Một số xu hướng mới trong tương lai cho việc hoàn thiện pháp luật về hợp đồng MBHH

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa – thực tiễn thực hiện tại công ty TNHH thương mại, in thiết kế bắc việt (Trang 47 - 50)

4 Khoản 1 Điều 386 Bộ luật Dân sự

3.1.2. Một số xu hướng mới trong tương lai cho việc hoàn thiện pháp luật về hợp đồng MBHH

 Cơ sở thực tiễn

Cơ sở pháp lý chủ yếu điều chỉnh vấn đề hợp đồng MBHH là hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong nước, trong đó quan trọng và trực tiếp nhất là LTM 2005. LTM 2005 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2006, tính đến nay đã được thực thi đưuọc hơn 10 năm. Trong khoảng thời gian đó, có những quy định, thời gian trước còn phù hợp nhưng sau này, khi thị trường thay đổi, nhiều doanh nghiệp ra đời hơn, các hợp đồn MBHH phát sinh đa dạng hơn hay tính chất của hợp đồng cũng có ít nhiều thay đổi thì những quy định ấy khơng cịn phù hợp, thậm chí gây vướng mắc trong quá trình thực thi trên thực tế, như: quy định về nghĩa vụ thông báo thời điểm giao hàng của bên bán; quy định về thời điểm chuyển giao rủi ro đối với hàng hóa mua bán trên đường vận chuyển; quy định về hạn mức phạt vi phạm hợp đồng… Hơn nữa, việc thi hành cùng lúc LTM cùng với hàng chục văn bản hướng dẫn thi hành từ trước tới nay là cả một vấn đề lớn đặt ra với nhà hành pháp cũng như các doanh nghiệp.

Ngoài ra, trong giai đoạn mở cửa hội nhập thị trường sâu rộng như hiện nay, việc ký kết hay gia nhập các điều ước quốc tế ngày càng phổ biến hơn, khi đó, pháp luật cũng đóng góp vào cơng cuộc hội nhập, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vươn ra thế giới bằng việc quy định phù hợp với các quy định trong các điều ước quốc tế này, cũng là tạo thế bình đẳng cho các doanh nghiệp trong nước khi cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.

3.1.2. Một số xu hướng mới trong tương lai cho việc hoàn thiện pháp luật vềhợp đồng MBHH hợp đồng MBHH

 Trên thế giới

Trên thế giới hiện nay có một số nước tách riêng chế định hợp đồng ra thành một ngành luật độc lập. Ví dụ ở Trung Quốc, cũng là một quốc gia đang trên đà xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, cũng theo trường phái pháp luật thành văn đã xây dựng thành công Luật Hợp đồng riêng biệt vào năm 1999. Trước đây, các chế định về hợp đồng của Trung Quốc được quy định tại Luật Hợp đồng kinh tế, Luật Hợp đồng kinh tế có yếu tố nước ngồi, Luật Công nghệ… Tuy nhiên khi gia nhập WTO, để tạo

thuận lợi cho phát triển kinh tế, tránh những bất tiện cho các chủ thể gặp khó khăn khi tìm hiểu chế định hợp đồng để tiến hành ký kết hợp đồng thương mại, Trung Quốc đã tiến hành xây dựng Luật Hợp đồng dựa trên nội dung của UNIDROIT; nó là sự kết nối tất cả quy định hợp đồng nằm rải rác trong các văn bản pháp luật khác nhau trước đây. Điều này tạo hành lang pháp lý thuận tiện và an toàn cho các nhà đầu tư cũng như các thương nhân Trung Quốc. Hay như UCC (Luật Thương mại thống nhất) của Hoa Kỳ đã quy định luôn cả vấn đề hợp đồng ở trong đó, hoặc ở các quốc gia khác như: Đức (châu Âu) và Indonesia (Đông Nam Á)... đã ban hành hẳn một đạo Luật Hợp đồng riêng biệt.

 Tại Việt Nam

Hoàn thiện các quy định về hợp đồng MBHH căn cứ vào xu hướng pháp triển của thị trường và định hướng của Nhà nước. Thực hiện những sửa đổi, bổ sung sao cho phù hợp với thực tế thực hiện hợp đồng MBHH của doanh nghiệp.

Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng MBHH phải đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, khả thi của pháp luật, nhằm cơng khai, minh bạch hóa hệ thống pháp luật, đảm bảo mọi chủ thể đề có thể tiếp cận và thực hiện pháp luật một cách dễ dàng, tiết kiệm thời gian tra cứu và xác định hiệu lực của các văn bản có liên quan. Đồng thời, cần thiết phải rà sốt các quy định có liên quan đến hợp đồng MBHH nhằm tránh những quy định chồng chéo, mâu thuẫn cùng tồn tại gây khó khăn khi thực thi.

Các quy định liên quan đến hợp đồng trong văn bản pháp luật chuyên ngành không nhắc lại một cách thuần tuý các quy định vốn đã rõ ràng trong BLDS. Các văn bản pháp luật chuyên ngành chỉ quy định những gì mang tính đặc thù của các quan hệ hợp đồng trong lĩnh vực cụ thể, hạn chế việc đưa quá nhiều quy định riêng vào luật chuyên ngành. Những quy định trong pháp luật chuyên ngành phải được xây dựng trên cơ sở các quy định mang tính nguyên tắc chung của BLDS để đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật về hợp đồng. Bản thân các văn bản pháp luật chuyên ngành cũng cần quy định rõ nguyên tắc áp dụng phối hợp các quy định về hợp đồng trong BLDS và trong các văn bản pháp luật chuyên ngành để thống nhất trong nhận thức và thực tiễn vận dụng pháp luật.

Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng MBHH đáp ứng được nhu cầu hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, vừa đứng trên góc độ là một quốc gia, vừa nhìn từ góc độ của một thương nhân tham gia quan hệ thương mại quốc tế.

Xây dựng Luật Hợp đồng thống nhất:

Hiện tại, Việt Nam vẫn chưa hình thành Luật Hợp đồng độc lập mà chế định hợp đồng được quy định rải rác ở các văn bản pháp luật có liên quan, điển hình là BLDS và LTM. Có một số quan điểm cho rằng nên tách riêng Luật Hợp đồng, nhằm tránh sự phân tán hay chồng chéo trong các văn bản khác nhau hoặc khó khăn trong áp dụng luật chung và luật chuyên ngành, tạo điều kiện thuận lợi, dễ dàng hơn cho việc thực hiện pháp luật trên thực tế. “Cơng việc cố gắng hồn thiện các chế định hợp đồng trong BLDS và các đạo luật khác hiện nay có thể được ví von như một ngơi nhà “ọp ẹp” và khơng đủ khơng gian sống, nhưng thay vì xây một ngơi nhà mới cho nó thì người ta cố gắng dùng những chất liệu kết dính để tu sửa nó. Vấn đề ở chỗ là càng cố gắng tu sửa bao nhiêu người ta càng phải cố gắng tính đến khả năng chịu được sự tồn tại của những đổi thay sắp đến mà đây là công việc gian truân đối với cả những kỹ sư lành nghề. Vì vậy, để thuận tiện cho xã hội khi mà quan hệ hợp đồng vốn dĩ đã chi phối hầu hết các quan hệ trong đời sống xã hội, phát sinh mỗi ngày một đa dạng, phức tạp thì việc thống nhất điều chỉnh bằng Luật Hợp đồng thống nhất là điều hết sức cần thiết. Theo đó, BLDS sẽ được giản lược, nhẹ đi, chỉ làm nhiệm vụ điều chỉnh những vấn đề chung về tài sản và nhân thân mà không điều chỉnh quan hệ hợp đồng nữa”9.

Một số nhà nghiên cứu pháp luật lại khơng đồng tình với quan điểm trên mà cho rằng: “BLDS mới và LTM nên cùng tồn tại, thực hiện mơ hình luật dân sự, thương mại riêng rẽ, hai luật này điều chỉnh hoạt động dân sự và hoạt động thương mại nói chung và nội dung của hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại nói riêng. BLDS là luật cơ bản bao trùm những nguyên tắc cơ bản của hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại, mà khơng ban hành Luật hợp đồng riêng”, “vì luật hợp đồng với tư cách là bộ phận cấu thành của luật dân sự cần phải được hình thành trên cơ sở lấy luật dân sự làm nền tảng, và luật hợp đồng làm quy định cụ thể hoặc trong quy định của BLDS có những chương trực tiếp quy định nội dung của hợp đồng”10.

9 Phan Thơng Anh, “Bất cập và giải pháp hồn thiện pháp luật hợp đồng ở Việt Nam”, www.hailawyers.com.vn

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa – thực tiễn thực hiện tại công ty TNHH thương mại, in thiết kế bắc việt (Trang 47 - 50)