Về kỹ năng

Một phần của tài liệu Bộ tài liệu kỹ năng phát triển cộng đồng (Trang 53 - 64)

VIII. Hiệu quả, tác động và tính

3. Yêu cầu với người làm công tác tuyên truyền, thuyết phục 1 Về kiến thức.

3.2. Về kỹ năng

- Kỹ năng tìm hiểu: nắm vững đối tượng cần trao đổi trực tiếp hoặc dùng phiếu thăm dò;

- Kỹ năng lắng nghe: chú ý lắng nghe, không ngắt lời, tỏ thái độ quan tâm đến những vấn đề người được tuyên truyền trao đổi; tránh nói nhiều hoặc tỏ thái độ thờ ơ; khuyến khích người nghe phát biểu ý kiến;

- Kỹ năng quan sát: sử dụng các giác quan như mắt nhìn, tai nghe hoặc quan sát một cách kín đáo v.v...

- Kỹ năng truyền đạt: sử dụng ngôn ngữ đơn giản, rõ ràng, phù hợp, kết hợp nêu các ví dụ cụ thể, gần gũi v.v...

người được truyền thông; động viên, thu hút những người rụt rè tham gia v.v...

u cần khác

Có sự nhiệt tình, tâm huyết, tận tuỵ; Có khả năng nói và viết;

Có khả năng hịa đồng và giao tiếp;

Có kiến thức nhất định về tâm lý học tuyên truyền;

Có hiểu biết về văn hố, phong tục tập quán, điều kiện xã hội của mỗi địa bàn dân tộc, mỗi vùng miền nhất định.

Một số kỹ năng cơ bản trong truyên truyền, thuyết phục

Hình thức tuyên truyền, thuyết phục

Để tuyên truyền, thuyết phục người dân trong phát triển cộng đồng, có thể thực hiện thơng qua nhiều hình thức khác nhau, phụ thuộc vào tình hình thực tế của địa phương và phụ thuộc vào đối được tuyên truyền

Tuyên truyền miệng.

Tuyên truyền miệng là một hình thức đặc biệt của tuyên truyền mà phương thức chủ yếu được tiến hành thông qua sự giao tiếp bằng lời nói trực tiếp giữa người nói với người nghe mà khơng có sự ngăn cách nào, nhằm nâng cao nhận thức, củng cố và xây dựng niềm tin, cổ vũ mọi người suy nghĩ và hành động theo những yêu cầu cụ thể của nhiệm vụ tuyên truyền đặt ra.

Thực chất của tuyên truyền miệng là hình thức tun truyền trực tiếp bằng lời nói để thuyết phục người nghe nhằm nâng cao nhận thức, củng cố niềm tin và tổ chức họ hành động theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luât của Nhà nước.

Tuyên truyền thông qua sinh hoạt chi hội, tổ hội, qua các câu lạc bộ.

Hình thức tuyên truyền này được tiến hành theo sinh hoạt định kỳ hoặc sinh hoạt theo chun đề, đột xuất. Thơng qua hình thức tun truyền này đồng thời kết hợp với hình thức tun truyền miệng, cơng tác tuyên truyền phát triển cộng đồng sẽ đến trực tiếp được cán bộ, hội viên, nơng dân qua đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội nói chung, của cơng tác tun truyền nói riêng.

Tun truyền thơng qua sử dụng hệ thống thơng tin đại chúng.

Hình thức tuyên truyền này được thực hiện qua hệ thống truyền thơng như báo, đài phát thanh, truyền hình, qua báo, tạp chí, qua hệ thống loa đài truyền thanh cơng cộng...Đây là một trong những hình thức tun truyền có tính ảnh hưởng sâu rộng dễ tác động đến người dân, có tác dụng khích lệ họ học tập, làm theo.

Tuyên truyền thông qua hoạt động thư viện, sách báo, tranh ảnh, nhà văn hóa, câu lạc bộ; các hình thức trực quan như khẩu hiệu, panơ, áp phích, tờ rơi...

các biểu tượng, hình tượng, hình ảnh, biểu trưng...có tính cụ thể, dễ hiểu, gần gũi với đời sống của người dân. Khi đó cơng tác tun truyền sẽ lơi cuốn được đông đảo người dân và sẽ đạt hiệu quả cao.

Tuyên truyền qua các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao, tổ chức lễ hội truyền thống.

Đây là hình thức tun truyền có bề rộng, dễ áp dụng nên cần triệt để vận dụng hình thức tuyên truyền này, vì nếu được chuẩn bị kỹ, tiến hành thận trọng, khoa học thì hình thức này rất dễ tạo khơng khí hồ hởi, phấn khởi cho người dân trong cộng đồng tham gia, qua đó cơng tác tun truyền sẽ đạt hiệu quả cao.

