Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Vinh Thủy
2.1.2.1. Nhân tố chủ quan
- Nhân sự của cơng ty:
Con người đóng vai trị trung tâm, là chủ thể chính của mọi hoạt động, quyết định trực tiếp đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Trình độ, năng lực lãnh đạo và quản trị kinh doanh của ban giám đốc tốt thì sẽ đảm bảo được kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp đề ra, cho phép việc thực hiện các hợp đồng mua bán hàng hóa đúng theo chiến lược kinh doanh, nhạy bén thị trường, năng cao được năng lực cạnh tranh đối với các đối thủ cùng ngành nghề.
Tiếp đó là trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ cơng nhân viên của doanh nghiệp, họ đóng vai trị quan trọng trong thực hiện hợp đồng, cũng như kết quả kinh doanh của công ty. Họ trực tiếp đi giao dịch ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa và thực hiện chúng, trong q trình thực hiện hợp đồng họ ln giám sát và đôn đốc công việc cho tới khi hồn thành. Chính vì vậy mà họ là nhân tố quyết định hiệu quả của việc thực hiện hợp đồng.
- Nguồn tài chính:
Tài chính là nhân tố cực kỳ quan trọng và quyết định đến sự tồn tại của doanh nghiệp cũng như hoạt động mua bán hàng hóa. Có nguồn tài chính đồi dào sẽ đảm bảo hoạt động mua bán hàng hóa được thực hiện và diễn ra liên tục. Với khả năng tài chính của doanh nghiệp thì có thể tăng năng lực cạnh tranh so với đối thủ bằng các biện pháp như ứng trước tiền hàng, cho phép thanh toán chậm, đưa ra các điều khoản thanh toán ưu đãi và dễ dàng hơn trong việc đàm phán ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật:
Cơ sở vật chất kỹ thuật cũng đóng vai trị nhất định trong sự thành cơng của một bản hợp đồng mua bán hàng hóa. Cơ sở vật chất kỹ thuật phản ánh năng lực của doanh nghiệp, tạo niềm tin cho đối tác khi ký kết hợp đồng với công ty. Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Vinh Thủy có cơ sở vật chất được trang bị khá đầy đủ và hiện đại. Các đại lý của Vinh Thủy thực hiện mơ hình đạt chuẩn 3S của Piaggio: Sales – Services – Sparepart (Bán hàng – Dịch vụ - Phụ tùng) theo tiêu chuẩn nhận dạng thương hiệu của Tập đoàn Piaggio.
2.1.2.2. Nhân tố khách quan
- Nhân tố kinh tế:
Trong giai đoạn mở cửa hội nhập mạnh mẽ như hiện nay, đặc biệt khi Việt Nam gia nhập WTO, ASEAN, TPP… thị trường càng trở nên sôi động. Các giao dịch mua bán hàng hóa theo đó mà diễn ra nhanh chóng, lớn mạnh và chiếm một số lượng chủ yếu trong các giao dịch dân sự. Thị trường mở cửa, nhiều nguồn cung trong khi cầu thì có hạn dẫn tới các doanh nghiệp cạnh tranh không lành mạnh, các hành vi hạn chế cạnh tranh xảy ra thường xuyên hơn. Sử dụng pháp luật là công cụ thực hiện các giao dịch dân sự và gắn liền với các hoạt động mua bán hàng hóa là hợp đồng mua bán hàng hóa. Các hoạt động trao đổi, mua bán của các doanh nghiệp hiện nay dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp cũng đều đã sử dụng hợp đồng mua bán hàng hóa như một công cụ hữu hiệu để thỏa thuận các điều khoản giữa các bên.
- Nhân tố chính trị - pháp luật:
Sự ổn định về chính trị, đường lối ngoại giao, sự cân bằng các chính sách của nhà nước, vai trị và chiến lược phát triển kinh tế của Đảng và Chính phủ, sự điều tiết và khuynh hướng can thiệp của Chính phủ vào đời sống kinh tế xã hội, các quyết định bảo vệ người tiêu dùng, hệ thống pháp luật, sự hồn thiện và hiện thực thi hành chúng... có ảnh hường rất lớn đến hoạt động mua bán hàng hóa của doanh nghiệp.
Các chính sách bao gồm bộ luật, luật, các văn bản dưới luật,.... tạo ra một hành lang cho các doanh nghiệp hoạt động, các hoạt động của doanh nghiệp như sản xuất kinh doanh hay hoạt động mua bán hàng hóa đều phải dựa vào các quy định của pháp luật. Ngoài ra hệ thống pháp luật với các chế tài phạt vi phạm để xử lý các hành vi vi phạm nghĩa vụ thực hiện hợp đồng, giúp cho các bên tham gia giao kết hợp đồng thực hiện hợp đồng một cách nghiêm túc và tự giác. Với một số trường hợp, việc thực hiện hợp đồng khơng theo đúng thỏa thuận, thì hệ thống pháp luật trở thành cơng cụ hữu hiệu để bảo vệ quyền và lợi ích của bên bị xâm hại.