VIII. Hiệu quả, tác động và tính
1. Đặc điểm của cộng đồng nông thôn
1.1. Tính cộng đồng và tính tự trị
Đặc trưng cơ bản của nơng thơn Việt Nam là tính cộng đồng và tính tự trị, đây là hai đặc trưng bao trùm nhất, quan trọng nhất của làng xã, chúng tồn tại song song như 2 mặt của một vấn đề.
Tính cộng đồng là sự liên kết các thành viên trong làng xã lại với nhau, mỗi người đều hướng tới người khác. Sản phẩm của tính cộng đồng là một tập thể làng xã mang tính tự trị: Làng nào biết làng ấy, các làng tồn tại khá biệt lập
với nhau.
Tính cộng đồng và tính tự trị là hai đặc trưng gốc rễ, chúng là nguồn gốc sản sinh ra hàng loạt ưu điểm và nhược điểm về tính cách của con người Việt Nam:
- Ưu điểm tính cộng đồng:
+ Tinh thần đồn kết, tương trợ. Tính cộng đồng nhấn mạnh vào sự thống nhất, do đồng nhất nên người Việt Nam ln sãn sàng đồn kết, giúp đỡ lẫn nhau, coi mọi người trong cộng đồng như anh em ruột thịt trong nhà.
+ Tính tập thể hồ đồng. Do đồng nhất nên người Việt Nam ln có tính tập thể cao, hoà đồng vào cuộc sống chung.
+ Nếp sống dân chủ, bình đẳng, bộc lộ trong các nguyên tắc tổ chức nông thôn theo địa bàn cư trú, theo nghề nghiệp.
- Ưu điểm tính tự trị
+ Do sự khác biệt, cơ sở của tính tự trị tạo nên tinh thần tự lập cộng đồng; mỗi người phải lo liệu lấy mọi việc, truyền thống cần cù.
+ Nếp sống tự cấp, tự túc, mỗi làng đáp ứng nhu cầu cho cuộc sống của mình, đảm bảo nhu cầu về ăn, nhu cầu về ở.
- Nhược điểm tính cộng đồng:
+ Về ý thức con người cá nhân bị thủ tiêu, người Việt Nam ln hồ tan vào các mối quan hệ xã hội, giải quyết xung đột theo lối hoà cả làng.
+ Hay dựa dẫm, ỷ lại vào tập thể.
+ Tư tưởng cầu an, cả nể, làm gì cũng sợ.
+ Thói đố kị, cào bằng, khơng muốn ai hơn mình. - Nhược điểm tính tự trị
+ Bè phái, địa phương cục bộ, làng nào biết làng ấy, chỉ lo vun vén cho địa phương mình.
+ Gia trưởng – tơn ti, sản phẩm của ngun tắc tổ chức nông thôn theo huyết thống, tự thân nó khơng xấu, nhưng khi nó gắn liền với óc gia trưởng tạo nên tâm lý áp đặt ý muốn của mình cho người khác, tạo nên tư tưởng thứ bậc vơ lý, nó trở thành một lực cản đáng sợ cho sự phát triển xã hội.
1.2. Đa dạng văn hoá và đa sắc tộc
- Các dân tộc cư trú xen kẽ nhau, có trình độ phát triển kinh tế - xã hội khơng đồng đều, nhưng khơng có sự phân chia lãnh thổ và chế độ riêng. Hình thái cư trú xen kẽ nhiều dân tộc anh em, phản ánh mối quan hệ đoàn kết, thống nhất của cộng đồng. Những năm gần đây, gắn liền với sự phát triển kinh tế, văn hố, xã hội, tính đan xen đó càng tăng lên. Hiện nay, ở miền núi hầu như khơng có tỉnh, huyện nào chỉ có một cộng đồng hai dân tộc sinh sống. Do địa bàn cư trú, phong tục tập quán và tâm lý, lối sống của các dân tộc, nên trình độ phát
triển kinh tế - xã hội của vùng, miền dân tộc khơng đồng đều. Một số dân tộc có dân số ít, ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế - xã hội cịn gặp khó khăn như Si La, Pu Péo…
- Mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng, tạo nên nền văn hoá đa dạng, phong phú, thống nhất. Mỗi dân tộc đều có phong tục, tập qn, lối sống, tín ngưỡng tơn giáo mang tính đặc thù, tạo nên những bản sắc văn hoá riêng của từng dân
tộc, tồn tại và phát triển trong tính đa dạng và thống nhất của nền văn hoá các dân tộc.
- Kinh tế ở miền núi, các dân tộc thiểu số cịn chậm phát triển, tình trạng du canh, du cư, di dân do vẫn còn diễn biến phức tạp. Kết cấu hạ tầng ở vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng vẫn cịn khó khăn, nhiều nơi mơi trường sinh thái tiếp tục bị suy thối.
- Tỷ lệ nghèo đói ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi cao so với bình quân chung cả nước, khoảng cách chênh lệch về mức sống, về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các dân tộc, giữa các vùng ngày càng gia tăng; chất lượng, hiệu quả giáo dục đào tạo cịn thấp, cơng tác chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào dân tộc thiểu số gặp nhiều khó khăn, một số bản sắc tốt đẹp trong văn hoá của các dân tộc thiểu số đang bị mai một, một số tập qn lạc hậu, mê tín dị đoan có xu hướng phát triển.
- Hệ thống chính trị cơ sở ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi cịn yếu, tỷ lệ cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học cịn thấp. Năng lực, trình độ cán bộ xã còn hạn chế. Hoạt động của cấp uỷ, chính quyền, mặt trận và đồn thể ở nhiều nơi chưa sát dân, chưa tập hợp được đồng bào.