4. 3.3.1. Các bước sử dụng bản đồ, lược đồ
Có lẽ, giáo viên cũng đã nắm được trình tự sử dụng bản đồ nhưng tôi cũng xin nhắc lại các bước:
Bước 1. Nắm được mục đích làm việc với bản đồ.
Tức là đọc tên bản đồ, để biết nội dung sử dụng cung cấp kiến thức gì cho bài học. Bước này khơng khó, giáo viên cần lưu ý khi tự vẽ thêm bản đồ thì phải có tên bản đồ (có thể viết trên hoặc viết ở dưới)
Bước 2. Xem bảng chú giải để có biểu tượng địa lí cần tìm trên bản đồ. Đọc bảng chú giải, kí hiệu nào cho biết thơng tin gì. Ví dụ: đường đứt khúc chỉ ranh giới giữa các tỉnh, cây dù chỉ bãi biển, chấm tròn chỉ thành phố,... Bước 3. Tìm vị trí địa lí của đối tượng trên bản đồ.
Đây chính là bước kĩ năng chỉ bản đồ. Ở bước này giáo viên cũng như học sinh thường chỉ khơng chính xác do khơng thường xun chỉ bản đồ nên dễ lúng túng. Chỉ bản đồ có các cách chỉ sau :
- Chỉ điểm (thành phố, khoáng sản, … ) - Chỉ đường (sông, dãy núi, …)
- Chỉ vùng (chỉ vị trí giới hạn của tỉnh, thành phố,…)
Bước 4. Quan sát đối tượng trên bản đồ, nhận xét và nêu đặc điểm đơn giản
của đối tượng (khai thác một phần kiến thức mới).
Ví dụ: Khi chỉ vị trí của nước Việt Nam, nhận xét vị trí nước ta kéo dài từ Bắc xuống Nam, nằm phía cực Nam.
Bài Đồng bằng Nam Bộ, quan sát và chỉ lược đồ xong, học sinh có thể nhận xét ngay là hệ thống sơng ngịi nhiều, chằng chịt.
Bước 5 : Xác lập mối quan hệ địa lí đơn giản giữa các yếu tố tự nhiên
Ví dụ: Khi học về Vùng biển Việt Nam học sinh chỉ được vị trí nước ta, phía đơng, nam và tây nam giáp biển Đông, đường bờ biển kéo dài như thế thì sẽ thuận lợi để phát triển ngành nào? (đánh bắt hải sản). Đó chính là mối quan hệ giữa vị trí địa lí và hoạt động sản xuất.
4. 3.3.2. Rèn kĩ năng sử dụng bản đồ, lược đồ
*Rèn luyện kĩ năng xác định phương hướng trên bản đồ , lược đồ
Ở bài Làm quen với bản đồ, học sinh đã biết xác định các hướng đông, tây, nam, bắc. Giáo viên cho học sinh thực hành nhiều lần để nhớ được: Trên bản đồ phía trên là hướng bắc, phía dưới là hướng nam, bên phải là hướng đông, bên trái là hướng tây. Ngồi ra, giáo viên cịn giúp học sinh xác định thêm bốn hướng phụ nữa là đơng bắc, đơng nam, tây bắc, tây nam. Chính nhờ việc xác định được các hướng này sẽ giúp các em nắm được vị trí của các đối tượng địa lí thể hiện trên bản đồ, lược đồ một cách dễ dàng.
Ví dụ : Khi dạy bài : Biển, đảo và quần đảo, tôi yêu cầu học sinh quan
sát Lược đồ SGK tr 149 để xác định:
- Biển Đơng bao bọc các phía nào của phần đất liền nước ta? - Phía nào của nước ta khơng giáp biển?
- Chỉ vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan trên lược đồ. Sau khi quan sát học sinh nêu được:
- Biển bao bọc phía đơng, nam và tây nam của phần đất liền. - Phía bắc và phía tây của nước ta khơng giáp biển.
- Vịnh Bắc Bộ nằm ở vùng biển phía đơng bắc của nước ta, vịnh Thái Lan nằm ở vùng biển phía tây nam của nước ta.
