Một số nội dung cơ bản về xây dựng dự án phát triển nơng thơn có sự tham gia của người dân

Một phần của tài liệu Bộ tài liệu kỹ năng phát triển cộng đồng (Trang 26 - 29)

THƠN CĨ SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN

1. Một số nội dung cơ bản về xây dựng dự án phát triển nơng thơn có sự tham gia của người dân sự tham gia của người dân

1.1. Các khái niệm

1.1.1. Dự án

Dự án là tập hợp của những hoạt động khác nhau có liên quan với nhau theo một trật tự xác định nhằm vào những mục tiêu xác định, được thực hiện bằng những nguồn lực nhất định trong khoảng thời gian xác định.

Hoặc dự án là một tổng thể các hoạt động dự kiến với các nguồn lực và chi phí cần thiết, được bố trí theo một kế hoạch chặt chẽ với lịch thời gian và địa điểm xác định nhằm tạo ra những kết quả cụ thể nhắm đến việc thực hiện những mục tiêu nhất định.

1.1.2 Phát triển nơng thơn

Phát triển nơng thơn là một q trình thay đổi một cách bền vững có chủ ý về kinh tế, xã hội, văn hóa và mơi trường nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của cư dân nông thôn.

Đặc điểm của phát triển nơng thơn là phải tồn diện, dựa vào cộng đồng và bền vững. Trong đó:

+ Tồn diện: về kinh tế, xã hội, văn hóa và mơi trường;

+ Dựa vào cộng đồng: xuất phát từ lợi ích, nhu cầu của người dân, có sự tham gia của người dân trong cộng đồng nông thôn;

+ Bền vững: thỏa mãn nhu cầu hiện tại nhưng không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu tương lai.

1.1.3. Sự tham gia

Sự tham gia là sự tham dự của người dân trong tiến trình ra quyết định, thực hiện chương trình, chia sẻ quyền lợi của các chương trình phát triển cũng như trong đánh giá.

1.1.4. Xây dựng dự án phát triển nơng thơn có sự tham gia của người dân

Xây dựng Dự án phát triển nơng thơn có sự tham gia của người dân là dự án tập trung cho cộng đồng do chính người dân trong cộng đồng xây dựng và thực hiện nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của cư dân trong cộng đồng và thay đổi một cách bền vững có chủ ý về kinh tế- xã hội, văn hóa và mơi trường.

- Các dự án có thể được phân chia làm thành nhóm lớn theo các mục đích chủ yếu của chúng:

- Dự án phát triển: Phát triển là làm biến đổi một tình hình theo hướng tích cực. Các dự án phát triển nhắm đến những mục đích đa dạng như làm thay đổi các điều kiện kinh tế, xã hội của một địa phương, cải tổ một hệ thống quản lý tài

nguyên và môi trường, phát triển nguồn nhân lực, triển khai một công nghệ mới v.v… Đó là một nhóm các dự án đa dạng, sử dụng ngân sách công cho các mục tiêu phát triển.

- Dự án đầu tư: Các dự án đầu tư nhắm vào việc tạo ra sản phẩm, nâng cao năng lực sản xuất và tính cạnh tranh. Đó là các dự án sử dụng nguồn lực của các doanh nghiệp hay các đơn vị sản xuất kinh doanh. Mục tiêu chính của chúng là hiệu quả kinh tế và lợi nhuận.

Bảng: Phân biệt dự án phát triển và dự án đầu tư

Dự án phát triển (xã hội) Dự án đầu tư (kinh doanh)

Mục đích là lợi ích kinh tế xã hội, mơi trường

Kinh tế, lợi nhuận cao

Kinh phí huy động lớn, khó thu hồi vốn Eo hẹp về nguồn lực Có nhiều đối tác tham gia Có ít đối tác tham gia

Cấu trúc tổ chức chuyên biệt Tổ chức dự án thường là một bộ phận của tổ chức

Dự án phát triển (xã hội) Dự án đầu tư (kinh doanh)

Cộng đồng vừa là chủ đầu tư, vừa là người thực hiện vừa là người hưởng lợi

Rạch ròi giữa chủ đầu tư và người thực hiện dự án

Đòi hỏi kỹ năng phối hợp hoạt động cao hơn

Đòi hỏi kỹ năng quản lý cá nhân tốt hơn

Lồng ghép đa mục tiêu Đơn mục tiêu, ít lồng ghép

Trong phạm vi tài liệu này, chúng ta không đi sâu vào các dự án đầu tư mà sẽ tập trung vào việc thảo luận các dự án phát triển. Các dự án này nhắm đến việc tạo ra một sự biến đổi trong tình hình của một địa phương hay một ngành hay một cộng đồng; chúng liên quan đến trực tiếp đến nhiều khía cạnh: con người, tài nguyên, môi trường, công nghệ, thể chế v.v. Cụ thể, tài liệu này hướng dẫn kỹ năng xây dưng dự án có sự tham gia cho cơng chức xã để cùng với người dân trên địa bàn quản lý phát triển cộng đồng, xây dựng nông thôn mới.

1.2. Chu trình dự án

Một chu trình của dự án bao gồm các nội dung sau: - Xác định dự án

- Thiết kế dự án

- Trình thẩm định, phê duyệt dự án - Thực hiện dự án

- Giám sát, đánh giá dự án.

