Về điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) chính sách hỗ trợ đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 38 - 45)

2.1. Giới thiệu khái lược về tỉnh Phú Thọ

2.1.1. Về điều kiện tự nhiên

Vị trắ địa lý

Phú Thọ là một tỉnh trung du miền núi phắa Bắc của Việt Nam, có vị trắ trung tâm vùng và là cửa ngõ phắa Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội. Tỉnh Phú Thọ nằm trên trục hành lang kinh tế Hải Phòng - Hà Nội - Côn Minh (Trung Quốc), phắa Đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc, phắa Tây tiếp giáp thành phố Hà Nội, phắa Nam giáp tỉnh Hồ Bình, phắa Bắc giáp tỉnh Yên Bái và tỉnh Tuyên Quang. Phú Thọ cách sân bay quốc tế Nội Bài 50km, cách Trung tâm thành phố Hà Nội 80km, cách cảng Hải Phòng 170km, cách cửa khẩu quốc tế Hà Khẩu (giữa Lào Cai - Việt Nam và Vân Nam - Trung Quốc) và cửa khẩu Thanh Thủy - Lạng Sơn 200km và là nơi hợp lưu của ba con sông lớn: sông Hồng, sông Đà và sông Lô.

Vị trắ địa lý của Phú Thọ đã tạo cho tỉnh Phú Thọ có nhiều điều kiện thuận lợi và tiềm năng to lớn để sản xuất kinh doanh, giao lưu, phát triển kinh tế với cả trong nước và ngoài nước.

Phú Thọ còn là mảnh đất cội nguồn, vùng đất tổ của dân tộc Việt Nam. Tại đây có đền thờ các Vua Hùng và hệ thống di tắch lịch sử, lễ hội dày đặc, mỗi lễ hội có một sắc thái riêng đặc sắc và độc đáo, là tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch, dịch vụ.

Đặc điểm địa hình:

Phú Thọ là tỉnh miền núi nên có đặc điểm địa hình chia cắt tương đối mạnh do nằm cuối dãy Hoàng Liên Sơn, nơi chuyển tiếp giữa miền núi cao và miền núi thấp, gò đồi, độ cao giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Địa hình Phú Thọ được chia làm 2 tiểu vùng:

- Tiểu vùng miền núi (gồm các huyện Thanh Sơn, Yên Lập, Hạ Hòa và một phần của huyện Cẩm Khê).

- Tiểu vùng trung du, đồng bằng (gồm thành phố Việt Trì, thị xă Phú Thọ, huyện Lâm Thao, huyện Phù Ninh, huyện Thanh Thủy, huyện Tam Nông, huyện Đoan Hùng và phần còn lại của huyện Cẩm Khê, huyện Hạ Hịa).

Tóm lại, với địa hình đa dạng, vừa có miền núi, vừa có trung du và đồng bằng ven sông, đã tạo ra nguồn đất đai đa dạng, phong phú để phát triển DNVVN. Tuy nhiên do địa hình chia cắt, mức độ cao thấp khác nhau nên việc đầu tư khai thác tiềm năng, phát triển sản xuất, phát triển hạ tầng để phát triển DNVVN phải đầu tư tốn kém, nhất là giao thông, thuỷ lợi, cấp điện, cấp nước.

Đặc điểm khắ hậu:

Phú Thọ nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 23ồC, lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.700 mm, độ ẩm trung bình năm khoảng 86%; có 2 tiểu vùng chủ yếu gồm:

+ Tiểu vùng núi cao phắa Tây và phắa Nam của tỉnh, chủ yếu thuộc các huyện Thanh Sơn, huyện Yên Lập, phắa Tây huyện Cẩm KhêẦ..là vùng có nhiều tiềm năng phát triển về lâm nghiệp, khai thác khoáng sản.

+ Tiểu vùng đồi gò thấp, xen kẽ đồng ruộng, dải đồng bằng ven các triền sông Hồng. sông Lô và Sông Đà.

Đất đai và nguồn nước

Tổng diện tắch đất của tỉnh Phú Thọ là 3.532 km2, trong đó diện tắch đất nơng nghiệp: 97.610 ha, đất rừng là 195.000 ha với 64.064 ha rừng tự nhiên, đất mặt nước nuôi trồng thủy sản là 10.000 ha, các loại đất khác là 19.299 ha.

