đồng mua bán hàng hóa
Thứ nhất, cần có sự giải thích rõ ràng cho quy định “Việc tiếp tục thực hiện hợp
đồng mà khơng có sự thay đổi nội dung hợp đồng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên”(điềm d khoản 1 Điều 420 Bộ luật Dân sự 2015). Pháp luật cần đưa ra các trường hợp hoặc vạch ra định hướng, căn cứ cho việc xác định thiệt hại nếu không sửa đổi nội dung hợp đồng. Đồng thời, cần có sự giải thích cụ thể hoặc bao qt cho việc thế nào là “thiệt hại nghiêm trọng”.
Thứ hai, từ kiến nghị liền trên, em cho rằng, pháp luật dân sự nói chung cần có
quy định chế tài cho bên khơng chấp nhận thay đổi nội dung hợp đồng nếu bên kia xét thấy sẽ có thiệt hại nghiêm trọng xảy ra nếu khơng sửa đổi, bổ sung hợp đồng. Sau khi một bên đã có bản dự kiến và lập luận hợp lý, hợp pháp giải thích cho việc nếu tiếp tục thực hiện hợp đồng thì họ sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng, bên còn lại buộc phải chấp nhận. Nếu khơng chấp nhận thì bên đề nghị sửa đổi, bổ sung hợp đồng có thể yêu cầu Tịa án giải quyết và có hình thức phạt đối với bên đối tác. Quy định này nhằm bên được đề nghị sửa đổi có thể tự giác hơn. Nếu khơng, bên đề nghị sửa đổi lại mất rất nhiều thời gian nếu gửi đơn lên Tòa án yêu cầu Tòa giải quyết.
Thứ ba, sửa đổi quy định tại khoản 1 Điều 420 Bộ luật Dân sự 2015. Quy định
“Tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên khơng thể lường trước được về sự thay đổi hồn cảnh” và quy định “Hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu như các bên biết trước thì hợp đồng đã khơng được giao kết hoặc được giao kết nhưng với nội dung hồn tồn khác” có sự trùng lặp. Ý nghĩa chung của hai trường hợp này đều là: hoàn cảnh thay đổi đến mức mà tại thời điểm giao kết, các bên không thể lường trước. Và nếu, các bên đã lường trước được thì có thể hợp đồng đã khơng được giao kết hoặc nội dung giao kết hoàn toàn khác. Đây là 2 trong 05 điều kiện để xác định hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Hoàn cảnh thay đổi cơ bản khi hội tụ đủ cả 05 điều kiện chứ không phải một trong số 05 điều kiện. Vì vậy, hai quy định trên tạo nên sự chồng chéo không cần thiết.