Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa – thực tiễn thực hiện tại công ty TNHH thương mại, in thiết kế bắc việt (Trang 42 - 43)

4 Khoản 1 Điều 386 Bộ luật Dân sự

2.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Cơng ty khơng có bộ phận pháp chế độc lập nên cơng ty gặp khó khăn khi tìm hiểu các văn bản pháp luật hiện hành của nhà nước cũng như hạn chế về kỹ năng cập nhật văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành. Với đội ngũ nhân viên không được đào tạo chun về pháp luật thì khó có thể đi sâu tìm hiểu được các quy định pháp luật. Kiến thức pháp luật của cán bộ chủ chốt doanh nghiệp bị hạn chế, trong bộ máy quản lý thiếu cán bộ pháp chế.

Công ty thiếu công tác chuẩn bị để thực hiện việc đàm phán, ký kết hợp đồng; thiếu sự chuẩn bị kiến thức liên quan đến giao dịch sắp thực hiện. Bên cạnh đó, cơng ty cịn thiếu sự chuẩn bị nhân sự chuyên ngành để lường trước và đối phó với những rủi ro pháp lý có thể xảy ra; thiếu cơng tác tiên liệu các rủi ro pháp lý thường gặp.

Chủ quan trong dự liệu các rủi ro pháp lý có thể xảy ra trong hợp đồng MBHH do chưa từng gặp phải một vụ việc tranh chấp lớn hay chịu thiệt hại đáng kể khi ký kết và thực hiện các hợp đồng. Do vậy, đội ngũ quản lý cơng ty cịn thiếu kinh nghiệm dự đốn các rủi ro pháp lý có thể xảy ra và thiếu kinh nghiệm xử lý nhanh các tình huống rủi ro pháp lý trước khi xảy ra hậu quả.

Pháp luật đã ra khái niệm khái quát về hợp đồng MBHH, việc đưa ra khái niệm như vậy giúp phân biệt hợp đồng MBHH với các loại hợp đồng thương mại và hợp đồng dân sự khác là cơ sở để các bên chọn đúng quy định pháp luật điều chỉnh.

Pháp luật hiện nay có khá nhiều quy định để điều chỉnh về hợp đồng MBHH và hợp đồng thương mại nói chung, cụ thể là các quy định về điều kiện giao kết, nguyên tắc giao kết… đảm bảo sự công bằng, đảm bảo quyền và lợi ích của các bên khi tham gia quan hệ hợp đồng.

Do mang bản chất của hợp đồng dân sự, theo đó pháp luật hiện nay cũng có những quy định kế thừa từ những quy định dân luật truyền thống như: chủ thể, hình thức, quyền và nghĩa vụ của các bên, các chế tài giải quyết tranh chấp hợp đồng,… những quy định này có vai trị quan trọng để các bên thực hiện hợp đồng.

Pháp luật về hợp đồng MBHH có vai trị quan trọng trong việc điều chỉnh mối quan hệ các bên tham gia hợp đồng, thúc đẩy hoạt động thương mại phát triển, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội,…

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa – thực tiễn thực hiện tại công ty TNHH thương mại, in thiết kế bắc việt (Trang 42 - 43)