Tuyên truyền thông qua các hoạt động tham quan thực tế, báo cáo điển hình, học tập gương người tốt, việc tốt.

Hình thức tuyên truyền này sử dụng triệt để phương pháp nêu gương như: Tổ chức cho người dân đi tham quan, học tập những điểm hình, mơ hình tốt để họ học tập, làm theo. Qua đó hướng dẫn, khuyến khích động viên người dân học tập, làm theo gương điển hình, mơ hình tiên tiến, đồng thời, hình thức tun truyền này cịn góp phần thúc đẩy phong trào thi đua hội phát triển.

Các nội dung tuyên truyền, thuyết phục trong phát triển cộng đồng

Quy hoạch, phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội: Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ; Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tê – xã hội – môi trường…

Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập như phát triển sản xuất hàng hố, có hiệu quả kinh tế cao; tăng cường công tác khuyến nông

lâm; cơ giới hố nơng nghiệp; bảo tồn và phát triển làm nghề theo phương châm “mỗi làng một sản phẩm”, phát triển ngành nghề theo thế mạnh của thơn/bản…

Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nơng thơn như phát triển kinh tế hộ, trang trại, hợp tác xã; phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn; …

Phát triển giáo dục, đào tạo, phát triển y tế, chăm sóc sức khoẻ người dân nơng thơn.

Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. v.v…

Kỹ năng trong tuyên truyền, thuyết phục.

Kỹ năng tuyên truyền miệng.

Trước khi tổ chức tuyên truyền miệng trong phát triển cộng đồng, tuyên truyền viên cần chú ý đến quy mô và đối tượng của tuyên truyền. Quy mô tuyên truyền miệng rất đa dạng, có thể là tại một hội nghị lớn, trong một nhóm người, thậm chí là chỉ cho một người. Đối tượng tun truyền miệng là nơng dân nhưng

có thể phân nhỏ ra là cựu chiến binh, người cao tuổi, thanh thiếu niên, phụ nữ... để tuyên truyền viên có cách trình bầy, diễn đạt phù hợp với các nhóm đối tượng là nơng dân.

Theo 3 tiêu chí chính: Đối tượng, quy mơ và mơi trường, người nói cần lưu ý nghiên cứu tâm lý người nghe để có cách thức truyền đạt phù hợp.

+ Gây thiện cảm ban đầu cho người nghe

Giữa người nói và người nghe, nhất là lần đầu bao giờ cũng có hàng rào tâm lý ngăn cách. Vì vậy, việc gây thiện cảm ban đầu rất quan trọng. Thiện cảm ban đầu thường tạo ra sự hứng thú, say mê của người nghe, củng cố được niềm tin về vấn đề đang tuyên truyền. Danh tiếng, phẩm chất đạo đức, học hàm, học vị chức vụ của người nói làm cho người nghe háo hức chờ đón buổi tun truyền. Dáng vẻ bề ngồi, y phục, nét mặt, cử chỉ, phong thái lời giao tiếp đan đầu có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc gây thiện cảm cho người nghe. Người nghe thường rất chú ý đến cử chỉ, lời nói, phong thái của người nói ; nếu người nói có lời nói, cử chỉ, thiếu tế nhị, tự mãn nhất là đối với người nghe cao tuổi thì rất dễ gây ác cảm cho người nghe. Đầu tóc bù xù, lúng túng trong việc sắp xếp tài liệu, ấp úng trong truyền đạt cũng gây nên cảm giác khó chịu cho người nghe. Ngược lại, người nói tươi cười bao qt tồn thể người nghe, có lời chào, chúc tụng, có câu mở đầu phù hợp, công bố thời gian làm việc rõ ràng, thoải mái sẽ gây được thiện cảm ban đầu cho người nghe.

+ Tạo sự hấp dẫn gây ấn tượng trong khi nói

Nghệ thuật tuyên truyền miệng là tạo sự hấp dẫn, gây ấn tượng bằng giọng nói, điệu bộ, ngơn ngữ. Giọng nói phải rõ ràng, mạch lạc, nhưng truyền cảm. Hết sức tránh lối nói đều đều. Giọng nói, âm lượng phải thay đổi theo nội dung, phải nhấn mạnh vào những điểm quan trọng.

Trong một câu cần có từ, cụm từ được nhấn, điệu bộ có tác dụng kích thích sự chú ý của người nghe. Động tác, điệu bộ cần phải phù hợp với nội dung và giọng nói để tạo hiệu quả tuyên truyền của lời nói. Sắc thái có tác dụng truyền cảm rất lớn. Vẻ mặt của người nói cần thay đổi theo diễn biến của nội dung. Người nói đưa ra số liệu, sự kiện để minh hoạ, đặt câu hỏi để tăng thêm sự chú ý của người nghe.