* Rèn luyện kĩ năng đọc bản đồ
Đọc bản đồ không phải là đọc các chữ ghi trên bản đồ mà là một quá trình tìm kiếm kiến thức địa lí chứa đựng trong các kí hiệu trên bản đồ, ở các mức độ cao, thấp khác nhau. Đọc bản đồ có 3 mức độ:
Mức độ 1. Học sinh chỉ cần dựa vào kí hiệu ở bảng chú giải, chỉ và đọc
tên các đối tượng địa lí trên bản đồ (đây là Hà Nội, kia là Hải Phịng, đây là sơng Hồng, kia là sơng Đà,…)
Ví dụ : Đọc bản đồ Bản đồ Tự nhiên Việt Nam học sinh nắm được bản đồ
thể hiện các sự vật, hiện tượng tự nhiên của đất nước Việt Nam như lãnh thổ, sơng, núi, đồng bằng, biển, đảo,... Có kĩ năng đọc bản đồ học sinh sẽ nắm vững các kí hiệu thể hiện trên bản đồ, ví dụ như:
Biên giới O Thành phố, thị xã Thủ đô
Dãy núi Nhà máy thủy điện … Các kí hiệu về khống sản như :
Than đá Thiếc Sắt … Bản đồ tự nhiên giúp cho học sinh nắm thêm các kí hiệu về màu sắc. Ví dụ: màu xanh lá mạ chỉ đồng bằng, màu xanh nước biển đậm nhạt chỉ độ sâu của biển, màu đỏ đậm nhạt chỉ độ cao của cao nguyên, đồi núi.
Mức độ 2: Học sinh dựa vào bản đồ để tìm ra đặc điểm của đối tượng địa
lí. (Ví dụ: Vị trí dãy núi ở đâu? Núi cao hay thấp? Núi có hướng gì…?).
Quan sát lược đồ hình 1, SGK tr 70, học sinh sẽ nêu được những dãy núi chính ở Bắc Bộ có hướng tây bắc- đơng nam, những dãy núi có hình cánh cung.
Mức độ 3: Học sinh vận dụng các kiến thức đã có, xác lập các mối quan
hệ địa lí để rút ra những điều mà trên bản đồ không trực tiếp thể hiện.
Ví dụ: Em hãy cho biết vì sao các đồng bằng ở miền Trung thường nhỏ và
hẹp? (do miền Trung hẹp ngang, núi lan ra sát biển.)
*Rèn luyện kĩ năng tìm và chỉ vị trí địa lí của các đối tượng trên bản đồ
Để rèn các kĩ năng này, giáo viên cần đưa ra các bài tập cụ thể yêu cầu học sinh dựa vào bản đồ để xác định vị trí của một đối tượng nào đó.
Ví dụ: Dựa vào bản đồ SGK tr 6, em hãy cho biết các mỏ dầu, mỏ than,
mỏ apatit có ở những đâu ?
Học sinh đã nắm vững các kí hiệu khống sản nên tìm ra nhanh chóng: mỏ dầu mỏ có ở ngồi khơi vùng biển phía đơng nam, mỏ than có ở Quảng Ninh, mỏ a-pa-tít có ở Lào Cai,…
Hoặc : Em hãy tìm và chỉ các nhà máy thủy điện có ở nước ta trên bản đồ. Học sinh sẽ dựa vào kí hiệu và tìm ra nhanh chóng các nhà máy thủy điện Hịa Bình, Trị An, Y-a-ly,…
Cần lưu ý: Giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách chỉ vị trí một đối
tượng trên bản đồ cho đúng quy định. Chẳng hạn khi chỉ vị trí một dịng sơng học sinh phải chỉ xi theo dịng chảy từ thượng nguồn đến hạ nguồn chứ không chỉ theo hướng ngược lại hoặc chỉ vào một điểm trên sơng. Khi chỉ vị trí của một thành phố, thị xã, thì phải chỉ vào kí hiệu thể hiện thành phố, thị xã chứ không chỉ vào chữ ghi tên thành phố, thị xã. Khi chỉ về một vùng lãnh thổ (một tỉnh, một khu vực, một quốc gia...) thì phải chỉ theo đường biên giới khép kín của vùng lãnh thổ khu vực đó.
Khi chỉ bản đồ nên dùng que chỉ dài có đầu nhỏ để chỉ đúng vào các chi tiết của đối tượng Địa lí và nên đứng bên phải bản đồ.
