Thực trạng pháp luật điều chỉnh về thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa – thực tiễn thực hiện tại công ty cổ phần thương mại và dịch vụ vinh thủy (Trang 31 - 34)

hóa

2.2.3.1. Nghĩa vụ của bên bán

* Giao hàng là nghĩa vụ cơ bản nhất của bên bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa. Việc thực hiện các nghĩa vụ khác của bên bán đều có liên quan và nhằm mục đích hồn thành nghĩa vụ giao hàng hóa cho bên mua. Cụ thể như sau:

Giao hàng đúng đối tượng và chất lượng theo thỏa thuận và quy định của pháp luật. Theo quy định tại khoản 1 điều 39 của LTM 2005,

“1. Trường hợp hợp đồng khơng có quy định cụ thể thì hàng hố được coi là khơng phù hợp với hợp đồng khi hàng hố đó thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a, Khơng phù hợp với mục đích sử dụng của các hàng hóa cùng chủng loại. b, Khơng phù hợp với bất kỳ mục đích cụ thể nào mà bên mua đã cho bên bán biết hoặc bên bán phải biết vào thời điểm giao kết hợp đồng.

c, Không bảo đảm chất lượng như chất lượng của mẫu hàng hóa mà bên bán đã giao cho bên mua.

d, Không được bảo quản, đóng gói theo cách thức thơng thường.”

Khi hàng hóa giao khơng phù hợp với hợp đồng, bên mua có quyền từ chối nhận hàng. Tuy nhiên, bên bán không chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hóa nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng bên mua đã biết hoặc phải biết về những khiếm khuyết đó (trong thời hạn khiếu nại theo luật định) và ngược lại. Và bên bán phải chịu trách nhiệm về khiếm khuyết của hàng hóa phát sinh sau thời điểm chuyển rủi ro nếu khiếm khuyết đó do bên bán vi phạm hợp đồng.

Nếu hợp đồng chỉ quy định thời hạn giao hàng, bên bán giao khơng hàng khơng phù hợp, thiếu…thì trong thời hạn đó bên bán có quyền giao lại hàng hoặc giao phần cịn thiếu, chi phí phát sinh do bên bán chịu trách nhiệm.

* Giao chứng từ kèm theo hàng hóa: Theo Điều 34 LTM 2005 quy định nếu trong hợp đồng giao kết có thỏa thuận giao chứng từ liên quan đến hàng hóa thì bên bán có nghĩa vụ phải giao chứng từ cho bên mua.

Khoản 2 Điều 37 Luật Thương mại 2005 quy định như sau “Trường hợp chỉ có

thỏa thuận về thời hạn giao hàng mà không xác định thời điểm giao hàng cụ thể thì bên bán có quyền giao hàng vào bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn đó và phải thơng báo trước cho bên mua”. Tuy nhiên, luật lại không quy định bên giao hàng phải báo

trước cho bên nhận hàng trước khoảng bao lâu. Ví dụ: hợp đồng chỉ thỏa thuận là giao hàng vào ngày 15/5/2015 nhưng quy định cụ thể vào mấy giờ hoặc thời điểm nào trong ngày. Bên giao hàng vận chuyển hàng hóa đến địa điểm giao nhận hàng hóa vào lúc 10h nhưng 9h mới gọi điện thông báo cho bên nhận hàng. Bên nhận hàng không thể sắp xếp nhân sự kịp thời để đến địa điểm giao nhận hàng. Như vậy, bên nhận hàng đã bị bị động.

Khoản 3 Điều 37 luật này quy định “Trường hợp khơng có thỏa thuận về thời

hạn giao hàng thì bên bán phải giao hàng trong một thời hạn hợp lý sau khi giao kết hợp đồng”. Tuy nhiên, cần hiểu như thế nào cho đúng về “thời hạn hợp lý”?- Giao

hàng đúng địa điểm: bên bán phải giao hàng đúng địa điểm theo thỏa thuận trong hợp đồng. Nếu khơng có thảo thuận về địa điểm thì địa điểm giao hàng được xác định theo luật định ở từng trường hợp.

* Kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng là yêu cầu rất cần thiết đối với giao dịch mua bán trong thương mại, bên bán phải tạo điều kiện cho bên mua kiểm tra hàng. Nếu bên mua không thực hiện việc kiểm tra hàng thì bên bán vẫn giao hàng theo hợp đồng. Bên mua nếu phát hiện ra hàng hóa khơng phù hợp với hợp đồng phải thông báo ngay cho bên mua trong thời hạn hợp lý. Nếu bên mua không thực hiện thông báo này bên bán sẽ không phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng hóa.

* Đảm bảo quyền sở hữu đối với hàng hóa mua bán: bên bán phải đảm bảo quyền sở hữu và tính hợp pháp về quyền sở hữu, tránh không bị tranh chấp bởi bên thứ ba. Và đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa mua bán.

