Thực trạng pháp luật điều chỉnh về sửa đổi và chấm dứt hợp đồng mua bán hàng hóa

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa – thực tiễn thực hiện tại công ty cổ phần thương mại và dịch vụ vinh thủy (Trang 34 - 36)

hợp đồng. Trong trường hợp các bên khơng có thỏa thuận thì theo LTM 2005 dự liệu một số vấn đề sau:

+ Địa điểm thanh toán: địa điểm kinh doanh của bên bán, nơi cư trú của bên bán, địa đểm giao hàng hoặc giao chứng từ được giao đồng thời. (Điều 54)

+ Thời hạn thanh toán: bên mua phải thanh toán cho bên bán vào thời điểm giao hàng hoặc giao chứng từ có liên quan đến hàng hóa. Bên mua vẫn phải thanh tốn tiền mua hàng sau thời điểm rủi ro được chuyển từ bên bán sang bên mua. (Điều 55)

+ Xác định giá: trong trường hợp khơng có thỏa thuận về giá thì áp dụng theo giá tại thời điểm mua bán hàng hóa, thị trường địa lý…

+ Chậm thực hiện nghĩa vụ thanh tốn thì bên bán có quyền u cầu bên mua trả tiền lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ q hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả.

+ Ngừng thanh toán trong trường hợp: bên mua có bằng chứng về việc bên bán lừa dối, hàng hóa đang là đối tượng bị tranh chấp, bên mua có bằng chứng về việc bên bán đã giao hàng khơng phù hợp với hợp đồng, trường hợp tạm ngừng thanh tốn vì hàng hóa là đối tượng của tranh chấp hoặc hàng hóa giao khơng phù hợp với hợp đồng.

2.2.3. Thực trạng pháp luật điều chỉnh về sửa đổi và chấm dứt hợp đồng muabán hàng hóa bán hàng hóa

2.2.3.1 Sửa đổi hợp đồng dân sự:

Điều 421 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về sửa đổi hợp đồng. Trong đó có quy định sau “Hợp đồng có thể được sửa đổi theo quy định tại Điều 420 của Bộ luật này”.

Điều 420 quy định về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Khoản 1 Điều 420 quy định về các điều kiện chứng minh hoàn cảnh thay đổi cơ bản, kết hợp với quy định tại Điều 421 sẽ gặp một số hạn chế sau:

- Sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi giao kết hợp

khách quan đều có thể dẫn đến sửa đổi, chấm dứt hợp đồng? (2) Mọi sự kiện khách quan tác động đến đều được coi là nguyên nhân? Quy định pháp luật chưa quy định rõ ràng như thế nào được gọi là nguyên nhân khách quan tác động đến việc thực hiện hợp đồng. Cũng chưa có quy định cho việc những nguyên nhân nào và tác động đến đâu thì được buộc phải sửa đổi, chấm dứt hợp đồng.

- Tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên không thể lường trước được về sự

thay đổi hoàn cảnh. Vậy làm thế nào để chứng minh được việc “các bên không thể

lường trước”? Việc lường trước sẽ được thể hiện qua thỏa thuận trong hợp đồng. Điều này còn phụ thuộc vào sự thiện chí hợp tác của các chủ thể. Vậy nếu xảy ra trường hợp mà khi giao kết khơng lường được trước nhưng nếu sự kiện đó đã được một lường trước và nếu xảy ra thì sẽ có lợi cho bên đó và thiệt hại cho bên cịn lại, thì sẽ chứng minh và giải quyết như thế nào?

- Việc tiếp tục thực hiện hợp đồng mà khơng có sự thay đổi nội dung hợp đồng sẽ

gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên. Vậy thế nào là “thiệt hại nghiêm trọng”? Hơn

nữa, nếu chưa xảy ra, thì hồn tồn là dự tính chủ quan của một bên. Vậy nếu thỏa thuận sửa đổi, chấm dứt hợp đồng, liệu bên cịn lại có chấp nhận?

- Bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng

cho phép, phù hợp với tính chất của hợp đồng mà khơng thể ngăn chặn, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến lợi ích. Làm thế nào để chứng minh được việc “một bên đã áp

dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép”? Làm thế nào để chứng minh được khả năng của các chủ thể đến đâu?