Tiềm năng về đất đai của Phú Thọ còn rất lớn, đất chưa sử dụng chiếm tới hơn 30% diện tắch tự nhiên.

Vùng đất đồi trung du thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp, cây màu lương thực và cây ăn quả - và đây cũng là một thế mạnh của tỉnh.

Nguồn nước cho sản xuất và đời sống dân cư trên lãnh thổ khá dồi dào với lưu lượng nước của 3 con sông lớn (sông Hồng, sông Đà, sông Lô) cùng hàng trăm suối, đầm ao lớn nhỏ chứa một lượng nước khá lớn thuận lợi cho sản xuất và tiêu dùng.

Phú Thọ có trữ lượng về đá xây dựng, cao lanh đủ để phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng. Khai thác tốt lợi thế này sẽ giúp tỉnh chủ động trong xây dựng, tăng nguồn thu và nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh từ đó thúc đẩy phát triển DNVVN nói riêng cũng như kinh tế xã hội của tỉnh nói chung phát triển.

Tài nguyên rừng

Phú Thọ là tỉnh miền núi - trung du, diện tắch đất đồi rừng chiếm tới 60% diện tắch tự nhiên. Nhìn chung rừng ở tỉnh này không phải là rừng giàu, ngoài vùng rừng nguyên sinh Xuân Sơn và những vùng xung quanh, rừng cịn lại khơng có giá trị cao, chủ yếu là khai thác làm nguyên liệu giấy. Đó cũng là thế mạnh của tỉnh và hướng tới tập trung cho phát triển nguyên liệu giấy.

2.1.2. Về kinh tế xã hội

Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của Phú Thọ giai đoạn 2017-2019 2019

Những chỉ tiêu chủ yếu Mục tiêu giai đoạn 2015 - 2019 Thực hiện hết năm 2019 So với mục tiêu (%)

Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân/năm 9,5 - 10% 9,79% 100

GRDP bình quân đầu người (triệu đồng) 35,5 36,2 101.9

GDP/người tăng so với năm 2015 1,5 - 1,6 lần 1,53 lần 102

Cơ cấu kinh tế:

+ Nông, lâm, thủy sản + Công nghiệp Ờ xây dựng + Dịch vụ 24,5% 39,8% 35,7% 28,7% 37,6% 33,7% 85,6 94,7 94,3

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên Dưới 1,16% 1,05 % 110,4

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng Dưới 14% 12,8% 109,3

Giảm tỷ lệ hộ nghèo Dưới 1,7% 3,08% 200

Giải quyết việc làm 61-62 nghìn

người

74,2 nghìn người

181,1

Tỷ lệ lao động qua đào tạo 60-61% 64% 106,7

Số trạm y tế xã có bác sỹ 100% 100% 100

Nguồn: QH tổng thể phát triển KT-XH Phú Thọ giai đoạn 2015ọ2020

Tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015ọ2019 trung bình đạt 9,79%, cao hơn mức trung bình của vùng trung du miền núi phắa Bắc và cả nước.

Quy mô GDP theo giá thực tế là năm 2019 ước đạt 35.634,5 tỷ đồng, GDP bình quân đầu người năm 2019 đạt 35 triệu đồng/người/năm.

Khi xem xét nền kinh tế chỉ bao gồm các ngành nông, lâm, thủy sản, xây dựng, công nghiệp và dịch vụ thì cơ cấu ngành kinh tế có sự thay đổi theo từng năm có thể thấy q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn 2015ọ2019 còn chậm.

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Phú Thọ đã tiến bộ vượt bậc, thể hiện ở việc chuyển từ nhóm PCI thấp năm 2005 sang nhóm PCI trung bình trong giai đoạn 2006ọ2009 và nhóm PCI khá năm 2010. Đó là kết quả của việc chất lượng điều hành kinh tế để cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, sự thay đổi này rất ắt dù đã có đến hơn 2/3 điểm số của các tiêu chắ được cải thiện, song mức độ thay đổi là không nhiều, sự tiến bộ còn chưa tương xứng với thực tế.

