Phân tích vấn đề

Một phần của tài liệu Bộ tài liệu kỹ năng phát triển cộng đồng (Trang 34 - 36)

4. Các bước xây dựng dự án PTNT có sự tham gia của người dân

1.2. Phân tích vấn đề

1.2.1 Nội dung

Phân tích vấn đề giúp phân loại những vấn đề đang tồn tại ở vùng dự án bằng cách sử dụng mối quan hệ “Nguyên nhân – Kết quả”. Để dễ hình dung những vấn đề tiến hành xây dựng cây vấn đề mà bắt đầu bằng cách xác định vấn đề cốt lõi (sau đây gọi là vấn đề lõi). Cây vấn đề được phát triển về hai phía của vấn đề cốt lõi, phát triển lên phía trên là hậu quả cịn phát triển về phía dưới là nguyên nhân.

Cây vấn đề là một cơng cụ phân tích (dưới dạng sơ đồ hình cây) cho phép người tham gia phân tích hệ thống các nguyên nhân nổi trội trong phát triển kinh tế xã hội ở cộng đồng hoặc ở địa phương (như tình trạng nghèo đói, thu nhập từ nơng nghiệp thấp, cơ cấu nền kinh tế chưa hợp lý, cơ sở hạ tầng xuống cấp v.v.). mục tiêu là tìm ra những nguyên nhân trung gian và nguyên nhân cụ thể (căn nguyên) của vấn đề, từ đó xây dựng các giải pháp trong cây mục tiêu.

1.2.2. Hướng dẫn phân tích vấn đề bằng cây vấn đề + Mục đích

- Phân tích đến tận căn nguyên của những vấn đề còn tồn tại ở địa phương hoặc tại một cộng đồng và hình thành mối quan hệ nhân quả giữa các vấn đề đã xây dựng.

- Giúp lựa chọn mục tiêu, các chỉ số ở các bước sau được đúng đắn và toàn diện.

- Giúp xác định được những nguyên nhân của vấn đề đang tồn tại trong tình hình thực tế. và Lựa chọn ra những vấn đề ưu tiên giải quyết. Đó là những vấn đề các bên liên quan quan tâm nhất

+ Nội dung thực hiện

- Căn cứ vào vấn đề ưu tiên được xác định bằng phương pháp cho điểm, phát thẻ màu cho từng người để xác định nguyên nhân của vấn đề bằng cách trả lời câu hỏi tại sao?

- Ghim thẻ màu ghi nguyên nhân của vấn đề lõi lên bảng

- Nhóm thảo luận để có sự thống nhất chọn ra nguyên nhân quan trọng nhất, trực tiếp liên quan đến vấn đề lõi. Đây là những nguyên nhân gây nên vấn đề đang xảy ra trong thực tế, không phải nguyên nhân giả định, khơng suy luận.

- Ngun nhân được tìm ra được viết theo hàng ngang dưới vấn đề lõi, gọi là nguyên nhân cấp 1.

- Tiếp tục viết nguyên nhân cấp 2 (cấp n) theo cách làm trên và dán phía dưới các nguyên nhân cấp trên theo hàng ngang. Cứ như vậy sẽ phát triển được cây vấn đề theo hướng đi xuống.

- Phần phía trên vấn đề lõi là những hậu quả được gây ra bởi vấn đề lõi nếu vấn đền lõi không được giải quyết. Viết hậu quả trực tiếp của vấn đề lõi lên thẻ màu rồi dán lên phía trên vấn đề lõi theo hàng ngang

- Thảo luận tính thích hợp của thẻ màu trong sự liên quan với nội dung và vị trí đồng thời cũng xem xét xem có hậu quả khác nữa khơng. Sau đó hồn chỉnh thẻ để hình thành hậu quả trực tiếp.

- Tiếp tục viết “hậu quả cấp 2” đối với mỗi hậu quả trực tiếp ở trên lên thẻ màu. Dán/viết các hậu quả của từng hậu quả trực tiếp ở phía trên theo hàng ngang. Sau đó làm giống bước trên. Tiếp tục xem xét cẩn thận những hậu quả và phát triển cây theo hướng đi lên.

- Xem xét lại tính logic và mối quan hệ nhân quả của cây vấn đề rồi nối các nguyên nhân và hậu quả của từng vấn đề lại, vẽ mũi tên để thể hiện nguyên nhân và hậu quả của vấn đề, mũi tên hướng từ dưới lên.

+ Một số chú ý khi xây dựng cây vấn đề

- Chọn vấn đề lõi không nên rộng quá. Tuỳ theo phạm vi, vùng dự án và mức kinh phí mà xác định cấp độ vấn đề lõi.

- Khơng phân tích các nguyên nhân khách quan mà cộng đồng, địa phương không tác động được như rủi ro về thời tiết, thiên tai, tình hình biến động của thị trường, khủng hoảng quốc tế, v.v.

- Trong phát triển cộng đồng, xây dựng nông thôn mới vấn đề lõi nên rộng thì nội dung dự án sẽ nhiều hợp phần: (ví dụ Thu nhập của người dân thấp xuất phát từ nguyên nhân thiếu hướng dẫn kỹ thuật canh tác, Năng suất cây trồng thấp, Cơ sở hạ tầng xuống cấp, … thì dự án sau này sẽ nhằm phát triển hạ tầng cơ sở, nước sạch, tín dụng và khuyến nơng).

- Khơng nên coi vấn đề thiếu vốn là vấn đề khó khăn trực tiếp vì mọi công việc khi giải quyết đều cần tới vốn.

- Cây vấn đề được chia làm 2 nửa, phía trên vấn đề lõi được gọi là hậu quả (nếu vấn đề lõi khơng được giải quyết thì có khả năng xảy ra các hậu quả đó) và phía dưới vấn đề lõi là nguyên nhân gây nên các vấn đề.

Kiểm nghiệm tính đúng đắn của việc phân tích bằng cách tự hỏi: Nếu giải quyết được ngun nhân này thì đã góp phần giải quyết được vấn đề trên? nếu có câu trả lời là đúng vậy thì có nghĩa là việc phân tích vấn đề là đúng.

Một phần của tài liệu Bộ tài liệu kỹ năng phát triển cộng đồng (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)