4 Khoản 1 Điều 386 Bộ luật Dân sự
3.1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc hoàn thiện pháp luật về hợp đồng MBHH
MBHH
Cơ sở lý luận
Nhà nước ta chủ trương “Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; đổi mới căn bản cơ chế xây dựng và thực hiện pháp luật; phát huy vai trò và hiệu lực của pháp luật để góp phần quản lý xã hội, giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh, thực hiện quyền con người, quyền tự do, dân chủ của cơng dân, góp phần đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020”8.
Nhà nước ban hành pháp luật điều chỉnh vấn đề hợp đồng MBHH nói riêng và hợp đồng thương mại nói chung nhằm tạo ra một hành lang pháp lý thuận lợi cho các hợp đồng được diễn ra nhanh chóng và đem lại lợi ích cho các bên. Các nhà làm luật căn cứ và những quy định có liên quan, thực trạng tình hình hợp đồng MBHH trên thực tế và dự liệu những tình huống có thể xảy ra trong tương lai để đưa ra các quy định sao cho vừa phù hợp với thực tiễn lại mang tính dự báo trước, nhằm tránh sự bất ổn của pháp luật.
Pháp luật về hợp đồng MBHH ra đời đòi hỏi phải đáp ứng được nhu cầu thực tế, phù hợp và giải quyết được các vấn đề pháp lý phát sinh liên quan đến hợp đồng MBHH cũng như giữa các bên xoay quanh hợp đồng.
Ngoài ra, trong mối tương quan với pháp luật quốc tế, pháp luật về hợp đồng MBHH cần quy định phù hợp với điều ước quốc tế, tập quán quốc tế mà Việt Nam là
thành viên nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước hội nhập ra