Tư thế khi thao tác là mặt quay xuống phía học sinh, có thể đứng bên trái hay bên phải tùy thuộc GV thuận tay nào.
Giới thiệu biểu tượng muốn chỉ rồi thao tác, hoặc thao tác trước rồi giới thiệu biểu tượng, tránh vừa thao tác vừa giới thiệu rất dễ sai.
Bản đồ, lược đồ khi treo trên bảng cần đủ lớn để tất cả học sinh có thể quan sát được (trường hợp nhỏ phát về nhóm cho các em tự quan sát).
Giáo viên và học sinh nên thường xuyên thao tác trên bản đồ để giúp học sinh nhuần nhuyễn khi học lên lớp trên.
* Rèn luyện kĩ năng xác lập mối quan hệ địa lí đơn giản
Một trong những điều kiện để học sinh học tốt và có hứng thú trong mơn Địa lí là các em phải biết xác lập mối quan hê địa lí đơn giản giữa các yếu tố và thành phần địa lí như địa hình và khí hậu; địa hình, khí hậu, sơng ngịi; thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người, ... trên cơ sở học sinh biết kết hợp những kiến thức bản đồ và kiến thức địa lí để so sánh và phân tích, ...
Ví dụ: Sau khi trang bị các kiến thức về địa hình, sơng ngịi của Đồng
bằng Nam Bộ, học sinh sẽ giải thích được: Vì sao xuồng, ghe là phượng tiện đi lại phổ biến của người dân ở đồng bằng sơng Cửu Long?
(Vì phần Tây Nam Bộ (cịn gọi là đồng bằng sơng Cửu Long) có nhiều vùng trũng dễ ngập nước và đồng bằng có mạng lưới sơng ngịi, kênh rạch chằng chịt nên xuồng, ghe là phượng tiện đi lại phổ biến của người dân ở đây).
Ví dụ minh hoạ: Bài 5. Tây Nguyên
Lược đồ tự nhiên vùng Tây nguyên
Những kiến thức trong bài HS cần khai thác qua bản đồ: + Nhận biết vị trí của Tây Nguyên.
+ Nêu tên các cao nguyên ở Tây Nguyên. Hệ thống câu hỏi để dẫn dắt HS làm việc với bản đồ. Quan sát lược đồ Tây Nguyên – trang 82
Câu 1. Đánh dấu nhân vào
Tây Nguyên nằm ở phía nào của dãy Trường Sơn Nam?
Phía Bắc Phía Đơng Phía Nam Phía Tây
Câu 2. Điền tên các cao nguyên vào bảng sau theo hướng từ Bắc xuống Nam
1 2 3 4 5
(Kon Tum, Plâyku, Đăk Lăk, Lâm Viên, Di Linh)
4. 3. 4. Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ bảng số liệu
Các số liệu được tập hợp thành bảng gọi là bảng số liệu. Một số điều cần hướng dẫn HS khai thác kiến thức từ bảng số liệu:
Về phía GV cần:
+ Xác định kiến thức trong bài mà HS cần nắm qua bảng số liệu.
+ Soạn một hệ thống các câu hỏi dựa vào bảng số liệu và trình độ của HS để gợi ý cho HS tự khám phá ra kiến thức mới. Các câu hỏi được thể hiện dưới nhiều hình thức: tự luận, trắc nghiệm.
Về phía học sinh: GV cần bồi dường cho HS năng lực so sánh, đối chiếu, phân tích các số liệu.
GV hướng dẫn HS làm việc với bảng số liệu để các em thực hiện được các bước sau:
Bước 1: Nắm được mục đích làm việc với bảng số liệu. Bước 2: Đọc tên bảng số liệu
Bước 3: Xem tên cột, nắm được ý nghĩa đơn vị và thời điểm đi kèm với các số liệu ở từng cột.
Bước 4: Đối chiếu các số liệu theo hàng dọc, hàng ngang của bảng số liệu để rút ra nhận xét.
