Kiến nghị hồn thiện pháp luật điều chỉnh về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa – thực tiễn thực hiện tại công ty cổ phần thương mại và dịch vụ vinh thủy (Trang 51 - 53)

thống văn bản quy phạm pháp luật trong nước, trong đó quan trọng và trực tiếp nhất là LTM 2005. LTM 2005 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2006, tính đến nay đã được thực thi đưuọc hơn 10 năm. Trong khoảng thời gian đó, có những quy định, thời gian trước còn phù hợp nhưng sau này, khi thị trường thay đổi, nhiều doanh nghiệp ra đời hơn, các hợp đồng MBHH phát sinh đa dạng hơn hay tính chất của hợp đồng cũng có ít nhiều thay đổi thì những quy định ấy khơng cịn phù hợp, thậm chí gây vướng mắc trong q trình thực thi trên thực tế, như: quy định về nghĩa vụ thông báo thời điểm giao hàng của bên bán; quy định về thời điểm chuyển giao rủi ro đối với hàng hóa mua bán trên đường vận chuyển; quy định về hạn mức phạt vi phạm hợp đồng… Hơn nữa, việc thi hành cùng lúc LTM cùng với hàng chục văn bản hướng dẫn thi hành từ trước tới nay là cả một vấn đề lớn đặt ra với nhà hành pháp cũng như các doanh nghiệp.

- Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng MBHH đáp ứng được nhu cầu hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, vừa đứng trên góc độ là một quốc gia, vừa nhìn từ góc độ của một thương nhân tham gia quan hệ thương mại quốc tế.

3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật và nâng caohiệu quả thực hiện pháp luật điều chỉnh về hợp đồng mua bán hàng hóa hiệu quả thực hiện pháp luật điều chỉnh về hợp đồng mua bán hàng hóa

3.2.1. Kiến nghị hồn thiện pháp luật điều chỉnh về giao kết hợp đồng muabán hàng hóa bán hàng hóa

Thứ nhất, pháp luật về hợp đồng nói chung và hợp đồng trong lĩnh vực mua bán

hàng hóa nói riêng cần tơn trọng và mở rộng hơn nữa quyền tự do hợp đồng. Quyền tự do hợp đồng phải được hiểu là thuộc tính quan trọng nhất của hợp đồng nói chung. Với chức năng của mình, pháp luật cần đảm bảo ở mức độ cao nhất quyền tự do hợp đồng của các chủ thể hợp đồng trong lĩnh vực mua bán hàng hóa. Việc hạn chế quyền này chỉ nên được ghép vào những trường hợp cần thiết nhằm bảo vệ trật tự công cộng, quyền lợi của bên thứ ba và của bên yếu thế trong quan hệ hợp đồng. Trong q trình xây dựng, hồn thiện pháp luật về hợp đồng, cần phải giảm tối đa số lượng các quy phạm pháp luật mang tính cấm đốn hoặc mệnh lệnh đồng thời khuyến khích gia tăng các quy phạm mang tính tùy nghi để định hướng hành vi cho các chủ thể tham gia hợp đồng.

Thứ hai, về mục đích của giao kết hợp đồng.

Mục đích của giao kết hợp đồng là một trong những vấn đề pháp lý quan trọng của pháp luật hợp đồng. Việc các bên thỏa thuận để ràng buộc quyền và nghĩa vụ đối với nhau cũng vì những mục đích xác định, nhằm thỏa mãn các nhu cầu vật chất, tinh thần trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh hoặc sinh hoạt, tiêu dùng. Đây là mục đích chung nhất của các loại hợp đồng.

Trong pháp luật thực định của Việt nam, khơng thể tìm thấy ở bất cứ văn bản quy phạm pháp luật nào giải thích mục đích của việc giao kết hợp đồng là gì mà thay vào đó là mục đích của gia dịch dân sự. Mục đích của giao dịch dân sự đã được quy định tại Điều 123 Bộ luật Dân sự, theo đó mục đích của giao dịch dân sự là lợi ích hợp pháp mà các bên mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch đó. Việc xác định lợi ích hợp pháp của các bên giao kết hợp đồng cũng không phải là điều đơn giản vì các bên có thể vì hướng tới nhiều lợi ích hợp pháp khác nhau khi xác lập bất cứ giao dịch nào. Vì vậy, pháp luật khơng quy định và các bên không nêu rõ khi giao kết hợp đồng rằng lợi ích hợp pháp các bên mong muốn từ việc xác lập giao dịch là gì thì việc xem xét, xác định mục đích của các bên (lợi ích hợp pháp) cần căn cứ vào ngôn từ của hợp đồng, các tình huống có liên quan đến giao dịch, thực tiễn thương mại giữa các bên.

Chính vì vậy, pháp luật cần bổ sung quy định về mục đích giao kết của hợp đồng để các bên chủ thể nắm rõ.

Thứ ba, cần bổ sung chế tài bồi thường thiệt hại cho trường hợp bên đề nghị giao

kết hợp đồng lại giao kết hợp đồng với bên thứ ba. Pháp luật quy định về việc bên đề nghị giao kết phải bồi thường thiệt hại nếu bên này giao kết với bên thứ ba trong khi vẫn đang trong thời hạn trả lời. Tuy nhiên lại không quy định cách thức xác định thiệt hại, mức độ bồi thường đối với từng mức độ thiệt hại. Quy định này gần như chỉ mang tính răn đe về mặt hình thức. Cần có chế tài cụ thể, rõ ràng hơn nữa để các bên áp dụng nếu vi phạm xảy ra.

Thứ tư, cần thiết thực hơn nữa quy định về hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng.

Vấn đề hủy bỏ giao kết hợp đồng còn cần xem xét đến các nguyên nhân khách quan, trường hợp bất khả kháng, hình thức đề nghị giao kết hợp đồng và hình thức của thơng báo hủy đề nghị giao kết hợp đồng.

Thứ năm, cần có sự thống nhất cách hiểu về “hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng”

và “rút lại đề nghị giao kết hợp đồng”. Đây là hai cách thức nhằm chấm dứt hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng. Tuy khác nhau về hình thức nhưng lại giống nhau về bản chất. Vì vậy, pháp luật cần đưa ra khái niệm của hai hành vi này trước khi quy định cách thức rút và hủy bỏ đề nghị giao kết.

Thứ sáu, quy định về việc bên đề nghị có thể đặt ra các trường hợp thay đổi hoặc

rút lại đề nghị giao kết hợp đồng. Pháp luật nên quy định rõ, những trường hợp hợp đồng không thể hủy ngang và những trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng cũng khơng thể hủy ngang. Vì điều này sẽ khiến cho bên được đề nghị giao kết rơi vào thế bị động. Hơn nữa, để đảm bảo công bằng, cũng cần đưa ra những quy định về việc, đối với loại giao kết có thể được thay đổi hoặc hủy bỏ thì bên được đề nghị giao kết cũng cần được đưa ra một số trường hợp mà họ buộc phải thay đổi hoặc rút lại lời chấp nhận, sau khi đã đồng ý.

Thứ bảy, sửa đổi danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Xét tình hình

thực tế, sự cần thiết phải đưa ngành, nghề đó vào danh mục kinh doanh có điều kiện. Cần có sự sửa đổi, thu hẹp ngành, nghề kinh doanh có điều kiện để khơng làm hạn chế quyền tự do kinh doanh của thương nhân, đồng thời khơng kìm hãm sự phát triển của đất nước.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa – thực tiễn thực hiện tại công ty cổ phần thương mại và dịch vụ vinh thủy (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)