Một số nguyên tắc cơ bản trong giao kết hợp đồng MBHH

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa – thực tiễn thực hiện tại công ty TNHH thương mại, in thiết kế bắc việt (Trang 28 - 29)

4 Khoản 1 Điều 386 Bộ luật Dân sự

1.3.1. Một số nguyên tắc cơ bản trong giao kết hợp đồng MBHH

Giao kết hợp đồng là giai đoạn thiết lập mối liên hệ pháp lý giữa các chủ thể trong quan hệ trao đổi. Quy định nguyên tắc giao kết hợp đồng nhằm bảo đảm sự an toàn pháp lý cho các bên tham gia giao kết, hướng dẫn xử sự của các chủ thể trong quá trình giao kết và thiết lập quan hệ hợp đồng hợp pháp. Việc quy định nguyên tắc giao kết hợp đồng nhằm bảo đảm sự an toàn pháp lý cho các bên tham gia giao kết, hướng dẫn xử sự của các chủ thể trong quá trình giao kết và thiết lập quan hệ hợp đồng hợp pháp.

1.3.1.1. Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội

Theo nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng, các bên chủ thể giao kết hợp đồng được quyết định mọi vấn đề liên quan đến hợp đồng, khơng có bất kỳ cá nhân, tổ chức nào kể cả Nhà nước được can thiệp, làm thay đổi ý chí của các bên chủ thể. Tuy nhiên, sự tự do ý chí của các bên chủ thể khi giao kế hợp đồng “không được trái pháp luật, đạo đức xã hội”. Tức là sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng không được trái với điều cấm của pháp luật và những chuẩn mực đã được xã hội thừa nhận rộng rãi.

Trong hệ thống pháp luật nước ta, nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng cũng được ghi nhận tại Điều BLDS 2015: nguyên tắc tự do, tự nguyện, cam kết, thỏa thuận. Quyền tự do cam kết, thỏa thuận, trong việc xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự được pháp luật bảo đảm, nếu cam kết thỏa thuận đó khơng trái đạo đức xã hội. Ngồi ra, ngun tắc này cịn được thể hiện trong Khoản 1 Điều 11 LTM 2005: “Các bên có quyền tự do thỏa thuận không trái với các qui định của pháp luật mỹ tục và đạo đức xã hội để xác lập quyền, nghĩa vụ các bên trong hoạt động thương mại và bảo hộ các quyền đó”.

1.3.1.2. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng

Nguyên tắc các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật dân sự nói chung và hợp đồng dân sự nói riêng bình đẳng với nhau cũng là một ngun tắc cơ bản. Đặc trưng và cơ sở của các quan hệ trao đổi là được thực hiện theo nguyên tắc thỏa thuận ngang giá.

Điều 1.7 Bộ nguyên tắc UNIDROIT quy định về Thiện chí và trung thực như sau:

“1, Các bên trong hợp đồng phải tuân theo những yêu cầu về thiện chí và trung thực trong thương mại quốc tế.

2, Các bên trong hợp đồng không được loại trừ hay hạn chế nghĩa vụ này.”

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa – thực tiễn thực hiện tại công ty TNHH thương mại, in thiết kế bắc việt (Trang 28 - 29)