4. Các bước xây dựng dự án PTNT có sự tham gia của người dân
1.3. Xác định mục tiêu dự án
1.3.1. Nội dung
Mục tiêu của dự án là cái đích cần đạt được và là sự mơ tả tình hình trong tương lai khi vấn đề nêu ra được giải quyết. Mục tiêu là những kết quả cụ thể của dự án mà cộng đồng mong muốn đạt được, là đích mà hoạt động phát triển cộng đồng hướng đến. Xác định mục tiêu nhằm:
- Giải quyết các vấn đề khó khăn mà dân địa phương đang gặp phải.
- Giúp cộng đồng xác định chính xác các hoạt động phát triển hoặc điều chỉnh lại kế hoạch cho phù hợp hơn với nguồn lực, thời gian và hoàn cảnh thực tế của cộng đồng
- Giúp nhà kế hoạch nhìn thấy mối quan hệ giữa các cấp mục tiêu thực hiện hàng năm hay 3-5 năm và mối quan hệ chặt chẽ giữa các kế hoạch này.
- Làm cơ sở xây dựng các giải pháp thực hiện
- Là cơ sở để để tổ chức phối hợp hành động giữa các địa phương để đạt được mục tiêu chung.
- Là đầu vào trực tiếp để xây dựng các cấp mục tiêu trong khung logic của kế hoạch
Sau khi xác định được mục tiêu, dựa vào nguồn lực hiện tại, thời gian … để tiến hành lựa chọn dự án hoặc nhánh dự án.
1.3.2. Hướng dẫn phân tích mục tiêu bằng cây mục tiêu
Cây mục tiêu luôn đi cùng Cây vấn đề và hai công cụ này bổ trợ cho nhau. Cây mục tiêu, như tên gọi của nó, giúp cộng đồng, địa phương xác định được
các mục tiêu (mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể), cùng các giải pháp (các sản phẩm đầu ra) và các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu, giải pháp.
Cũng giống như phân tích vấn đề bằng cây vấn đề. Việc phân tích mục tiêu bằng cây mục tiêu dựa trên mối quan hệ giải pháp - kết quả. Phía trên mục tiêu lõi là những kết quả có thể đạt được nếu dự án được tiến hành, cịn phía dưới mục tiêu lõi là các hoạt động, sản phẩm đầu ra để đạt được mục tiêu. Cây mục tiêu có dạng như sau
+ Nội dung thực hiện
- Mục tiêu chính là tình trạng mong đợi mà dự án sẽ mang lại khi kết thúc. Xác định mục tiêu bằng cách trả lời lời câu hỏi: dự án sẽ đạt được gì khi kết thúc?
- Trong quá trình xây dựng dự án việc xác định mục tiêu bằng cách chuyển đổi những yếu tố tiêu cực từ “cây vấn đề” vừa phân tích ở trên thành những mong muốn tích cực. Những mong muốn tích cực chính là những mục tiêu cần đạt được của dự án. Việc chuyển đổi sẽ hình thành cây mục tiêu với mối quan hệ giải pháp và kết quả.
- Xem xét tính logic của cây mục tiêu, mục tiêu nào không phù hợp (mục tiêu ngồi tầm kiểm sốt của dự án, không đáp ứng được điều kiện của dự án về thời gian, kinh phí, kỹ thuật,…) thì có thể loại bỏ và cũng có thể thay thế bằng mục tiêu khác phù hợp.
Bảng: Một số ví dụ chuyển đổi từ cây vấn đề sang cây mục tiêu
Vấn đề Mục tiêu
Thu nhập của người dân thấp Thu nhập của người dân được nâng Lên
Năng suất lúa thấp Năng suất lúa tăng
Khơng có thị trường đầu ra Có thị trường đầu ra cho sản phẩm Thiếu kỹ thuật ngành nghề Được tập huấn kỹ thuật ngành nghề
Hậu quả Kết quả
Hộ gia đình nghèo, đói Xóa đói, giảm nghèo Trẻ em khơng được đi học Trẻ em được đi học
Thanh niên bỏ quê Thanh niên không bỏ quê
Tệ nạn xã ở địa phương hội tăng Tệ nạn xã hội ở địa phương giảm
+ Yêu cầu khi xây dựng cây mục tiêu
- Cây mục tiêu phải có tính logic
- Phải có tính cụ thể hố dần (mục tiêu cấp càng thấp càng phải cụ thể hơn so với mục tiêu cấp trên)
- Phải có tính độc lập tương đối (các mục tiêu cùng cấp) để tránh chồng chéo về nguồn lực
Chú ý, chiều của mũi tên nối các mục tiêu theo hướng từ dưới lên trên nhằm thể hiện, nếu giải quyết được các mục tiêu phía dưới thì sẽ giảy quyết được những mục tiêu phía trên và giải quyết được mục tiêu lõi và sẽ góp phần đạt được kết quả
Ví dụ về phân tích mục tiêu: nâng cao thu nhập các hộ gia đình tại xã bằng cây mục tiêu
+ Lựa chọn dự án
Lựa chọn dự án là quá trình lựa chọn các dự án cụ thể từ các mục tiêu và các giải pháp đươc cung cấp ở bước phân tích mục tiêu. Cây mục tiêu bao gồm toàn bộ các giải pháp cần thiết để đạt được mục tiêu lõi. Tuy nhiên, ở một dự án thực tế có rất nhiều hạn chế về đầu vào và kế hoạch. Đó là một điều hết sức bình thường khi khơng phải tất cả các giải pháp/mục tiêu ở cây mục tiêu đều được thực hiện như là một phần của một dự án. Mặc dù vậy, vẫn cần phải xây dựng dự án từ một phần của cây mục tiêu. Cách lựa chọn như sau:
- Cây mục tiêu có một vài “nhánh” giải pháp và kết quả trong một nhóm, mỗi một nhánh là một dự án. Một nhánh dự án bao gồm một nhóm các giải pháp bên dưới mục tiêu. Để lựa chọn một dự án tiến hành xác định nhánh dự án và khoanh vùng chúng lại.
- Có thể có 2 hoặc nhiều nhánh được kết hợp lại với nhau hoặc chỉ một phần nhánh trở thành một dự án độc lập. Điều này cũng có nghĩa là có thể kết hợp 2 hoặc nhiều nhánh dự án với nhau thành một nhóm lớn hơn.
- Mỗi một nhánh dự án nên đặt cho một cái tên, ví dụ như “Tập huấn kỹ thuật canh tác”, “Nâng cao hiệu quả sử dụng nước”,…
Sau khi lựa chọn dự án, tiến hành lập kế hoạch và xác định các hoạt động dự án.