh doanh dịch vụ và sản xuất cơng nghiệp có hàm lượng vốn và khoa học cao.

Các doanh nghiệp dân doanh phát triển đến quy mơ nhất định có thể tổ chức thành lập tổng công ty hoặc tập đồn. Mơ hình tổng cơng ty sẽ được tổ chức dưới dạng công ty TNHH một thành viên hoặc công ty cổ phầnẦ trong đó mối quan hệ giữa tổng công ty và các doanh nghiệp thành viên phụ thuộc vào tỷ lệ góp vốn điều lệ. Doanh nghiệp trong nước mua lại doanh nghiệp liên doanh cũng là một xu thế tất yếu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Bên cạnh đó sẽ xuất hiện phổ biến các hiện tượng phá sản, giải thể, chia nhỏ, mua bán chuyển nhượng lại các doanh nghiệp.

Doanh nghiệp nhà nước nằm trong khối doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ chuyển đổi theo hướng cổ phần hóa, chuyển thành công ty TNHH một thành viên và thành lập những công ty nhà nước hoạt động theo mơ hình cơng ty mẹ- cơng ty con.

Hộ kinh doanh cá thể trong những năm tới sẽ vẫn phát triển bởi mơ hình tổ chức đơn giản, thủ tục thành lập nhanh, lao động chủ yếu là lao động gia đình giản đơn

Tiếp tục thực hiện việc chuyển đổi, sắp xếp lại mơ hình quản lý phù hợp như cơng ty cổ phần, mơ hình cơng ty mẹ- công ty con, công ty vệ tinh ... để huy động thêm nguồn lực cho sản xuất kinh doanh; hình thành một hệ thống liên kết từ khâu sản xuất- chế biến- xuất khẩu đối với từng khu vực như CN chế biến thuỷ sản, CN sản xuất vật liệu xây dựng, CN khai khống... hướng đến hình thành tập đồn kinh tế CN đa ngành nghề.

Tập trung đẩy mạnh thực hiện trong năm 2020 định hướng cho doanh nghiệp, doanh nhân hợp tác, liên doanh, liên kết, ưu tiên khuyến khắch vào các lĩnh

vực sản xuất có lợi thế về nguồn nguyên liệu và lao động như công nghiệp chế biến nông, lâm sản, liên kết phát triển công nghiệp dệt may, cơng nghiệp khai khống, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm gỗ, vật liệu xây dựng...

Tăng cường đầu tư mở rộng sản xuất, đào tạo tay nghề kỹ thuật cho công nhân, chọn hướng đi phù hợp trong xây dựng chiến lược sản phẩm, tận dụng lợi thế những đơn hàng nhỏ kết hợp đầu tư mặt hàng phục vụ thị trường nội địa để quảng bá, khẳng định thương hiệu.

3.1.3. Phương pháp hoàn thiện chắnh sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ

Một là, tập trung đẩy mạnh hỗ trợ các DNVVN sản xuất các sản phẩm có lợi thế như chế biến gỗ, chế biến thuỷ sản, hàng may mặc, giầy da, lắp ráp ô tô..., tăng nhanh các sản phẩm công nghiệp sử dụng công nghệ cao, công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp giải quyết việc làm nhiều, công nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn.

Hai là, đẩy mạnh công tác quảng bá, kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư vào các khu cơng nghiệp. Tắch cực tìm cơ chế tài chắnh nguồn thu để lại đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trong khu kinh tế mở.

Ba là, rà soát qui hoạch phát triển công nghiệp, cụm công nghiệp phù hợp với khả năng đầu tư. Trước mắt đầu tư vào các khu vực thuận lợi. Tiếp tục đầu tư hạ tầng như giao thông, điện nước vào các khu, cụm công nghiệp, các làng nghề, thu hút mạnh các nhà đầu tư.

Bốn là, phát triển mạnh các cụm công nghiệp tại các địa phương, phục vụ công nghiệp để chế biến và sơ chế nông sản, thuỷ sản, lâm sản; mở rộng qui mô, phát huy các ngành nghề truyền thống nhằm giải quyết việc làm vùng nông thôn, tăng thu nhập cho người dân.

Năm là, tháo gỡ vướng mắc về mặt bằng sản xuất của các doanh nghiệp. Trợ giúp phát triển các DNVVN, giải quyết kịp thời các vướng mắc của DNVVN. Triển khai các giải pháp mở rộng thị trường, tăng tỷ trọng hàng xuất khẩu đã qua chế biến để nâng cao giá trị hàng hóa xuất khẩu.

