Quy trình thuyết phục đối tượng cá biệt

Một phần của tài liệu Bộ tài liệu kỹ năng phát triển cộng đồng (Trang 64 - 66)

VIII. Hiệu quả, tác động và tính

4. Quy trình thuyết phục đối tượng cá biệt

4.1. Phân loại, lựa chọn đối tượng

Khơng phải ai cũng có thể trở thành đối tượng của thuyết phục cá biệt, hình thức này chỉ tác động đến một nhóm người có đặc điểm riêng biệt. Chính vì vậy, cần có sự lựa chọn, tìm kiếm đối tượng cá biệt để tác động. Đây là giai đoạn quan trọng nhất khi tiến hành thuyết phục đối tượng cá biệt. Việc lựa chọn đúng đối tượng sẽ đạt được hiệu quả cao trong công tác thuyết phục. Lựa chọn đúng đối tượng sẽ làm tăng khả năng giải quyết được những vướng mắc, khó khăn trong q trình phát triển cộng động. Ngược lại nếu lựa chọn sai đối tượng thuyết phục sẽ làm các hoạt động phát triển gặp khó khăn hơn thậm chí khơng thể giải quyết được. Để lựa chọn đúng đối tượng, người tiến hành thuyết phục phải chú ý những vấn đề sau đây:

- Đối tượng cá biệt phải là người có đặc điểm riêng biệt. Nói cách khác, người được lựa chọn phải là người có khả năng giải quyết những vấn đề liên quan đến phát triển cộng đồng đã đặt ra. Để xác định được khả năng này người tiến hành thuyết phục phải xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ đảm bảo phát triển cộng đồng bền vững. Ví dụ: xuất phát từ yêu cầu xây dựng phong trào cơ giới hố nơng nghiệp, dồn điển đổi thửa… trong cộng đồng, tiến tới lựa chọn đối tượng cá biệt là những người có uy tín trong cộng đồng để thuyết phục

- Đối tượng được lựa chọn phải có những đặc điểm mà chủ thể tiến hành có thể vận dụng để giáo dục, thuyết phục được. Thực tế cho thấy, có những đối tượng tuy có khả năng giải quyết cơng việc đặt ra, nhưng nếu thấy rằng khi tiến hành thuyết phục chắc chắn họ sẽ không đồng ý, hoặc đồng ý hợp tác nhưng khơng hết lịng, hết sức thậm chí có thể gây khó khăn…thì cũng khơng thể lựa chọn những đối tượng này. Từ đó, để đảm bảo hiệu quả cơng tác thyết phục, trong quá trình lựa chọn đối tượng cá biệt người tiến hành thuyết phục cần xem xét bên cạnh khả năng của đối tượng có thể giải quyết được nhiệm vụ đặt ra, người được lựa chọn cần phải có những đặc điểm, tổ chất mà người tiếu hành thuyết phục có thể sử dụng để giáo dục, thuyết phục đối tượng tự nguyện tham gia, tự nguyện hợp tác. Ví dụ: những đối tượng có tư tưởng tiến bộ, ủng hộ với đường lối, chủ trương của Đảng, nhà nước, những đối tượng thích cộng tác, làm việc với cộng đồng…Ngay cả những đối tượng trước đây có tư tưởng chống đối,

nhưng nếu nhận thấy đối tượng đã có sự thay đổi, thậm chí có sự mâu thuẫn, đấu tranh trong tư tưởng, quan điểm thì người thuyết phục vẫn có thể sử dụng đặc điểm này để khai thác, giáo dục đối tượng cá biệt.

4.2. Tiếp xúc, thuyết phục đối tượng

Sau khi đã lựa chọn được đối tượng thuyết phục, việc tiếp xúc, thuyết phục cũng rất quan trọng. Người tiến hành thuyết phục cần nhận thấy rằng, khơng có cơng thức chung cho tất cả các hoạt động tiếp xúc, thuyết phục đối tượng cá biệt. Đối với từng đối tượng khác nhau, trong những trường hợp, hồn cảnh khác nhau thì cách tiếp xúc, thuyết phục sẽ khác nhau. Điều này đòi hỏi chủ thể thuyết phục phải cẩn thận, chu đáo, nghiên cứu kỹ về đối tượng tác động, thậm chí một số trường hợp địi hỏi người thuyết phục phải có kinh nghiệm trong việc giao tiếp, tiếp xúc với đối tượng.

