bán hàng hóa
Thứ nhất, khái niệm thương nhân chưa rõ ràng và bao quát. Bên cạnh đó việc đưa
ra điều kiện “thương nhân phải hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên là không rõ ràng và không cần thiết, Luật quy định phải hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên, nhưng như thế nào là hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên lại chưa được quy định cụ thể.
Từ những bất cập vừa nêu trên ta cần Cần sửa đổi khái niệm thương nhân theo hướng đơn giản hóa đưa ra trên cơ sở các tiêu chí mang tính bản chất của thương nhân là có hoạt động thương mại - hoạt động sinh lời; Bỏ quy định thương nhân là tổ chức thành lập hợp; Bỏ điều kiện thương nhân phải hoạt động thường xuyên; Bỏ quy định tại Điều 7 Luật Thương mại 2005 với lý do: trường hợp có đăng ký kinh doanh thì thực hiện theo Luật Thương mại, trường hợp khơng có đăng ký kinh doanh mà vẫn kinh doanh thì người kinh doanh: thứ nhất là vẫn phải chịu trách nhiệm theo Luật Dân sự và các luật liên quan về an tồn thực phẩm, mơi trường… và đồng thời phải chịu trách nhiệm hành chính về hành vi kinh doanh không đăng ký.
Thứ hai, việc xác định yếu tố lỗi và thiệt hại thực tế khi áp dụng chế tài bồi
thường thiệt hại cần phải được thiết lập cơ chế mới, theo đó nếu các bên ký kết hợp đồng đều là thương nhân thì nên quy định nguyên tắc lỗi là căn cứ xác định trách nhiệm hoặc để các bên tự quyết định vấn đề này trong hợp đồng. Đồng thời phải coi những thiệt hại phát sinh do mất uy tín kinh doanh, mất khách hàng là các thiệt hại thực tế và bên vi phạm hợp đồng phải bồi thường.
Thứ ba, cần bổ sung quy định tại khoản 2 Điều 37 về việc “báo trước”. Pháp luật
nên quy định về việc: căn cứ vào khoảng cách, căn cứ vào tính chất của đối tượng hàng hóa để bên bán thơng báo trước về thời điểm giao hàng. Đồng thời cũng nên quy định thêm về việc nếu bên bán thông báo trước trong thời gian quá ngắn, quá gấp mà bên mua không thể kịp thời nhận hàng, nếu xảy ra thiệt hại cho hàng hóa (ví dụ như hàng hóa là thực phẩm đơng lạnh) hay thiệt hại cho bên bán (thời gian đợi quá lâu sẽ mất thêm chi phí vận chuyển hay đến nơi giao nhận hàng nhưng lại phải quay về vì bên mua khơng thể đến nơi giao nhận hàng hóa) thì cần xem xét về “thời hạn báo trước có hợp lý hay khơng” để xác định lỗi. Không chỉ vậy, cần bổ sung quy định về
việc “bên mua đồng ý với thời điểm giao hàng mà bên bán thơng báo” để bảo đảm quyền bình đẳng của cả 2 bên.
Thứ tư, quy định cụ thể cách hiểu cho “một thời hạn hợp lý”. Thời hạn hợp lý
này cần căn cứ vào tính chất đối tượng hợp đồng, mục đích của bên mua hàng, khả năng giao hàng của bên giao hàng, quãng đường đến nơi giao nhận hàng, v.v. để bên bán có thể xác định được thời hạn một cách hợp lý nhất cho cả hai.
Thứ năm, quy định về “thực hiện công việc hợp lý để giúp bên bán” là khơng cần
thiết, khơng có tính chất bắt buộc và khơng thực sự phát huy hiệu quả. Vì vậy, theo tác giả, nên bỏ quy định này.
Thứ sáu, quy định về chịu rủi ro. Pháp luật cần quy định rõ ràng về căn cứ xác
định hàng hóa hư hỏng trước hay sau khi bên bán chuyển rủi ro cho bên vận chuyển. Nhằm tránh thiệt thòi, bất lợi cho bên bán.
Thứ bảy, quy định tại Điều 59 Luật Thương mại 2005. Cần có quy định rõ ràng
về hai trường hợp: người nhận hàng để giao có quan hệ với người bán thì chưa được coi là thời điểm chuyển rủi ro và người nhận hàng để giao có quan hệ với bên mua thì thời điểm người này nhận hàng là thời điểm chuyển rủi ro. Đồng thời, nên bỏ luôn quy định về chứng từ sở hữu hàng hóa là một trong những cơ sở xác định thời điểm chuyển giao rủi ro.