đồng mua bán hàng hóa
* Về các chế tài khi vi phạm hợp đồng:
Thứ nhất, về việc quy định áp dụng chế tài khác chế tài buộc thực hiện đúng hợp
đồng khi không thực hiện trong thời gian ấn định. Pháp luật nên quy định cụ thể thời gian cũng như cách thức áp dụng chế buộc thực hiện đúng hợp đồng cũng như các chế tài khác. Việc này sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp, sao cho luật áp dụng phải sát với thực tế, không thể đưa ra quy định nhưng khơng thực hiện được. Có thể áp dụng một số các chế tài có tính chất tương đồng kết hợp với nhau. Song vẫn phải đảm bảo tính chất của từng loại chế tài.
Thứ hai, về việc áp dụng chế tài phạt vi phạm: Theo quy định của Luật Thương
mại 2005 thì việc thoả thuận về phạt vi phạm chỉ xảy ra nếu trong hợp đồng có thỏa thuận (Điều 300 Luật Thương mại 2005). Điều này có thể hiểu là phải có thỏa thuận từ trước trong hợp đồng. Tuy nhiên, để tôn trọng hơn nữa sự thỏa thuận của các bên, nhà làm luật nên xem xét đưa ra quy định “công nhận thỏa thuận phạt vi phạm sau khi xảy ra tranh chấp hoặc thỏa thuận bổ sung sau khi ký hợp đồng”. Quy định này mang tính mở của luật, cũng là một hình thức răn đe có hiệu quả cao.
Thứ ba, pháp luật cần thống nhất vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng, vi phạm
nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng để làm căn cứ cho việc áp dụng các chế tài như huỷ hợp đồng, đình chỉ hợp đồng. Quy định rõ khái niệm vi phạm cơ bản, trường hợp nào là vi phạm cơ bản. Điều chỉnh chi tiết hay cụ thể trường hợp huỷ hợp đồng khi có yếu tố vi phạm tiên liệu trước hay vi phạm hợp đồngtương lai không chỉ đối với những hợp đồng thực hiện từng phần như hiện nay, mà đối với những trường hợp hợp đồng cho thấy có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng được tiên liệu trước làm cho mục đích của hợp đồng khơng đạt được như một bên khơng có khả năng thực hiện hợp đồng trước khi tới hạn thực hiện nghĩa vụ, vi phạm nghiêm trọng của một bên với bên thứ ba.
Thứ tư, quy định về tạm ngừng hợp đồng. Điều 308 và Điều 309 Luật Thương
mại 2005 quy định hậu quả pháp lý của tạm ngừng hợp đồng là “Khi hợp đồng bị tạm ngừng thực hiện thì hợp đồng vẫn có hiệu lực” là chưa đầy đủ, chưa rõ ràng. Vậy trong trường hợp này, các nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng vẫn tồn tại nhưng Luật không quy định cụ thể vấn đề các bên tiếp tục thực hiện hợp đồng, căn cứ để tiếp tục thực hiện hợp đồng, thời điểm các bên tiếp tục thực hiện hợp đồng. Do đó, cần bổ sung quy định cụ thể về căn cứ, thời điểm chấm dứt áp dụng hình thức tạm ngừng thực hiện hợp đồng và nghĩa vụ của các bên khi căn cứ tạm ngừng thực hiện hợp đồng chấm dứt.
* Về các hình thức giải quyết tranh chấp
Cần có sự sửa đổi, bổ sung về các hình thức giải quyết tranh chấp. Các hình thức giải quyết tranh chấp hiện nay tuy đã tồn tại và phát huy hiệu quả từ rất lâu (Tố tụng Trọng tài là hình thức mới nhất, tiến bộ nhất) nhưng hình thức nào cũng tồn tại hạn chế. Để vừa bảo đảm tính nhanh chóng, kịp thời, tiết kiệm thời gian, chi phí, vừa bảo đảm uy tín cho các bên liên quan.
Thứ nhất, hình thức giải quyết tranh chấp bằng thương lượng và hòa giải cần có
quy định về sự cơng nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và kèm theo là chế tài nếu một trong hai bên chủ thể không thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận trong bản thỏa thuận hoặc bản cơng nhận hịa giải thành.
Thứ hai, cần điều chỉnh quy định về quyền hạn của Trọng tài thương mại và có
thể đề xuất mức trần chi phí Trọng tài nếu thấy cần thiết. Vì hiện nay, trong Tố tụng Trọng tài, quyền hạn của Trọng tài viên chưa nhiều, chưa thể hiện được uy quyền mà mới chỉ dừng lại là cơ quan ở giữa phân bua giải quyết. Hơn nữa, tùy cơ quan tài phán mà chi phí tố tụng Trọng tài một khác và đa phần là khá cao so với hình thức tố tụng Tịa án. Vì vậy, cần có sự tác động cụ thể hơn nữa của cơ quan Nhà nước đến nội dung này để chi phí Trọng tài hợp lý hơn. Từ đó, đưa Tố tụng Trọng tài trở thành một sự lựa chọn phổ biến trong xã hội.
Thứ ba, cần có sự linh hoạt, nhanh gọn về thủ tục tố tụng tại Tịa án. Tuy đã có
quy định về thủ tục rút gọn nhưng về cơ bản vẫn mất khá nhiều thời gian.