Sáu là, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn đầu tư, mở rộng hình thức đầu tư thơng qua thị trường chứng khốn. Hướng dẫn các doanh nghiệp cổ phần hóa niêm yết và tham gia thị trường chứng khoán.

Bảy là, nghiên cứu khuyến khắch phát triển các DNVVN thuộc ngành công nghiệp phụ trợ nhằm tăng tỷ lệ nội địa hóa của các sản phẩm ô tô, xe máy, bột giấy, phụ kiện các ngành dệt may, giầy dép.

Tám là, xây dựng cơ chế quản lý phù hợp đối với các DNNN sau khi được sắp xếp, đổi mới. Tiếp tục kiểm tra, rà soát, thu hồi giấy phép các dự án không triển khai thực hiện đúng thời gian theo cam kết.

Chắn là, hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các cam kết mà nhà nước đã ký với các tổ chức AFTA, WTO, với các nước khác để DNVVN có giải pháp ứng phó và đẩy mạnh xuất khẩu.

Mười là, tiếp tục đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng du lịch. Phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa. Nâng cao chất lượng du lịch rõ rệt, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng khả năng hấp dẫn và sức cạnh tranh.

Mười một là, đẩy mạnh hỗ trợ các DNVVN xuất khẩu, khuyến khắch mọi thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu.

3.2. Các giải pháp hoàn thiện chắnh sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

3.2.1. Nâng cao tắnh minh bạch của thể chế và hồn thiện khn khổ pháp lý

Nhà nước với vai trò điều hành nền kinh tế vĩ mô cần nâng cao năng lực tổ chức, quản lý, hoàn thiện hệ thống pháp luật, ra quyết định chắnh sách, kịp thời phù hợp với tình hình thực tế, tạo ra môi trường pháp lý chặt chẽ và thông thoáng cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tất cả làm cho môi trường đầu tư và kinh doanh có nhiều thuận lợi, tạo cho các DN phát triển bền vững và có sức cạnh tranh lớn.

Công khai qui trình của các ngành, địa phương liên quan đến đầu tư và phát triển DNVVN. Tập trung giải quyết các vấn đề tiếp cận với các cơ quan thuế, hải quan theo hướng tiết kiệm thời gian nhất, minh bạch nhất. Tổ chức diễn đàn tiếng nói từ các DNVVN, về môi trường đầu tư ở tỉnh Phú Thọ. Nắm bắt kịp thời những

vướng mắt và các rào cản về mặt chắnh sách, cơ chế nhằm giải quyết có hiệu quả, tạo mơi trường thuận lợi cho các DNVVN hoạt động.

DNVVN phát triển kéo theo lao động tập trung, từng bước hình thành đơ thị hóa.... Song còn phát sinh những điều bất cập như môi trường, các vấn đề tệ nạn xã hộiẦ Do đó cần có những chắnh sách đồng bộ để hạn chế đến mức thấp nhất những mặt trái của nó.

Phát triển các loại hình dịch vụ: Bảo hiểm quốc tế, khu vui chơi giải trắ, các nhà hàng, khách sạn cao cấp, bệnh viện, trường học, đường giao thông... đạt tiêu chuẩn quốc tế để thu hút các tập đoàn tài chắnh quốc tế. Có cơ chế, chắnh sách thu hút nhân tài, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho trung tâm tài chắnh.

Có thể nói thiếu vốn là một trong những hạn chế lớn nhất trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và phát triển DNVVN nói riêng. Giải pháp giải quyết khó khăn về vốn phải là giải pháp mang tắnh tổng hợp của nhiều giải pháp như: Chắnh sách huy động, tận dụng vốn trong nước, chắnh sách khuyến khắch đầu tư của mọi thành phần kinh tế trong nước, đặc biệt là giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nguồn vốn vay ưu đãi.

Hoàn thiện cơ chế huy động vốn cho đầu tư phát triển, tạo thị trường vốn lành mạnh, hấp dẫn, đảm bảo vốn cho doanh nghiệp vay hoạt động. Đồng thời giám sát việc quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả, nhằm khắc phục tình trạng thất thốt vốn trong đầu tư xây dựng cơ bản như lãng phắ, tham ô, tham nhũng (chủ yếu khu vực DN nhà nước và nguồn vốn đầu tư, vốn tắn dụng ưu đãi từ nhà nước).