2.2.3.2 Chấm dứt hợp đồng dân sự

Theo Điều 422 BLDS thì hợp đồng dân sự chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

a. Khi hợp đồng đã được hoàn thành

Khi các bên tham gia hợp đồng đã thực hiện toàn bộ nội dung của nghĩa vụ và do vậy, mỗi bên đều đã đáp ứng được quyền dân sự của mình thì hợp đồng được coi là hoàn thành.

b. Hợp đồng được chấm dứt theo thoả thuận của các bên

Trong những trường hợp bên có nghĩa vụ khơng có khả năng để thực hiện hợp đồng hoặc nếu hợp đồng được thực hiện sẽ gây ra tổn thất lớn về vật chất cho một hoặc cả hai bên thì các bên có thể thoả thuận chấm dứt hợp đồng. Hợp đồng đã giao kết được coi là chấm dứt tại thời điểm các bên đạt được sự thoả thuận nói trên.

c. Hợp đồng sẽ chấm dứt khi cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân hoặc các chủ thể khác chấm dứt mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân hoặc các chủ thể đó thực hiện

Cần phải hiểu rằng không phải trong mọi trường hợp cứ cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân hoặc các tổ chức khác giao kết hợp đồng chấm dứt thì hợp đồng đều được coi là chấm dứt. Theo căn cứ trên thì chỉ những hợp đồng nào mà do tính chất của nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng đó hoặc do các bên đã thoả thuận trước là người có nghĩa vụ phải trực tiếp thực hiện nghĩa vụ đó hay chỉ người có quyền mới được hưởng lợi ích phát sinh từ hợp đồng thì khi họ chết, hợp đồng mới chấm dứt. Chẳng hạn, A kí kết một hợp đồng với hoạ sĩ tạo hình là B. Theo đó B phải hoàn thành cho A một bức tượng nghệ thuật tại vườn cảnh nhà A. Nếu hợp đồng chưa được thực hiện hoặc thực hiện chưa xong mà B chết thì hợp đồng đó đương nhiên chấm dứt.

d. Hợp đồng chấm dứt khi một bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng Ngoài việc hợp đồng được chấm dứt theo các căn cứ quy định tại Điều 422 BLDS 2015 thì hợp đồng cịn chấm dứt khi một bên đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng. Khi có một bên vi phạm hợp đồng thì bên kia có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng. Việc đơn chấm dứt thực hiện hợp đồng được thực hiện theo quy định tại Điều 428 BLDS 2015. Khi đơn phương đình chỉ hợp đồng thì phần hợp đồng chưa thực hiện sẽ chấm dứt, nghĩa là hợp đồng được coi là chấm dứt kể từ thời điểm bên vi phạm nhận được thông báo chấm dứt hợp đồng từ bên bị vi phạm. Khi hợp đồng bị chấm dứt, bên có nghĩa vụ khơng phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình nhưng các bên phải thanh tốn phần hợp đồng đã được thực hiện.

đ. Hợp đồng chấm dứt khi một bên huỷ bỏ hợp đồng

Nhằm nâng cao tính kỉ luật trong việc thực hiện hợp đồng, pháp luật cho phép các bên trong hợp đồng được thoả thuận về việc một bên có quyền huỷ hợp đồng nếu bên kia vi phạm hợp đồng. Vì vậy, trong những trường đó thì bên bị vi phạm hợp đồng có quyền đơn phương huỷ hợp đồng và yêu cầu bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại. Khi một bên huỷ hợp đồng thì hợp đồng khơng có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên phải hoàn trả cho nhau những tài sản đã nhận, nếu khơng hồn trả được bằng vật thì phải hồn trả bằng tiền.

e. Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng khơng cịn và các bên có thể thoả thuận thay thế đối tượng khác hoặc bồi thường thiệt hại

Trong những trường hợp đối tượng của hợp đồng là một vật đặc định hoặc đơn chiếc mà do bị mất hoặc bị tiêu huỷ hay các lí do khác nên vật đó khơng cịn thì hợp đồng đó đương nhiên được coi là chấm dứt vào thời điểm vật là đối tượng của hợp đồng khơng cịn. Tuy nhiên, các bên có thể thoả thuận vẫn duy trì hợp đồng đó bằng cách thay thế vật khơng cịn bằng một vật khác.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa – thực tiễn thực hiện tại công ty cổ phần thương mại và dịch vụ vinh thủy (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)