Ví dụ: Bài 21. Thành phố Hồ Chí Minh (thay bảng số liệu năm 2004 bằng bảng số liệu năm 2020)
Thành phố Diện tích (km2) Số dân năm 2004
(nghìn người)
Hà Nội 921 3 083
Hải Phịng 1526 1 771
Đà Nẵng 1256 765
Cần Thơ 1390 1 123
Thành phố Diện tích (km2) Số dân năm 2020
(người) Hà Nội 3.358,9 8 053 663 Hải Phòng 1.561,8 2 028 514 Đà Nẵng 1.284,9 1 134 310 TP Hồ CHí Minh 2.061 8 993 082 Cần Thơ 1.439,2 1 252 171
- Kiến thức trong bài HS cần nắm được qua bảng số liệu: + Nhận biết được diện tích và dân số của Tp. Hồ Chí Minh
+ So sánh về diện tích và dân số của Tp. HCM với các thành phố khác như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng
- Hệ thống câu hỏi gợi ý học sinh làm việc với bảng số liệu: Câu 1: Đọc tên các cột trong bảng số liệu.
Câu 2: Các số liệu trong bảng được ghi vào thời gian nào? và được biểu thị theo đơn vị nào?
Câu 3: Năm 2020, thành phố Hồ Chí Minh có diện tích và dân số là bao nhiêu? Câu 4: Diện tích và dân số thành phố Hồ Chí Minh đứng thứ mấy trong trong các thành phố có trong bảng?
4. 3.5. Hướng dẫn học sinh kĩ năng xác lập mối quan hệ địa lí đơn giản
Vì sao tơi đề cập tới vấn đề đơn giản này. Tuy trong SGV đã có những mục tiêu cụ thể nhưng giáo viên rất dễ dạy thiếu mục tiêu hoặc chưa biết phải dạy như thế nào. Ở đây, tôi đề cập hai vấn đề trong mục tiêu khi dạy Địa lí: Khi nói tới Địa lí, chúng ta phải nghĩ đến điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội. Điều kiện tự nhiên chính là vị trí giới hạn, sơng ngịi, khí hậu, địa hình... Điều kiện kinh tế xã hội là nói tới con người. Hai điều kiện này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Ngoài ra, ở điều kiện tự nhiên cịn có mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên với nhau. Và mối quan hệ này được thể hiện rất nhiều trong chương trình Địa lí lớp 4. Vậy làm thế nào để nói được mối quan
chỉ yêu cầu xác định mối quan hệ địa lí đơn giản, khơng giải thích nhiều, học sinh chỉ cần hiểu, phân tích được vài yếu tố tự nhiên ảnh hưởng lẫn nhau còn mức độ cao hơn các em sẽ được học ở chương trình Địa lí cấp trung học cơ sở.
Ví dụ + Mối quan hệ giữa vị trí với khí hậu
Vị trí địa lí sẽ ảnh hưởng tới khí hậu như vị trí nước Việt Nam kéo dài từ Bắc xuống Nam, nằm trong vịng đai nhiệt đới, phía Đơng giáp biển Đơng vì vậy sẽ có khí hậu nhiệt đới gió mùa.
+ Mối quan hệ giữa vị trí, khí hậu, thực vật, động vật
Miền Bắc có bốn mùa, Miền Nam có 2 mùa ….
Hoặc vì sao Đồng bằng Bắc Bộ khơng có nước mặn xâm nhập, đồng bằng Nam bộ thường có nước mặn xâm nhập.
Vị trí của thành phố Đà Lạt nằm trên cao ngun nên có khí hậu lạnh, mát mẻ hơn thành phố Huế và nó trồng những loại cây phù hợp với khí hậu lạnh đó mà những vùng khác, thành phố khác không trồng được.
+ Mối quan hệ giữa sơng ngịi với địa hình:
Địa hình miền Trung nhỏ, hẹp nên đa số sông miền Trung ngắn, dốc.
+ Mối quan hệ giữa tự nhiên với kinh tế
Nước ta có khí hậu nhiệt đới phù hợp phát triển các loại cây ăn quả. Như vậy qua những ví dụ cụ thể trên, giáo viên có thể hình dung được các mối quan hệ Địa lí đơn giản. Tùy theo mục tiêu từng bài, giáo viên sẽ chốt kĩ những mối quan hệ này. Nếu những bài dạy đầu tiên giáo viên giúp các em xác định những mối quan hệ Địa lí đơn giản thì những bài sau sẽ rất nhẹ nhàng vì học sinh đã quen đã hiểu và các em tự phân tích được ngay.