Đây là khâu khó khăn nhất cho DN nói chung cũng như DNVVN nói riêng. Thiếu vốn gây nên những ách tắc trong sản xuất, lưu thơng hàng hố. Nhu cầu về vốn đòi hỏi các DNVVN tự huy động, tìm kiếm. Tuy nhiên nhà nước cũng cần có những biện pháp hỗ trợ các DNVVN dễ dàng hơn trong việc tiếp cận các nguồn vốn, thoả mãn nhu cầu vốn cho SXKD.

Tạo cơ sở bình đẳng giữa các loại hình DN, giữa DNNN và DNTN, tạo môi trường tài chắnh thuận lợi cho các DNVVN. Đây được coi là chắnh sách trọng tâm

cần giải quyết. Cần xúc tiến đổi mới một số chắnh sách và giải pháp về tài chắnh để hỗ trợ phát triển DNVVN ở tỉnh Phú Thọ. Cụ thể là:

- Hình thành trung tâm thông tin tắn dụng tư nhân, đáp ứng nhu cầu vay vốn của các DNVVN.

- Đổi mới nội dung và phương thức đầu tư tài chắnh hỗ trợ phát triển DNVVN trên địa bàn. Cần coi trọng việc chi ngân sách Nhà nước để hỗ trợ cải thiện điều kiện kinh doanh cho doanh nghiệp nói chung và các DNVVN nói riêng. Cần phải tự do hóa và bình đẳng hơn nữa việc cho phép các nhà kinh doanh tư nhân tự phát triển các dự án, cơng trình giao thơng cơng chắnh,Ầ

3.2.2. Chắnh sách thuế

So với trước đây, hệ thống thuế của Việt Nam đã được cải thiện theo hướng đảm bảo sự công bằng cho các thành phần kinh tế, tuy nhiên hệ thống thuế hiện nay đặc biệt là thuế VAT là một thách thức đối với DNVVN, thời gian miễn giảm thuế cho DNVVN còn quá ngắn so với các DN có vốn đầu tư nước ngoài. Thuế suất và cách tắnh cịn phức tạp so với trình độ của DNVVN, thuế ắt nhưng lệ phắ thì nhiều.

Để giải quyết những bất cập trong chắnh sách thuế cần thực hiện một số giải pháp sau đây:

- Chắnh sách thuế thu nhập của công ty cần được đơn giản hóa và loại bỏ dần các trùng lặp miễn giảm tiến tới thống nhất thuế suất đối với các loại hình DNVVN.

- Cần đơn giản hóa chế độ kế toán cho phù hợp với trình độ kế tốn của DNVVN, xóa bỏ những đóng góp ngồi thuế, khi có luật thuế thay đổi cần tập huấn, đào tạo cho cả cán bộ thuế, cán bộ kế toán cũng như chủ DNVVN để họ nhận thức được và tự quyền nộp thuế.

- Chúng ta đã thực hiện chế độ DNVVN tự kê khai và nộp thuế, nhưng để cho kết quả kiểm tra, kiểm toán hàng năm phù hợp với thông lệ quốc tế cần có những hướng dẫn và đơn giản hoá các yêu cầu về sổ sách kế toán và báo cáo tài chắnh đối với DNVVN.

- Cần chi tiết hoá biểu thuế, thực hiện tốt hơn nữa hệ thống thuế giá trị gia tăng, đặc biệt là cải tiến các chắnh sách về hoàn thuế giá trị gia tăng cho các DNVVN nói riêng và các DN nói chung trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và cả nước.

- Chắnh sách thuế phải phù hợp với điều kiện đặc thù của DNVVN và cần dành những ưu đãi để khuyến khắch các chủ thể kinh tế hướng theo mục tiêu Nhà nước dự định. Ưu đãi thuế nhằm vào những ngành nghề được khuyến khắch phát triển dành cho các DNVVN ở những địa bàn khó khăn, vùng sâu, vùng xa,Ầ

- Xố bỏ hình thức thuế khoán hoặc định mức thuế cho các cán bộ thu thuế, vì đây là hình thức khiến cán bộ thuế dễ dàng áp dụng các định mức thuế cho DN

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) chính sách hỗ trợ đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)