Người nói cũng cần phát huy vai trị thơng tin, truyền cảm của ngơn từ bằng cách sử dụng chính xác. Việc sử dụng hợp lý, chính xác ý tứ hình ảnh, thơ ca, ca dao, dân ca vào buổi tuyên truyền cũng làm tăng thêm tính hấp dẫn, thuyết phục đối tượng là nông dân.

Trên cơ sở nguyên lý chung về tuyên truyền miệng, cần nói những nội dung về phát triển cộng đồng, chính sách cụ thể, thiết thực với người nghe. Vấn đề cơ bản là làm sao buổi tuyên truyền miệng trả lời được những băn khoăn, thắc mấc của họ. Do vậy, bên cạnh việc tun truyền cho đơng đảo người nghe, cần có cách thức tiếp cận được những băn khoăn, thắc mắc của từng người cụ thể, trên cơ sở đó mà vận động, tuyên truyền để người dân tin và tự nguyện thực hiện công tác phát triển cộng động đồng.

+ Sử dụng kỹ năng trình bày trong tuyên truyền

Trong tuyên truyền, thuyết phục trình bày như thế nào để hấp dẫn người nghe là cả một vấn đề. Vì những vấn đề chuyền tải tới dân thường là những vấn đề liên quan trực tiếp đến cơng tác phát triển cộng đồng của chính người dân cho nên người trình bầy phải hết sức linh hoạt để tạo nên sự hấp dẫn cho người nghe. Thông thường sử dụng những cách như sau :

Sử dụng giọng nói : Nói phải rõ ràng, chậm rãi và truyền cảm. Khi trình bày âm lượng nên có sự thay đổi theo nội dung, nhấn mạnh vào những điểm quan trọng, tránh việc trình bầy đều đều sẽ gây cho người nghe hết sức buồn ngủ.

Sử dụng đơi mắt : Khi trình bày, tun truyền viên phải nhìn vào người nghe cố gắng quan sát khắp hội trường, quan sát học viên để theo dõi thái đội của họ đối với phần mình đang trình bày. Khơng nên nhìn vào bài viết hoặc nhìn nơi khác.

Sử dụng ngôn ngữ cơ thể (phi ngôn từ): Tuyên truyền viên luôn mỉm cười, điều này giúp bạn bớt căng thẳng và tạo sự thoải mái giữa tuyên truyền viên và người nghe. Đôi khi tuyên truyền viên có thể sử dụng tay để diễn tả. Tránh việc đứng hoặc ngồi im một chỗ những cũng không nên liên tục rảo bước khắp phòng.

Để người nghe cùng tham gia: Đây là cách tốt nhất để cho bớt nặng nề, đồng thời khiến người nghe phải tập trung lắng nghe hơn.

Sử dụng giáo cụ trực quan : Hình vẽ, máy, đèn chiếu...

+ Sử dụng phương pháp thuyết phục trong tuyên truyền miệng

Có 3 phương pháp tuyên truyền là thuyết phục, nêu gương, và ám thị. Tuy tuyên truyền miệng chủ yếu dùng phương pháp thuyết phục với 3 bộ phận cấu thành là chứng minh, giải thích và phân tích.

Chứng minh là cách thuyết phục chủ yếu dựa vào các dẫn chứng xác thực để làm sáng tỏ và xác nhận tính đúng đắn của vấn đề. Các dẫn chứng đưa

ra gồm số liệu, sự kiện, hiện tượng, nhân chứng, danh ngôn, kinh điển. Các dẫn chứng này phải chính xác.

Giải thích là việc dùng lý lẽ dễ giảng giải giúp người nghe hiểu rõ và hiểu vấn đề. Lập luận trong khi giải thích phải chặt chẽ, chính xác, mạch lạc, cụ thể, khơng nguỵ biện.

Phân tích là mổ xẻ vấn đề nhằm tìm được đặc điểm, bản chất, điểm mạnh, điểm yếu, điểm tốt, điểm xấu, sự phù hợp, không phù hợp v.v…của vấn đề. Việc phân tích phải dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn cuộc sống, không được cường điệu hoá mặt này, hạ thấp mặt kia, tô hồng hoặc bôi đen sự việc. Sau khi phân tích phải có kết luận, đánh giá, hướng người nghe vào định hướng tư duy, suy nghĩ đúng đắn, không làm cho người nghe hoài nghi, dao động, hoang mang.

