Nguyên tắc thực hiện hợp đồng

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa – thực tiễn thực hiện tại công ty TNHH thương mại, in thiết kế bắc việt (Trang 29 - 31)

4 Khoản 1 Điều 386 Bộ luật Dân sự

1.3.2. Nguyên tắc thực hiện hợp đồng

1.3.2.1.Thực hiện đúng đối tượng của hợp đồng

Nguyên tắc này đòi hỏi các bên thực hiện đúng điều khoản đối tượng là hàng hóa của hợp đồng đã thỏa thuận. Hàng hóa bao gồm vật động sản, bất động sản, gắn liền với đất và cả hàng hóa hình thành trong tương lai. Nguyên tắc này yêu cầu các bên phải thực hiện việc MBHH đúng chủng loại, chất lượng, số lượng hàng hóa đã được thỏa thuận trong hợp đồng.

Trường hợp hàng hóa giao thừa thì bên mua có quyền từ chối hoặc chấp nhận số hàng thừa đó. Trường hợp bên bán giao hàng khơng đúng chủng loại hoặc khơng phù hợp thì bên bán phải chịu trách nhiệm về khiếm khuyết về sản phẩm đó, trừ trường hợp có thoản thuận khác, hoặc bên mua đã biết hoặc phải biết về những khiếm khuyết đó.

1.3.2.2. Thực hiện hợp đồng đúng và đầy đủ

Nguyên tắc này đòi hỏi các bên phải thực hiện đúng và đầy đủ tất cả các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng, tức là tất cả các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ hợp đồng đều phải được thực hiện đầy đủ. Ví dụ như nghĩa vụ giao hàng và thanh toán tiền, bên bán phải đảm bảo giao hàng đúng và đủ số lượng như đã thỏa thuận, đồng thời bên mua phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán đầy đủ số tiền sau khi nhận hàng hoặc theo thỏa thuận trong hợp đồng.

1.3.2.3. Thực hiện hợp đồng một cách trung thực, thiện chí theo tinh thần hợp tác và cùng có lợi nhất cho các bên, bảo đảm tin cậy lẫn nhau

Theo Điều 385 BLDS 2015 hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Do đó nguyên tắc chủ yếu và quan trọng trong giao kết và thực hiện hợp đồng chính là sự thỏa thuận, tự do tự nguyện. Cũng chính do pháp luật tơn trọng sự tự do tự nguyện của chủ thể tham gia,

thực hiện hợp đồng nên địi hỏi các bên phải nâng cao tính trung thực, thiện chí, tự giác thực hiện và chấp hành quy định đã thỏa thuận.

Nguyên tắc này yêu cầu các bên phải hợp tác chặt chẽ với nhau, thường xuyên theo dõi và giúp đỡ nhau để thực hiện đúng và nghiêm chỉnh mọi điều khoản của hợp đồng, giúp nhau khắc phục những khó khăn trong q trình thực hiện hợp đồng. Trong giao kết hợp đồng các bên phải trung thực, ngay thẳng thì mới có thể trở thành đối tác lâu dài của nhau trong quan hệ MBHH cũng như các quan hệ dân sự.

1.3.2.4. Không vi phạm pháp luật, không xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác

Pháp luật đòi hỏi các doanh nghiệp tham gia MBHH không được vi phạm những điều cấm của pháp luật, đồng thời cũng khơng được xâm phạm đến lợi ích hợp pháp của người khác. Do đó hợp đồng MBHH phải nằm trong khuôn khổ pháp luật, nghĩa là không vi phạm quy định của nhà nước, khơng trái đạo đức xã hội. Ngồi ra, việc thực hiện hợp đồng MBHH cịn phải khơng làm ảnh hưởng tới lợi ích của người khác. Vì nếu việc thực hiện hợp đồng xâm phạm tới quyền và lợi ích của người thứ ba, thì hợp đồng này được coi là vi phạm pháp luật.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa – thực tiễn thực hiện tại công ty TNHH thương mại, in thiết kế bắc việt (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)