Khi tiếp xúc, thuyết phục đối tượng cá biệt người tiến hành thuyết phục cần chú ý những trường hợp sau đây:

Trường hợp thứ nhất, đối tượng cá biệt không đồng ý tham gia các hoạt động trong phát triển cộng đồng: Người tiến hành thuyết phục khơng nên nao núng, hoặc mau chóng từ bỏ ý định thuyết phục mà cần phải nhanh chóng làm rõ nguyên nhân đối tượng cá biệt không đồng ý tham gia. Căn cứ vào từng nguyên nhân mà người thuyết phục nghiên cứu cách thức hoá giải các nguyên nhân trên. Trong trường hợp, đối tượng khơng tham gia vì tư tưởng, quan điểm

chống đối với đường lối, chủ trương của Đảng, người thuyết phục cần có sự nghiên cứu, thuyết phục đối tượng cá biệt. Trong trường hợp cần thiết có thể sử dụng lợi ích vật chất để khích lệ hoặc áp dụng các biện pháp khống chế đối tượng cá biệt hợp tác với người thuyết phục. Tuy nhiên, người tiến hành thuyết phục cần phải đảm bảo việc tham gia phải được thực hiện trên nguyên tắc tự nguyện. Nếu đã áp dụng tất cả các biện pháp nhưng đối tượng vẫn không đồng ý tham gia người tiến hành có thể từ bỏ ý định thuyết phục.

Trường hợp thứ hai, đối tượng cá biệt đồng ý tham gia ngay. Việc đối tượng cá biệt đồng ý tham gia ngay với người tiến hành thuyết phục không phải lúc nào cũng là thuận lợi. Người tiến hành thuyết phục cần thận trọng, khơng nên tỏ rõ mục đích, ý định và giao ngay cơng việc cho đối tượng cá biệt, mà cần có sự nghiên cứu rõ ràng lý do vì sao họ đồng ý tham gia, và giao thử một số cơng việc đơn giản để kiểm tra về mục đích, ý định của đối tượng cá biệt.

4.3. Hỗ trợ đối tượng thuyết phục hoạt động

Để đối tượng cá biệt phát huy hết khả năng của mình, tham gia trên tinh thần tự nguyện, người tiến hành thuyết phục cần có hoạt động hỗ trợ đối tượng hoạt động. Hoạt động hỗ trợ ở đây được hiểu ở hai phương diện:

Hỗ trợ về chun mơn: Đối tượng cá biệt tuy có khả năng đảm nhiệm công việc được giao nhưng người tiến hành thuyết phục cũng cần hỗ trợ một số vấn đề về kiến thức chuyên môn, kỹ năng hoạt động để đối tượng hoạt động hiệu quả, đảm bảo u cầu khi tham gia. Trong đó, cơng chức Địa chính – nơng

nghiêp – xây dựng và môi trường tạo mọi điều kiện thuận lợi để đối tượng phát huy một cách hiệu quả đặc điểm riêng của mình trong giải quyết cơng việc được đặt ra.

Hỗ trợ về tinh thần: Đây là cách thức người tiến hành thuyết phục sử dụng các biện pháp làm gia tăng mức độ nhiệt tình hợp tác, tham gia của đối tượng. Căn cứ vào từng đối tượng cụ thể mà có cách hỗ trợ phù hợp. Đây có thể là sự hỗ trợ về mặt vật chất như tiền, lợi ích vật chất khác hoặc là sự hỗ trợ về mặt tinh thần như: Động viên, khen thưởng, đảm bảo điều kiện thuận lợi trong quá trình tham gia của đối tượng…. Đây là yếu tố quan trọng để đối tượng gia tăng sự tin tưởng, ủng hộ và gắn bó với người tiến hành thuyết phục./.

Tài liệu tham khảo

1. Uỷ Ban Dân Tộc (2008). Cơng tác tun truyền, vận động thực hiện

chính sách xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn chương trình 135, dành cho đối tượng cán bộ xã, thôn. Hà Nội, 2008

2. Sổ tay nghiệp vụ báo chí phát thanh truyền hình về đề tài dân số kế

hoạch hố gia đình. Nhà xuất bản Văn hóa thơng tin,1995.

3. Trung tâm hợp tác phát triển Tây Bắc (2013). Kỹ năng tuyên truyền

pháp luật dành cho cán bộ và tuyên truyền viên cấp xã.

Câu hỏi thảo luận

1. Anh/chị hãy kể lại một câu chuyện liên quan đến công tác tuyên tryền, thuyết phục tại địa phương (thất bại hoặc thành công). Từ câu chuyện anh/chị rút ra được bài học kinh nghiệm gì cho bản thân khi thực hiện tuyên truyền, thuyết phục phát triển cộng đồng? Những khó khăn của anh/chị khi thực hiện cơng tác tun truyền là gì?

2. Anh/chị sẽ làm gì để tuyên truyền, thuyết phục người dân trong phát triển cộng đồng và xây dựng nông thôn mới?

Phụ lục

Một phần của tài liệu Bộ tài liệu kỹ năng phát triển cộng đồng (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)