Sửa đổi, bổ sung những quy định còn hạn chế về hợp đồng MBHH

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa – thực tiễn thực hiện tại công ty TNHH thương mại, in thiết kế bắc việt (Trang 50 - 51)

4 Khoản 1 Điều 386 Bộ luật Dân sự

3.2.1. Sửa đổi, bổ sung những quy định còn hạn chế về hợp đồng MBHH

Quy định về nghĩa vụ thông báo thời điểm giao hàng của bên bán chưa rõ ràng (Khoản 2, Điều 37 LTM 2005): Nếu trong hợp đồng các bên chỉ thỏa thuận thời hạn mà khơng thỏa thuận thời điểm giao hàng thì hàng hóa được giao tại mọi thời điểm trong thời hạn đó. Trong trường hợp này, pháp luật yêu cầu người bán phải có nghĩa vụ thơng báo trước cho bên mua về thời điểm giao hàng. Một câu hỏi có thể đặt ra là cần có sự chấp thuận của người mua khi được thơng báo hay khơng? Trong khi đó, LTM 2005 khơng quy định về vấn đề này. Như vậy, có thể ngầm hiểu rằng, người bán chỉ có nghĩa vụ thơng báo về thời điểm giao hàng và sau khi đã thơng báo họ có quyền giao hàng mà khơng cần phải có sự chấp thuận của người mua. Điều này đáng phải suy nghĩ, bởi vì trong nhiều trường hợp khi nhận được thơng báo người mua chưa có sự chuẩn bị để tiếp nhận hàng hóa.

Quy định về thời điểm chuyển giao rủi ro đối với hàng hóa mua bán trên đường vận chuyển chưa hợp lý (Điều 60 LTM 2005): Pháp luật quy định hợp đồng có đối tượng là hàng hố đang trên đường vận chuyển thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm giao kết hợp đồng. Quy định này cho phép xác định thời điểm rủi ro được chuyển sang người mua trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên dưới góc độ thực tiễn thì quy định này chưa thực sự phù hợp. Vì rủi ro có thể phát sinh kể từ thời điểm hàng hóa khơng cịn nằm trong tầm kiểm sốt của người bán, tức là thời điểm hàng hóa được người bán giao cho người vận chuyển và rất có thể hàng hóa bị hư hỏng trước thời điểm ký kết.

Quy định về thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hóa tại Điều 62 LTM 2005: Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, các bên có thỏa thuận khác, quyền sở hữu hàng hóa được chuyển từ bên bán sang bên mua kể từ thời điểm hàng hóa được chuyển giao”. Theo tinh thần đó khi hàng xuống cảng thì đã mặc nhiên coi là chuyển quyền sở hữu cho người mua hàng, đây là một điều cực kỳ bất lợi cho bên mua và không phù hợp với thông lệ quốc tế. Thông lệ quốc tế quy định chuyển quyền sở hữu cho người mua kể từ khi người này nhận được các chứng từ định đoạt về hàng hóa.

Quy định về miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng tại Điều 294 LTM 2005: LTM 2005 không quy định trường hợp miễn trách do lỗi vi phạm xuất phát từ vi phạm của bên thứ ba, cho dù bên thứ ba vi phạm hợp đồng do các trường hợp bất khả kháng. Đây là một điểm thiếu sót của LTM khiến cho bên thương nhân đứng giữa hai bên bị thiệt thòi, bên thứ ba có thể sẽ được miễn trách nhiệm do sự kiện bất khả kháng, nhưng bên vi phạm hợp đồng chính lại khơng được miễn trách nhiệm.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa – thực tiễn thực hiện tại công ty TNHH thương mại, in thiết kế bắc việt (Trang 50 - 51)