Bảng 2.2 Tổng hợp kết quả tăng trưởng kinh tế (GDP) Phú Thọ so với vùng miền núi phắa Bắc và cả nước (Theo giá so sánh) vùng miền núi phắa Bắc và cả nước (Theo giá so sánh)

Giai đoạn Chỉ tiêu Phú Thọ Vùng miền

núi phắa Bắc

Cả nước

2010-2015 Tồn nền kinh tế

Trong đó:

1.Công nghiệp - xây dựng 2. Nông lâm thủy sản 3. Dịch vụ 7,16 10,5 3,8 7,0 5,6 6,73 3,45 4,20 6,7 10,9 4,6 5,3 2015-2019 Toàn nền kinh tế Trong đó:

1.Cơng nghiệp - xây dựng 2. Nông lâm thủy sản 3. Dịch vụ 7,83 11,4 3,4 7,1 7,6 8,6 4,7 6,3 7,02 10,3 3,6 7,0 Nguồn: QH tổng thể phát triển KT-XH Phú Thọ 2010ọ2019

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Phú Thọ gia tăng liên tục qua các năm. Nếu như giai đoạn 2010ọ2015 tốc độ tăng trưởng là 7,16%, cao gấp 1,07 lần so với bình quân cả nước; thì đến giai đoạn 2015ọ2019 tốc độ tăng trưởng bình quân đã là

Bảng 2.3 Tổng hợp tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Phú Thọ theo ngành giai đoạn 2015ọ2019 (Giá thực tế) theo ngành giai đoạn 2015ọ2019 (Giá thực tế)

Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 2019

Toàn nền kinh tế Tỉnh

1. CN-XD

2.Nông lâm thủy sản 3. Dịch vụ 100,0 37,4 29,3 33,3 100,0 38,1 29,1 32,8 100,0 36,9 29,8 33,3 100,0 38,1 28,2 33,7 100,0 40,0 26,0 34,0 Nguồn: Sở KH & ĐT Phú Thọ

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế: Tỷ trọng khu vực kinh tế Nhà nước giảm dần từ 2015ọ2019 nhưng vẫn đóng vai trị chủ đạo trong nền kinh tế. Tỷ trọng khu vực kinh tế ngoài Nhà nước tăng dần, đặc biệt là khu vực kinh tế có vốn đầu tư nhà nước tăng khá mạnh.

Bảng 2.4 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Phú Thọ theo thành phần kinh tế giai đoạn 2015ọ2019 (Giá thực tế) theo thành phần kinh tế giai đoạn 2015ọ2019 (Giá thực tế)

Đơn vị tắnh: %

Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 2019

Toàn nền kinh tế Tỉnh

1. Khu vực Nhà nước 2. Khu vực ngoài Nhà nước 3. Khu vực có vốn ĐTNN 100,0 41,6 48,4 10,0 100,0 40,7 50,7 8,6 100,0 40,3 50,1 9,6 100,0 39,4 50,2 10,4 100,0 36,6 51,6 11,8 Nguồn: Sở KH & ĐT Phú Thọ

Hiện trạng dân số, lao động và sự chuyển dịch cơ cấu lao động:

Bảng 2.5 Dân số, lao động và sự chuyển dịch cơ cấu lao động năm 2015, 2019

ĐVT: Số lượng: nghìn người, cơ cấu: %

STT Hạng mục 2015 2019 Tốc độ tăng Số lượng cấu Số lượng cấu I Dân số 1370 100 1620 100 0.77 Thành thị 182.62 14.19 293,22 18,10 3.35 Nông thôn 1104.32 85.81 1326,78 81,9 0.32 II Mật độ dân số (người/km2) 388 373 0.75

III Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1.07 9.77 73.83

IV Nguồn lao động 912 1152 1.54

1

LĐ làm việc trong các

ngành KT 804 100,00 1032 100,00 1,28

Nông - lâm - thuỷ sản 407 50,62 482 46,71 1,18

Công nghiệp - xây dựng 292 36,32 367 35,56 1,26

Dịch vụ - Thương mại 105 25,80 183 37,97 1,74

2 Học sinh trong độ tuổi LĐ 61 74 1,21

3

LĐ trong độ tuổi làm nội trợ và

chưa có việc làm 47 44,76 46 0,98

Nguồn: QH tổng thể phát triển KTXH Phú Thọ 2015ọ2019

Trình độ học vấn: Trình độ học vấn của dân cư Phú Thọ hiện nay vào loại khá so với vùng Đông Bắc. Số người chưa biết chữ chỉ chiếm 0,5% so với tổng số dân toàn tỉnh. Tỉnh có 2 trường Đại học, 2 trường Cao đẳng, 4 trường trung học chuyên nghiệp, 27 trường, trung tâm và cơ cở dạy nghề, 600 trường phổ thông các cấp, bình quân 2.310 học sinh/vạn dân.

