Tuyên truyền, thuyết phục trong phát triển cộng đồng nông thôn

Một phần của tài liệu Bộ tài liệu kỹ năng phát triển cộng đồng (Trang 52 - 53)

VIII. Hiệu quả, tác động và tính

2. Tuyên truyền, thuyết phục trong phát triển cộng đồng nông thôn

2.1. Khái niệm tuyên truyền, thuyết phục

Tuyên truyền, thuyết phục là q trình tác động có chủ đích của chủ thể (cá nhân, nhóm, tổ chức…) nhằm thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của khách thể (cá nhân, nhóm xã hội, tổ chức, cộng đồng xã hội).

Tuyên truyền là một quá trình làm thay đổi nhận thức, tư tưởng của đối tượng nhận thông tin nhằm đạt được mục tiêu đã định.

Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật với tính cách làm một hoạt động, có hai nghĩa:

Nghĩa hẹp: Là việc truyền bá pháp luật cho đối tượng nhằm nâng cao tri

thức, tình cảm, niềm tin pháp luật cho con người, từ đó nâng cao ý thức tơn trọng pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của họ.

Nghĩa rộng: Là lĩnh vực hoạt động bao gồm tất cả các công đoạn như định

hướng công tác phổ biến giáo dục pháp luật; Lập chương trình, kế hoạch, áp dụng các hình thức phổ biến giáo dục pháp luật; Triển khai chương trình; Kiểm tra; Sơ kết, tổng kết, đúc rút kinh nghiệm v.v...về phổ biến giáo dục pháp luật.

Thuyết phục hiểu một cách đơn giản nhất là việc làm cho người khác thay đổi hành vi và hành động theo hướng mình mong muốn, để đạt được mục tiêu của mình.

Hiểu theo nghĩa rộng: thuyết phục là việc làm bạn gây ảnh hưởng tích cực tới người khác và thu hút, kêu gọi sự hợp tác của họ để thực hiện các mục tiêu của bạn thay vì bạn phải tự thực hiện.

2.2. Vai trò của tuyên truyền, thuyết phục trong phát triển cộng đồng

- Tuyên truyền, thuyết phục thông qua hoạt động của báo cáo viên, tuyên truyền viên được xác định là công cụ quan trọng hàng đầu nhằm tuyên truyền, giáo dục về đường lối, chính sách, truyền bá những quan điểm của Đảng, đưa tiếng nói của Đảng đến người dân.

- Tun truyền góp phần nâng cao nhận thức, hình thành và củng cố niềm tin cho cán bộ đảng viên và người dân trong cộng đồng.

- Góp phần quan trọng để xây dựng nền văn hoá mới, con người mới xã hội chủ nghĩa.

- Uốn nắn những nhận thức lệch lạc, đấu tranh với những quan điểm sai trái, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

- Thông qua tuyên truyền, thuyết phục phát huy vai trò làm chủ, tích cực, sáng tạo của người dân trong cộng đồng.

Một phần của tài liệu Bộ tài liệu kỹ năng phát triển cộng đồng (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)