Chắnh sách tắn dụng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) chính sách hỗ trợ đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 81 - 84)

- Tạo vốn qua việc mở rộng tắn dụng ngân hàng: Một yếu tố quan trọng cho sự phát triển các DNVVN là khả năng tiếp cận các khoản vay, trong đó hệ thống ngân hàng là một kênh tài chắnh quan trọng. Tuy nhiên trên thực tế hiện nay, các DNVVN gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc tiếp cận nguồn vốn này. Những hạn chế xuất phát từ cả 2 phắa:

+ Về phắa ngân hàng: Các điều kiện về năng lực tài chắnh, tài sản đảm bảo nợ vay rất chặt chẽ; các thủ tục cấp tắn dụng liên quan đến nhiều ngành chưa được xử lý đồng bộ và kịp thời; công tác tư vấn lập phương án kinh doanh còn nhiều hạn chếẦ

+ Về phắa DNVVN: Năng lực tài chắnh thấp, thiếu phương án SXKD có hiệu quả; không đáp ứng đủ các điều kiện về tắn dụng; khả năng quản trị, điều hành kinh doanh thấp, chưa coi trọng cơng tác kế tốn, lập báo cáo kế toán thường là để đối phóẦ

Do vậy, để mở rộng tắn dụng các ngân hàng thương mại cần chủ động tìm kiếm dự án khả thi, nâng cao năng lực thẩm định dự án để mở rộng cho vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay, cho vay tắn chấpẦ Tăng cường công tác cung cấp thông tin đến các DNVVN và đưa ra nhiều dịch vụ phù hợp với nhiều đối tượng

DNVVN lập phương án vay vốn, thẩm định hiệu quả đầu tư các dự án để quyết định cho vay.

- Đẩy mạnh việc thành lập và vận hành quỹ bảo lãnh tắn dụng giúp các DNVVN có thể vay vốn khi gặp khó khăn về tài sản thế chấp.

Quỹ bảo lãnh tắn dụng cho các khoản vay ngắn hạn, trung và dài hạn đối với các dự án kinh doanh có hiệu quả. Tuy nhiên, để quỹ này hoạt động tốt cần có quy định rõ ràng về trách nhiệm của quỹ với cơ quan cấp tắn dụng và DNVVN cũng như làm rõ cơ chế quản lý điều hành quỹ để tránh tình trạng làm nảy sinh một khâu trung gian giữa DNVVN và ngân hàng trong quá trình thực hiện các giao dịch kinh doanh.

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh và các tổ chức tắn dụng: Triển khai Quyết định số 193/2001/QĐ-TTg ngày 20/12/2001, Quyết định số 115/2004/QĐ- TTg ngày 25/6/2004 của Thủ tướng Chắnh phủ về việc ban hành quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tắn dụng cho các DNVVN và Chỉ thị số 40/2005/CT-TTg ngày 16/12/2005 của Thủ tướng Chắnh phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác trợ giúp phát triển DNVVN, Chi nhánh Ngân hàng nhà nước tỉnh và các Tổ chức tắn dụng trên địa bàn cần thực hiện một số nội dung sau:

+ Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh: Phối hợp với các ban, ngành tại địa phương, tham mưu cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh thành lập Quỹ bảo lănh tắn dụng.

+ Các tổ chức tắn dụng: Căn cứ vào tình hình thực tế của vốn điều lệ, quỹ dự trữ của mình và nhu cầu thành lập quỹ bảo lãnh tắn dụng của từng địa phương, để quyết định việc tham gia góp vốn vào Quỹ bảo lãnh tắn dụng. Cử đại diện tham gia Ban trù bị thành lập Quỹ bảo lãnh tắn dụng theo đề nghị của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố. Tham gia Hội đồng quản lý Quỹ bảo lãnh tắn dụng để đại diện cho phần vốn góp của tổ chức tắn dụng, theo quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh.

+ Phối hợp với Quỹ bảo lãnh tắn dụng xây dựng quy trình, thủ tục bảo lãnh. Phối hợp với Quỹ bảo lãnh tắn dụng kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay và hoàn trả nợ của khách hàng, đảm bảo an tồn vốn.

- Mở rộng hình thức cho thuê tài chắnh (CTTC):

Do đặc điểm của DNVVN là ắt vốn, các điều kiện để vay vốn ngân hàng không đảm bảo, đặc biệt là điều kiện về tài sản thế chấp. CTTC về máy móc, thiết bị sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các DNVVN. Giải quyết khó khăn về vốn trung và dài hạn, giúp các DNVVN nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Hoạt động CTTC mang lại những lợi ắch sau:

+ Thuê mua tài chắnh góp phần thu hút vốn đầu tư cho nền kinh tế: Với mức độ rủi ro thấp, phạm vi tài trợ rộng rãi nên thuê mua có thể khuyến khắch các thành phần kinh tế, tư nhân cá thể đầu tư vốn để kinh doanh. Do đó sẽ thu hút được những nguồn vốn nhàn rỗi trong nội bộ nền kinh tế. Mặt khác, CTTC cũng góp phần giúp các quốc gia thu hút các nguồn vốn nước ngoài cho nền kinh tế thông quan các loại máy moc, thiết bị mà quốc gia đó nhận được.

+ Thuê mua góp phần thúc đẩy đổi mới công nghệ, thiết bị, cải tiến khoa học công nghệ; thông qua tắn dụng thuê mua, các loại máy móc, thiết bị có trình độ cơng nghệ tiên tiến được đưa vào sử dụng tại các DNVVN, góp phần nâng cao trình độ cơng nghệ của nền sản xuất trong những điều kiện khó khăn về vốn đầu tư.

+ Tắn dụng thuê mua là hình thức tài trợ có mức độ an tồn cao: Người cho th có quyền kiểm tra, giám sát việc sử dụng tài sản nên họ có thể tránh được những thiệt hại, rủi ro về tài sản. Khoản tiền tài trợ được sử dụng đúng mục đắch mà người tài trợ yêu cầu nên đảm bảo được khả năng trả nợ vốn vay.

+ Người thuê tài sản có thể gia tăng năng lực sản xuất trong những điều kiện hạn chế về vốn đầu tư. Thuê mua không gây ảnh hưởng bất lợi đối với các hệ số kinh doanh của DNVVN. Những DNVVN không thoả mãn các yêu cầu vay vốn của các Ngân hàng thương mại cũng có thể nhận được vốn tài trợ thông qua tắn dụng thuê mua; Thuê mua giúp cho các DNVVN không bị đọng vốn trong tài sản cố định; Rút ngắn được thời gian triển khai đầu tư đáp ứng kịp thời các cơ hội kinh doanh. Thuê mua cho phép DN hiện đại hóa sản xuất theo kịp tốc độ phát triển của công nghệ mớiẦ.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) chính sách hỗ trợ đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)