Những hạn chế

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa – thực tiễn thực hiện tại công ty cổ phần thương mại và dịch vụ vinh thủy (Trang 47 - 50)

2.4.2.1 Về thực trạng pháp luật điều chỉnh về hợp đồng mua bán hàng hóa

Khn khổ pháp luật về mua bán hàng hóa chưa được phát triển đầy đủ và đồng bộ. Mơi trường chính sách thương mại hàng hóa ở Việt Nam là một hệ thống khá phức tạp với nhiều loại luật, các văn bản dưới luật. Điều này gây khó khăn lớn cho các việc thực hiện, nhất là khi liên quan đến thương nhân nước ngoài. Một số điều khoản của các văn bản mới về vấn đề này mâu thuẫn với các văn bản đang có hiệu lực. Đây cũng chính là nguyên nhân làm tăng mức độ rủi ro, giảm quy mô kinh doanh và đầu tư vào mua bán hàng hóa.

Hiện tại, hệ thống pháp luật đang thiếu những quy định về những vấn đề thơng thường, mang tính nội tại của nền kinh tế hàng hóa. Chính phủ chưa thực sự chú trọng sử dụng pháp luật để điều tiết, kiểm sốt nhằm: tạo mơi trường kinh doanh hiệu quả, minh bạch, bảo vệ lợi ích các chủ thể và người tiêu dùng. Ví dụ việc hệ thống pháp luật về thủ tục, điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký ngành

nghề kinh doanh còn phức tạp, chồng chéo, mất thời gian.

Những quy định của pháp luật chưa thực sự gần gũi, hợp lý nên nhiều khi xảy ra những mâu thuẫn khơng đáng có trong việc đề nghị giao kết hợp đồng, rút lại hoặc hủy bỏ giao kết hợp đồng, chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, rút lại chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.

2.4.2.2 Về thực tiễn thực hiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa tại cơng ty

Mặc dù cơng ty đã có những thành tựu trong giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa nhưng vẫn cịn những khó khăn, vướng mắc cần nghiên cứu và xem xét để hoạt động mua bán hàng hóa tại cơng ty đạt được kết quả cao.

* Những khó khăn về mặt khách quan: Quá trình hội nhập đã giúp cho mơi trường pháp lý được đổi mới phù hợp hơn với luật pháp quốc tế. Nhưng ngồi những thuận lợi do nó mang lại thì nó cịn tác động đến các doanh nghiệp và gây cho các doanh nghiệp một số khó khăn trong những lần đầu áp dụng. Bởi vì trước đây, các doanh nghiệp quen áp dụng các quy định trong các văn bản pháp luật cũ trong việc giao kết, thực hiện hợp đồng. Vì vậy, khi BLDS 2015 và LTM 2005 đồng thời áp dụng, bổ sung cho nhau thì các doanh nghiệp vẫn mất thời gian trong việc đồng bộ hai luật và bộ luật này để áp dụng nhuần nhuyễn. Nguyên nhân của việc này đến từ cả phía Nhà nước và cả các doanh nghiệp. Về phía doanh nghiệp, hầu hết các doanh nghiệp chưa có nhân viên trợ giúp pháp lý trong việc phân tích, tư vấn việc áp dụng pháp luật hợp đồng. Cịn về phía Nhà nước, tuy hai văn bản BLDS 2015 và LTM 2005 ra đời đã lâu nhưng các văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành của hai văn bản này cịn ít và đa phần là khơng cụ thể, rõ ràng gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp trong áp dụng pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa.

* Những khó khăn về mặt chủ quan đối với cơng ty:

- Khó khăn đầu tiên là về căn cứ pháp lý khi giao kết hợp đồng tại cơng ty. Qua q trình thực tập tại cơng ty, tôi nhận thấy trong một số hợp đồng mà công ty đã giao kết với khách hàng vẫn áp dụng các luật, pháp lệnh đã hết hiệu lực kể từ khi BLDS 2015 và LTM 2005 ra đời. Vấn đề này của công ty xuất phát từ việc cán bộ, nhân viên trong khi soạn thảo hợp đồng đã không chú ý đến việc cập nhật các các thông tin mới, những văn bản mới điều chỉnh về lĩnh vực hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc là họ đã biết nhưng vẫn làm theo thói quen. Điều này khiến cho uy tín của cơng ty bị giảm sút, khách hàng sẽ đánh giá công ty là một doanh nghiệp yếu về mặt pháp lý. Ngoài ra, áp dụng đúng luật cho hợp đồng sẽ đảm bảo cho hợp đồng được chặt chẽ, phù hợp với thực tiễn và tạo thuận lợi cho cơng ty trong q trình thực hiện. Cơng ty và khách hàng thường thỏa thuận những điều khoản trong hợp đồng là: điều khoản về hàng hóa, điều

khoản về số lượng, chất lượng, điều khoản về đặt hàng, giao hàng, điều khoản về giá cả, thanh toán, điều khoản về tranh chấp và giải quyết tranh chấp... Những điều khoản trên trong hợp đồng mà công ty đã thỏa thuận thường được quy định khơng rõ ràng mà đơi khi cịn sơ sài, những điều khoản này do vậy mà không thể hiện được một cách rõ ràng nhất, chi tiết nhất ý chí của các bên trong hợp đồng.

- Khó khăn về vấn đề giá cả và thanh toán: Về giá cả, trong hợp đồng chưa có quy định về giá cả trong trường hợp có sự biến động về giá cả trên thị trường, nhằm tránh trường hợp tranh chấp về giá cả trong trường hợp này. Về thanh toán, với tư cách là bên bán trong hợp đồng bán hàng hóa với khách hàng, cơng ty cho phép phía bên mua được thanh tốn thành nhiều lần. Phương thức thanh toán này tạo điều kiện cho bên mua trong trường hợp khơng có khả năng thanh tốn ln khi nhận hàng hóa. Tuy nhiên lại đem lại rủi ro cho bên bán, đặc biệt về vấn đề lãi suất đối với khoản tiền trả sau nhất là với trường hợp vấn đề này không được quy định cụ thể trong hợp đồng.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa – thực tiễn thực hiện tại công ty cổ phần thương mại và dịch vụ vinh thủy (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)