Kỹ năng thuyết trình tích cực

Thuyết trình là phương pháp hữu ích khi cần cung cấp những thơng tin mới đối với tất cả hoặc số đơng người tham gia. Nó cũng có thể được sử dụng để giúp người tham gia có cách nhìn tổng quan về bài học trước khi đi vào từng phần hoặc từng hoạt động cụ thể. Đây cũng là cách tốt nhất để hệ thống lại những kiến thức hoặc kinh nghiệm đã được giới thiệu hay trao đổi trong giờ học.

Phương pháp thuyết trình có ưu điểm là cung cấp thơng tin cho nhiều người cùng lúc, tốn ít thời gian và dễ tổ chức thực hiện. Do vậy, với các lớp tập huấn hoặc hội thảo đông người tham dự, các thông tin hoặc khái niệm mới nên được cung cấp bằng phương pháp thuyết trình.

Tuy vậy, thuyết trình cũng có nhiều nhược điểm. Nổi bật nhất là do đặc điểm giao tiếp một chiều nên người tham dự phải nghe một cách thụ động, dẫn đến mệt mỏi hoặc mất tập trung, nhất là khi phần trình bầy dài quá 15 phút. Để khắc phục nhược điểm này, người thuyết trình cần hạn chế nói trong vịng đối đa 15 phút, đưa ra các thông tin ngắn gọn với cấu trúc chặc chẽ, và sử dụng các hình thức minh hoạ sáng tạo để kích thích người nghe sử dụng các hình thức minh hoạ sáng tạo để kích thích người nghe sử dụng các giác quan khác nhau trong q trình học. Ngồi ra, việc kết hợp sử dụng thuyết trình với thảo luận nhóm, tranh luận, bài tập...sau đó cũng có thể giúp người nghe trở nên tích cực hơn...

+ Sử dụng ngơn ngữ cơ thể - phi ngơn từ

Giọng nói: Tốc độ chậm vừa phải, phát âm rõ ràng, khi nói phải có ngữ điệu trầm, lúc bổng, lúc cao, lúc thấp... khi nói phải có điểm dừng để ngắt câu

Dáng điệu, cử chỉ: Phù hợp vơi ngữ cảnh nói. Dáng điệu, cử chỉ có tác dụng minh hoạ cho nội dung thuyết trình

Trang phục: Thể hiện địa vị xã hội, trình độ hiểu biết, do vậy khi thuyết trình, người trình bày nên ăn mặc lịch sự trang trọng phù hợp với hồn cảnh buổi thuyết trình

Mặt: Biểu lộ cảm xúc như vui, buồn, tức giận. Khi thuyết trình người trình bày nên luôn nở nụ cười, tạo sự thoải mái và thiện cảm với người nghe

Mắt: ánh mắt biểu lộ yêu thương, tức giận, suy tư, lo lắng v.v…Vì vậy, trong khi thuyết trình Ánh mắt ln nhìn bao qt và quan sát khán thính giả. Khi thuyết trình, khi dừng nói thì ánh mắt cũng dừng theo

Tay: Khi thuyết trình khơng nên đút tay trong túi quần hoặc chấp tay sau hông. Như vậy tạo cảm giác mất lịch sự với người nghe. Khi thuyết trình, tay nên minh hoạ theo nội dung thuyết trình. Tay nên di chuyển từ dưới lên trên, từ trong ra ngoài và khoảng cách từ thắt lưng cho đến cằm là phù hợp, tránh trường hợp vung tay quá trán

Di chuyển: Tránh đứng im một chỗ trong suốt thời gian thuyết trình vì vậy sẽ làm người nghe buồn ngủ. Nên di chuyển lúc nên, lúc xuống nhưng không nên đi quá nhanh hoặc quá đơn điệu

Động chạm: Để tăng sự chia sẻ, tăng sự bộc bạch và sự chấp thuận giữa người chấp thuận và người nghe. Công nhận họ thường e dè, ngại ngùng khi họp chỗ đông người, nên họ rất ngại phát biểu hoặc trình bày ý kiến. Người thuyết trình, thay vì đứng trên bục giảng yêu cầu người nghe phát biểu mà có thể di chuyển đến gần người nghe để mời họ đứng lên phát biểu

+ Chuẩn bị một bài thuyết trình hiệu quả

Phần chuẩn bị cho một bài học sử dụng phương pháp thuyết trình gồm có những việc sau:

Xác định mục tiêu và kết quả cần đạt được sau khi thuyết trình.

Xác định mục tiêu và kết quả cần đạt được sau khi phần thuyết trình và trả lời câu hỏi: Sau phần thuyết trình, người nghe sẽ có được những thơng tin/kiến thức gì và ở mức độ như thế nào? Họ sẽ thay đổi gì?

+ Thu thập, lựa chọn và sắp xếp thông tin

Một phần của tài liệu Bộ tài liệu kỹ năng phát triển cộng đồng (Trang 53 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)