4. Các bước xây dựng dự án PTNT có sự tham gia của người dân
1.7. Tham vấn dự án
Sau khi viết đề xuất dự án xong thì tiến hành tham vấn dự án. Tham vấn là hình thức lấy ý kiến của các bên liên quan về một bản kế hoạch, một dự án mới, một vấn đề hay một ý tưởng mới, v.v mà khi thực hiện sẽ có ảnh hưởng đến các bên liên quan trên. Các bên liên quan thường là lãnh đạo và chuyên viên các cơ quan nhà nước các ngành các cấp, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và chuyên gia độc lập, v.v. Tham vấn được tiến hành với các nội dung, phương pháp và mục đích khác nhau.
Có các phương pháp tham vấn sau đây:
- Tham vấn trực tiếp
+ Các hình thức: Tham vấn trực tiếp, tham vấn qua điện thoại, tham vấn trực tuyến tại các buổi hội thảo, hội nghị, thảo luận nhóm.
+ Điều kiện áp dụng: Cho các nội dung mang tính chuyên đề; Cho các vấn đề quan trọng, lớn, liên quan tới nhiều ngành; Cho các nội dung bị hạn chế về thời gian.
- Tham vấn gián tiếp
+ Các hình thức: Qua phiếu điều tra, qua Internet, email, v.v; Qua công văn, dự thảo.
+ Điều kiện áp dụng: Cho các nội dung cần sự đồng thuận của cộng đồng; Cho các nội dung mang tính chun ngành; Cho các nội dung khơng bị hạn chế về thời gian; Cho các nội dung yêu cầu thông tin chi tiết.
- Tham vấn nội bộ
+ Các hình thức áp dụng trong tham vấn trực tiếp và gián tiếp
+ Điều kiện áp dụng: Những nội dung đang soạn thảo, dự kiến chưa đòi hỏi ý kiến từ bên ngồi; Những nội dung chun mơn hẹp.
- Tham vấn liên ngành (nếu có)
+ Điều kiện áp dụng: Những nội dung lớn, quan trọng đối với cả địa phương và ngành; Những nội dung đang soạn thảo nhưng liên quan tới nhiều cơ quan ban ngành, đối tượng bên ngoài.
Cách thức tiến hành tham vấn:
- Tiến hành chia những người tham gia tham vấn theo nhóm liên quan như : Kinh tế, văn hóa - xã hội, phá triển mơi trường, quản trị nhà nước.
- Cử tổ trưởng và thư ký tham gia thảo luận nhóm để ghi chép các ý kiến thảo luận về các vấn đề kế hoạch.
- Bố trí cán bộ trong nhóm nịng cốt lập kế hoạch tham gia để giải thích những câu hỏi trong nhóm nêu lên.
- Tổng hợp và phân loại các nhóm ý kiến và ghi vào biên bản kết quả tham vấn và sau đó gửi tới nhóm biên soạn kế hoạch để chỉnh sửa khung logic.
- Nhóm soạn thảo kế hoạch chỉnh sửa khung logic sau khi có các ý kiến đóng góp từ cuộc tham vấn.
- Một số khó khăn thường gặp khi tham vấn ở cộng đồng, địa phương: - Thiếu sự hợp tác từ người cần tham vấn, họ hay vắng mặt, thậm chí lánh mặt;
- Thù lao đối với người được tham vấn khơng có hoặc nếu có thì rất ít; - Chưa có sự thống nhất trong phương pháp, phương án xử lý thông tin; - Cán bộ tham vấn chưa có hoặc cịn thiếu kỹ năng tham vấn nên tốn nhiều thời gian và cơng sức mà ít đạt được mục tiêu;
- Thông tin phản hồi chưa kịp thời, đôi khi chung chung. Các câu trả lời thường qua loa, thơng tin thiếu chính xác;
- Thời điểm tham vấn thường là ngồi giờ hành chính; - Ít nhận được sự hỗ trợ tích cực của các cơ quan liên quan.