1.3. Các đặc trưng của dự án nông nghiệp và phát triển nơng thơn có sự tham gia của người dân tham gia của người dân

1.3.1. Đặc trưng

Dự án nông nghiệp và phát triển nơng thơn có sự tham gia của người dân bao gồm các đặc trưng chủ yếu sau

- Dự án nơng nghiệp và phát triển nơng thơn có sự tham gia của người dân là tập hợp các hoạt động tương đối độc lập (bao gồm các hợp phần khác nhau)

Các dự án xuất phát từ nhu cầu giải quyết các vấn đề cụ thể mà không thể giải quyết bằng các hoạt động thường xuyên. Để giải quyết các vấn đề này đòi hỏi một sự phối hợp hoạt động để làm thay đổi một tình trạng, và được phản ảnh qua các mục đích và mục tiêu được các bên tham gia thống nhất.

- Diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định

Mỗi dự án có một kế hoạch riêng, bao gồm một khung thời gian với thời điểm bắt đầu và kết thúc nhất định. Điều này giúp phân biệt rõ ràng với các hoạt động có tính chất thường xun.

- Các nguồn lực bị giới hạn (xác định)

Để đáp ứng các mục tiêu đã đề ra, các dự án dựa vào các nguồn lực có thể được huy động từ nhiều nguồn khác nhau. Vì vậy, một trong những nhiệm vụ của quản lý dự án là đảm bảo rằng các nguồn lực của nó được sử dụng một cách có hiệu quả để mang lại những kết quả và tác động mong đợi.

- Có liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều ngành, nhiều đối tượng khác nhau.

- Nhiệm vụ đặc biệt chỉ thực hiện một lần - Công cụ quản lý đặc biệt

Thực thi kế hoạch của dự án là nhằm tạo ra một sự thay đổi theo những mục đích và mục tiêu đã vạch ra. Vì thế, việc quản lý các dự án cũng có các tính chất riêng khác với các hoạt động thường xuyên.

- Nhân sự dự án: tạm thời, đến từ nhiều nguồn, bộ máy quản lý chỉ tồn tại

trong thời gian của dự án và tập trung cho việc thực thi dự án.

1.3.2. Quan điểm trong xây dựng dự án phát triển có sự tham gia của người dân

-Dự án phải đáp ứng nhu cầu của người đân dân tại cộng đồng, địa phương, khả năng và ý định của các bên liên quan....

- Dự án phải hướng vào việc xố đói giảm nghèo, phải coi trọng đồng thời ba mục tiêu về kinh tế, xã hội và môi trường.

- Dự án phải là của dân, phải thể hiện phương châm "Dân biết, dân bàn, dân đóng góp, dân làm, dân kiểm tra, dân quản lý và hưởng lợi".

- Dự án phải phát huy nội lực, hướng vào việc xây dựng sự phát triển bền vững cho địa phương. Tính bền vững thể hiện ở ba mức độ:

- Bền vững về thành quả dự án: Liệu người dân địa phương có tiếp tục

được hưởng lợi sau khi dự án kết thúc?

- Bền vững về tổ chức: Liệu dự án đã làm cho các tổ chức kinh tế - xã hội

ở địa phương phát triển khi kết thúc dự án? Liệu nhóm hưởng lợi có tiếp tục duy trì, tự vận hành, quản lý được cơng trình dự án?

- Bền vững về tài chính: Nếu khơng có sự trợ giúp từ bên ngồi, liệu các

hoạt động dự án có tự tạo ra được kinh phí để vận hành và duy tu cơng trình góp phần tạo nhiều thu nhập cho nhân dân?

- Dự án phải góp phần giảm thiểu sự cho khơng, loại bỏ trợ cấp mãi mãi. Dự án phải thể hiện được người hưởng lợi cũng phải chịu chi phí từ dự án, ở những nơi quá nghèo người hưởng lợi vẫn phải trả cho dịch vụ đầu ra từ dự án.

- Công nghệ áp dụng trong dự án nên là công nghệ phù hợp, chú trọng kiến thức bản địa của nhân dân địa phương.

- Dự án phát triển nông thôn phải được xây dựng và thực hiện với sự tham gia đồng bộ và kết hợp chặt chẽ của các ngành và các đoàn thể.

1.1.3. Yêu cầu khi xây dựng dự án nơng nghiệp, nơng thơn có sự tham gia của người dân

- Phù hợp với chủ trương, chính sách của Nhà nước, đồng thời đáp ứng được nhu cầu của người hưởng lợi

- Các mục tiêu phải đựơc trình bày rõ ràng và cụ thể. Mục tiêu dự án phải thực tế và có khả năng áp dụng được. Kết quả dự án phải mang tính bền vững và ổn định lâu dài.

- Dự án phải thoả mãn nhu cầu phát triển kinh tế xã hội gắn liền với việc bảo vệ môi trường

- Dự án cần thiết phải nằm trong khả năng quản lý, vận hành và bảo dưỡng của cộng đồng địa phương và khai thác được lao động và nguyên vật liệu tại chỗ.

- Quá trình tổ chức thực hiện dự án chính là cơ hội học tập để nâng cao nhận thức và kỹ năng quản lý cộng đồng của chính quyền và nguời dân địa phương.

- Trong quá trình triển khai các hoạt động của dự án, việc quản lý tài chính rõ ràng và đúng quy định của các cơ quan kiểm tốn. Bảo đảm mọi cơng trình, cơ sở vật chất, vật tư, trang thiết bị đầu tư cho dự án đuợc sử dụng đúng chức năng và có bảo quản, bảo trì đúng mức.

Một phần của tài liệu Bộ tài liệu kỹ năng phát triển cộng đồng (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)