Phương hướng hoàn thiện pháp luật điều chỉnh về hợp đồng mua bán hàng hóa

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa – thực tiễn thực hiện tại công ty cổ phần thương mại và dịch vụ vinh thủy (Trang 50 - 51)

3.1. Phương hướng hoàn thiện pháp luật điều chỉnh về hợp đồng mua bánhàng hóa hàng hóa

Vào thời điểm được ban hành, các quy định về hợp đồng mua bán hàng hóa trong BLDS 2015 và LTM 2005 giữ vai trị quan trọng trong việc tạo khung pháp luật cho các giao lưu dân sự, kinh tế. Nhiều nội dung trong chế định này tới thời điểm hiện nay vẫn giữ nguyên giá trị và hoàn toàn phù hợp để điều chỉnh các quan hệ hợp đồng trong quan hệ mua bán hàng hóa như các quy định về nguyên tắc giao kết hợp đồng, điều kiện có hiệu lực của hợp đồng và các trường hợp hợp đồng vô hiệu, xử lý hậu quả của hợp đồng vô hiệu; các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự; đại diện và ủy quyền giao kết hợp đồng… Nhưng để chế định hợp đồng trong BLDS và LTM tiếp tục phát huy vai trị tích cực của nó trong việc điều chỉnh quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa cần phải được hồn thiện ở các vấn đề sau:

- Hoàn thiện các quy định về hợp đồng mua bán hàng hóa căn cứ vào xu hướng pháp triển của thị trường và định hướng của Nhà nước. Thực hiện những sửa đổi, bổ sung sao cho phù hợp với thực tế thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa của doanh nghiệp. Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa phải đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, khả thi của pháp luật, nhằm công khai, minh bạch hóa hệ thống pháp luật, đảm bảo mọi chủ thể đề có thể tiếp cận và thực hiện pháp luật một cách dễ dàng, tiết kiệm thời gian tra cứu và xác định hiệu lực của các văn bản có liên quan. Đồng thời, cần thiết phải rà sốt các quy định có liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa nhằm tránh những quy định chồng chéo, mâu thuẫn cùng tồn tại gây khó khăn khi thực thi.

- Các quy định liên quan đến hợp đồng trong văn bản pháp luật chuyên ngành không nhắc lại một cách thuần tuý các quy định vốn đã rõ ràng trong BLDS. Các văn bản pháp luật chun ngành chỉ quy định những gì mang tính đặc thù của các quan hệ hợp đồng trong lĩnh vực cụ thể, hạn chế việc đưa quá nhiều quy định riêng vào luật chuyên ngành. Những quy định trong pháp luật chuyên ngành phải được xây dựng trên cơ sở các quy định mang tính nguyên tắc chung của BLDS để đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật về hợp đồng. Bản thân các văn bản pháp luật chuyên ngành cũng cần quy định rõ nguyên tắc áp dụng phối hợp các quy định về hợp đồng trong BLDS và trong các văn bản pháp luật chuyên ngành để thống nhất trong nhận thức và thực tiễn vận dụng pháp luật.

- Cơ sở pháp lý chủ yếu điều chỉnh vấn đề hợp đồng mua bán hàng hóa là hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong nước, trong đó quan trọng và trực tiếp nhất là LTM 2005. LTM 2005 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2006, tính đến nay đã được thực thi đưuọc hơn 10 năm. Trong khoảng thời gian đó, có những quy định, thời gian trước cịn phù hợp nhưng sau này, khi thị trường thay đổi, nhiều doanh nghiệp ra đời hơn, các hợp đồng MBHH phát sinh đa dạng hơn hay tính chất của hợp đồng cũng có ít nhiều thay đổi thì những quy định ấy khơng cịn phù hợp, thậm chí gây vướng mắc trong q trình thực thi trên thực tế, như: quy định về nghĩa vụ thông báo thời điểm giao hàng của bên bán; quy định về thời điểm chuyển giao rủi ro đối với hàng hóa mua bán trên đường vận chuyển; quy định về hạn mức phạt vi phạm hợp đồng… Hơn nữa, việc thi hành cùng lúc LTM cùng với hàng chục văn bản hướng dẫn thi hành từ trước tới nay là cả một vấn đề lớn đặt ra với nhà hành pháp cũng như các doanh nghiệp.

- Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng MBHH đáp ứng được nhu cầu hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, vừa đứng trên góc độ là một quốc gia, vừa nhìn từ góc độ của một thương nhân tham gia quan hệ thương mại quốc tế.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa – thực tiễn thực hiện tại công ty cổ phần thương mại và dịch vụ vinh thủy (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)