Chuyển dịch cơ cấu lao động

Trong những năm qua, cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của tỉnh đã có sự chuyển dịch tiến bộ theo hướng giảm tỷ trọng lao động

2019), giảm tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng (từ 36,32% năm 2015 lên 35,56% năm 2019), lao động dịch vụ - thương mại tăng (từ 25,8% năm 2015 lên 37,97% năm 2019).

Lao động ở nông thôn hiện nay đang thiếu việc làm. Theo kết quả thống kê của Bộ Lao động - thương binh và xã hội, hàng năm tỉnh Phú Thọ vẫn cịn khoảng 23ọ25 nghìn lao động khơng có việc làm (chiếm 2,93% tổng số người trong độ tuổi lao động của tỉnh). Do đó, tạo việc làm cho lao động nông thôn là một trong những vấn đề đang được quan tâm hiện nay trong chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Hệ thống kết cấu hạ tầng chủ yếu.

Hạ tầng giao thông: Tổng chiều dài hệ thống đường bộ của tỉnh có gần 10.000 km, 320 km đường sông, gần 100 km đường sắt. Đã đảm bảo 100% số xã có đường ơtơ vào đến trung tâm.

Hạ tầng cấp điện: Hiện tại hệ thống đường dây trung thế, hạ thế, trạm biến áp các loại đang từng bước được cải tạo, nâng cấp, thay thế và xây dựng mới. Hết năm 2003, 100% số xã đã có điện lưới quốc gia, điện năng cung cấp đạt trên 500KWh/người/năm, tăng 31,9% so với năm 2000.

Hạ tầng thông tin liên lạc: Hạ tầng thông tin liên lạc phát triển tương đối nhanh. Hạ tầng dịch vụ: Mạng lưới thương mại và dịch vụ tổng hợp đã phát triển rộng khắp đến các huyện, thị, thành và các xã trong tỉnh. Việc trao đổi, mua bán hàng hóa phục vụ sản xuất và đời sống được kịp thời, các dịch vụ sửa chữa công cụ, dụng cụ sản xuất, dân dụng rất thuận tiện. Hệ thống khách sạn, nhà hàng, điểm du lịch ngày càng phát triển.

Hạ tầng đô thị và các khu công nghiệp: Hạ tầng đô thị thành phố Việt Trì đã được đầu tư phát triển khá về hệ thống giao thông, điện, nước, vệ sinh mơi trường, các cơng trình văn hóa, thể thaoẦ cơ bản đáp ứng và phục vụ tốt đời sống nhân dân. Hạ tầng các huyện, thị xã, thị trấn cũng được đầu tư phát triển. Hạ tầng các khu công nghiệp được đầu tư ngày càng hoàn thiện, phục vụ một cách tốt nhất hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn Tỉnh.

Về giáo dục - đào tạo: Có 295 trường mầm non, 293 trường tiểu học, 2 trường Đại học, 2 trường Cao đẳng, 4 trường trung học chuyên nghiệp, 27 trường, trung tâm và cơ cở dạy nghề, 600 trường phổ thơng các cấp. Số phịng học được kiên cố hóa, đạt 94,3%.

Về y tế: Có 23 bệnh viện, 12 trung tâm y tế huyện và 273 trạm y tế xã phường, thị trấn với 1.528 giường bệnh, 70% trạm y tế được xây dựng kiên cố, 55% trạm y tế có bác sỹ đa khoa, 100% trạm có y sỹ sản khoa và nữ hộ sinh. Nhưng việc kết hợp giữa đơng y, tây y cịn hạn chế.

Hạ tầng cấp thoát nước và thủy lợi: Hệ thống hạ tầng cấp thoát nước, hệ thống thủy lợi đã và đang được đẩy mạnh đầu tư, đặc biệt là hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) chính sách hỗ trợ đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 38 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)