* Về xác định thời điểm chuyển giao rủi ro: Điều 59 Luật thương mại 2005 quy định:

“Trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu hàng hoá đang được người nhận hàng để giao nắm giữ mà khơng phải là người vận chuyển thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Khi bên mua nhận được chứng từ sở hữu hàng hoá;

2. Khi người nhận hàng để giao xác nhận quyền chiếm hữu hàng hố của bên mua.”

Quy định trên có những điểm chưa hợp lý như sau:

Người nhận hàng để giao trong quy định trên có mối quan hệ với ai, với người bán hay với người mua. Nếu người nhận hàng để giao có mối quan hệ với người bán

thì rõ ràng việc người bán giao hàng cho họ không thể coi là họ đã giao hàng cho người mua và vì vậy việc bên mua phải chịu rủi ro khi họ được giao chứng từ sở hữu hàng hóa khó có thể chấp nhận được bởi vì hàng vẫn do họ nắm giữ. Nếu người nhận hàng để giao có mối quan hệ với người mua thì rõ ràng người bán giao hàng cho họ có nghĩa là hàng hóa đã được giao cho người mua, và vì vậy việc bên mua đã nhận được chứng từ sở hữu hàng hóa hay chưa khơng có ý nghĩa pháp lý.

* Rủi ro đối với hàng hóa: trong thực tiễn mua bán hàng hóa có thể xảy ra những sự kiện như mất mát, hư hỏng hàng hóa khi vận chuyển trước hay khi giao nhận. Việc xác định trách nhiệm rủi ro thuộc về bên nào trước hết phải căn cứ vào hợp đồng thỏa thuận. Trường hợp khơng có thỏa thuận thì áp dụng quy định tại điều 57, 58, 59, 60 của LTM 2005 như sau:

+ Thứ nhất, bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho bên mua tại địa điểm nhất định thì rủi ro được chuyển cho bên mua khi hàng hóa đã được chuyển giao.

+ Thứ hai, nếu hợp đồng khơng có thỏa thuận về địa điểm giao nhận hàng thì rủi ro thuộc về bên mua khi hàng hóa được giao cho người vận chuyển đầu tiên.

+ Thứ ba, nếu hàng hóa đang được người nhận hàng để giao nắm giữ mà không phải là người vận chuyển thì rủi ro được chuyển cho bên mua trong trường hợp: bên mua nhận được chứng từ sở hữu hàng hóa, khi người nhận hàng để giao xác nhận quyền chiếm hữu hàng hóa của bên mua.

+ Thứ tư, nếu rủi ro xảy ra trên đường vận chuyển hàng hóa thì bên mua chịu trách nhiệm kể từ thời điểm giao kết hợp đồng.

Khoản 3 Điều 40 Luật Thương mại 2005 quy định “Bên bán phải chịu trách

nhiệm về khiếm khuyết của hàng hóa phát sinh sau thời điểm chuyển rủi ro nếu khiếm khuyết đó do bên bán vi phạm hợp đồng”. Có thể hiểu quy định này là: ngay cả sau khi

đã chuyển rủi ro nhưng hàng hóa bị khiếm khuyết do bên bán vi phạm thỏa thuận nào đó trong hợp đồng thì bên bán vẫn phải chịu trách nhiệm. Điều 44 quy định về việc hai bên kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng, giữa bên bán với bên mua hoặc đại diện của bên mua (có thể là bên vận chuyển).

Quy định này gây bất lợi cho bên bán như sau: Đối với trường hợp, bên mua thuê bên thứ ba để giao hàng thì thời điểm chuyển rủi ro là khi bên bán đã giao hàng cho bên vận chuyển. Hàng hóa là loại thuộc về bí mật kinh doanh, không thể tiết lộ hay cho bên vận chuyển kiểm tra được. Thế nhưng, trong quá trình vận chuyển, bên vận chuyển làm hư hỏng hàng hóa. Đến khi bên nhận hàng đã nhận và tháo dỡ để kiểm tra hàng hóa thì mới phát hiện hàng hóa bị hư hỏng. Như vậy, làm thế nào để xác.

* Nghĩa vụ bảo hành hàng hóa: bảo hành là việc của bên bán và được thực hiện theo thỏa thuận hoặc theo pháp luật. Điều 49 LTM 2005 quy định: bên bán phải chịu

trách nhiệm bảo hành hàng hóa theo nội dung và thời hạn đã thỏa thuận. Cịn nếu các bên khơng có thỏa thuận thì áp dụng quy định của BLDS 2015 (Điều 446 - 449).

2.2.3.2. Nghĩa vụ cơ bản của bên mua

Nhận hàng và thanh toán tiền là nghĩa vụ cơ bản của bên mua. Bên mua có nghĩa vụ nhận hàng theo thỏa thuận và thực hiện những công vệc hợp lý để giúp bên bán giao hàng. Khi bên bán đã san sàng giao hàng theo đúng hợp đồng mà bên mua không tiếp nhận thì bị coi là vi phạm hợp đồng và phải chịu các biện pháp chế tài theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

Thanh toán là nghĩa vụ quan trọng nhất của bên mua trong quan hệ hợp đồng

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa – thực tiễn thực hiện tại công ty cổ phần thương mại và dịch vụ vinh thủy (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)