Thực trạng pháp luật điều chỉnh về giải quyết tranh chấp trong hợp đồng mua bán hàng hóa

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa – thực tiễn thực hiện tại công ty TNHH thương mại, in thiết kế bắc việt (Trang 41 - 42)

4 Khoản 1 Điều 386 Bộ luật Dân sự

2.2.4. Thực trạng pháp luật điều chỉnh về giải quyết tranh chấp trong hợp đồng mua bán hàng hóa

đồng mua bán hàng hóa

Điều khoản giải quyết tranh chấp là một điều khoản mà các bên thường ít để ý khi soạn thảo hợp đồng. Khi soạn thảo các bên hợp đồng thường chú trọng và dành rất nhiều thời gian cho các điều khoản như đối tượng, giá cả, thời hạn giao hàng, thời hạn thanh toán, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên… Điều khoản giải quyết tranh chấp thường được xem xét cuối cùng, luôn bị các bên tham gia hợp đồng coi nhẹ, khơng để ý hoặc nếu có thì chỉ xem xét qua loa vì tại thời điểm ký kết hợp đồng, các bên thường không mong muốn, dự liệu hay không nghĩ đến tranh chấp sẽ phát sinh cũng như cách thức giải quyết tranh chấp, bên bị vi phạm sẽ “tiền mất, tật mang” bởi không biết phải đi kiện ở đâu hoặc có đi kiện thì sẽ bị trả lại đơn kiện do không đủ điều kiện thụ lý.

Hai nội dung quan trọng nhất khi giải quyết tranh chấp hợp đồng MBHH là vấn đề cơ chế và cơ quan giải quyết tranh chấp đã được các bên thỏa thuận và đưa vào hợp đồng. Cụ thể, về cơ chế giải quyết tranh chấp, BẮC VIỆT quy định trong hợp đồng mua bán khi có tranh chấp xảy ra, các bên thống nhất ưu tiên sử dụng phương thức thương lượng, thỏa thuận giải quyết, đặt mục tiêu duy trì mối quan hệ bạn hàng lâu dài và uy tín giữa hai bên lên hàng đầu. Hầu hết các tranh chấp xảy ra của BẮC VIỆT với đối tác phát sinh khi một bên vi phạm nghĩa vụ cơ bản như giao hàng chậm trễ, thanh tốn khơng đúng hạn hoặc hàng hóa khơng đúng tiêu chuẩn theo hợp đồng. Những xung đột lợi ích được hai bên tự thỏa thuận giải quyết với nhau trên tinh thần đảm bảo

hài hịa lợi ích giữa các bên. Tuy nhiên, trong hợp đồng cũng có quy định trường hợp tranh chấp không thể được giải quyết bằng thương lượng sẽ được đưa ra giải quyết tại Tòa án. Đồng thời, trong hợp đồng cũng quy định cụ thể các vấn đề liên quan đến giải quyết tranh chấp thơng qua Tịa án như: Tịa án giải quyết, chi phí tố tụng do bên nào chịu…

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa – thực tiễn thực hiện tại công ty TNHH thương mại, in thiết kế bắc việt (Trang 41 - 42)