Thực trạng pháp luật điều chỉnh về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa – thực tiễn thực hiện tại công ty cổ phần thương mại và dịch vụ vinh thủy (Trang 29 - 31)

yếu trong các giao dịch dân sự. Thị trường mở cửa, nhiều nguồn cung trong khi cầu thì có hạn dẫn tới các doanh nghiệp cạnh tranh không lành mạnh, các hành vi hạn chế cạnh tranh xảy ra thường xuyên hơn. Sử dụng pháp luật là công cụ thực hiện các giao dịch dân sự và gắn liền với các hoạt động mua bán hàng hóa là hợp đồng mua bán hàng hóa. Các hoạt động trao đổi, mua bán của các doanh nghiệp hiện nay dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp cũng đều đã sử dụng hợp đồng mua bán hàng hóa như một cơng cụ hữu hiệu để thỏa thuận các điều khoản giữa các bên.

- Nhân tố chính trị - pháp luật:

Sự ổn định về chính trị, đường lối ngoại giao, sự cân bằng các chính sách của nhà nước, vai trò và chiến lược phát triển kinh tế của Đảng và Chính phủ, sự điều tiết và khuynh hướng can thiệp của Chính phủ vào đời sống kinh tế xã hội, các quyết định bảo vệ người tiêu dùng, hệ thống pháp luật, sự hoàn thiện và hiện thực thi hành chúng... có ảnh hường rất lớn đến hoạt động mua bán hàng hóa của doanh nghiệp.

Các chính sách bao gồm bộ luật, luật, các văn bản dưới luật,.... tạo ra một hành lang cho các doanh nghiệp hoạt động, các hoạt động của doanh nghiệp như sản xuất kinh doanh hay hoạt động mua bán hàng hóa đều phải dựa vào các quy định của pháp luật. Ngoài ra hệ thống pháp luật với các chế tài phạt vi phạm để xử lý các hành vi vi phạm nghĩa vụ thực hiện hợp đồng, giúp cho các bên tham gia giao kết hợp đồng thực hiện hợp đồng một cách nghiêm túc và tự giác. Với một số trường hợp, việc thực hiện hợp đồng khơng theo đúng thỏa thuận, thì hệ thống pháp luật trở thành công cụ hữu hiệu để bảo vệ quyền và lợi ích của bên bị xâm hại.

2.2. Thực trạng pháp luật điều chỉnh về hợp đồng mua bán hàng hóa

2.2.1. Thực trạng pháp luật điều chỉnh về giao kết hợp đồng mua bán hànghóa hóa

* Đề nghị giao kết hợp đồng:

Trong hợp đồng mua bán hàng hoá, đề nghị giao kết hợp đồng chính là chào hàng. Khoản 1 Điều 386 BLDS 2015 quy định: “1. Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc tới công chúng (sau đây gọi chung là bên được đề nghị)”. Như vậy, một đề nghị giao kết hợp đồng là văn bản có nội dung chủ yếu của hợp đồng mua bán hàng hoá, được chuyển cho một hoặc nhiều nguời nhất định, có

giá trị trong một thời gian nhất định. Những nội dung của đề nghị giao kết hợp đồng gồm đối tượng, giá cả, phương thức thanh toán…và phải rõ ràng để bên được đề nghị giao kết hợp đồng có thể hiểu được mong muốn giao kết hợp đồng của bên đề nghị giao kết hợp đồng. Khi đó bên đề nghị giao kết hợp đồng phải chịu sự ràng buộc bởi những nội dung đã đề nghị và không được thay đổi nội dung đó nếu bên được đề nghị đã đồng ý. Như vậy, trách nhiệm của bên đề nghị bắt đầu từ thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng được chuyển đi cho bên được đề nghị đến hết thời hạn ghi trong đề nghị giao kết hợp đồng.

Về mặt lý luận, nếu nhìn nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự thể hiện ý chí của bên đề nghị muốn tự ràng buộc mình trong trường hợp có trả lời chấp thuận, thì rõ ràng sự bày tỏ ý chí cơng khai đối với một số người không xác định khi chứa nội dung chủ yếu của hợp đồng có giá trị một đề nghị giao kết. Trên cơ sở định nghĩa đề nghị giao kết hợp đồng trên đã không quan tâm tới sự chấp nhận của bên được đề nghị. Định nghĩa như vậy rất khó trong việc giải thích pháp luật cũng như việc áp dụng pháp luật trên thực tế khi xác định cơ sở nào để biết được ý định giao kết hợp đồng và thế nào là chịu sự ràng buộc về đề nghị giao kết hợp đồng của bên đề nghị.

* Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng:

Theo Khoản 1 Điều 393 BLDS 2015 quy định: “1. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị”. Về vấn đề này Khoản 1, Điều 18 công ước viên 1980 cũng quy định rõ: “1. Một lời tuyên bố hay một hành vi khác của người được chào hàng biểu lộ sự đồng ý với chào hàng cấu thành chấp nhận chào hàng. Sự im lặng hoặc bất hợp tác vì khơng mặc nhiên có giá trị một sự chấp nhận”. Như vậy, chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng chỉ có giá trị khi đó là hành vi mang tính tích cực của đối tác trong giao dịch mua bán hàng hoá.

Trường hợp bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được thông báo chấp nhận đề nghị sau khi hết thời hạn chờ trả lời thì đó được coi như là đề nghị mới của bên chậm trả lời. Trong trường hợp thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng đến chậm vì lý do khách quan, mà bên đề nghị biết hoặc phải biết về lý do khách quan này thì thơng báo chấp nhận giao kết này vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp bên đề nghị trả lời ngay khơng đồng ý với chấp nhận đó của bên được đề nghị giao kết hợp đồng (Điều 394 BLDS 2015).

Nhận thấy, quy định về thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng chưa đảm bảo tính thống nhất. Nếu áp dụng khoản 1 Điều 394 BLDS 2015, thì mặc dù thời điểm chuyển văn bản trả lời qua bưu điện vẫn nằm trong thời hạn trả lời, nhưng văn bản trả lời đến chậm, bên đề nghị đã có thơng báo ngay là khơng đồng ý với chấp nhận giao kết

hợp đồng của bên được đề nghị thì hợp đồng cũng khơng được giao kết. Quy định như vậy sẽ dẫn đến hệ quả; bên được đề nghị trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng trong thời hạn đã được xác định nhưng bên đề nghị giao kết hợp đồng vẫn có thể ký kết hợp đồng với người khác. Nếu vì sự từ chối việc chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng mà bên được đề nghị bị thiệt hại thì có thể áp dụng khoản 2 Điều 386 BLDS 2015 để yêu cầu bên đề nghị giao kết hợp đồng bồi thường thiệt hại hay khơng. Vì vậy, cần phải có sự giải thích rõ quy định này để có thể áp dụng thống nhất trên thực tế.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa – thực tiễn thực hiện tại công ty cổ phần thương mại và dịch vụ vinh thủy (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)