4.6.1. Sử dụng phương tiện hỗ trợ giảng dạy: Đồ dùng dạy học
Bên cạnh những phương pháp- kĩ thuật dạy học tích cực, một yếu tố rất quan trọng mà tơi cho rằng khơng thể thiếu được đó là đồ dùng dạy học cơng nghệ. Nhận thức được vai trò quan trọng đó, tơi đã nghiên cứu và làm rất nhiều đồ dùng dạy học để phục vụ giảng dạy Địa lí. Các đồ dùng dạy học này nhằm mục đích để củng cố kiến thức và giúp học sinh ghi nhớ kiến thức một cách nhẹ nhàng chứ khơng khơ khan, cứng nhắc vì phải học thuộc một cách máy móc.
4.6.2. Tầm quan trọng của CNTT trong dạy học mơn Địa lí
Việc sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại là một việc làm không thể thiếu được trong đổi mới phương pháp dạy học. Sử dụng phương tiện dạy học một cách hợp lí, khoa học khơng những rút ngắn được khoảng cách giữa lí thuyết với thực hành đối với học sinh mà cịn làm cho q trình nhận thức của học sinh trở nên cụ thể hơn, giúp các em lĩnh hội tri thức một cách đầy đủ chính xác hơn đồng thời củng cố, mở rộng, khắc sâu và nâng cao kiến thức cơ bản cần thiết cho các em.
Công nghệ thông tin đặc biệt có hiệu quả cao nếu sử dụng trong thiết kế giảng dạy mơn Địa lí. Với phương pháp truyền thống, học sinh thường được nghe kể, nghe giảng giải, nếu như vậy thì học sinh cũng sẽ hiểu bài nhưng học xong rất dễ quên. Với sự linh hoạt của công nghệ mới, khi sử dụng tôi thấy bài dạy đã mô tả được thiên nhiên và các hoạt động sản xuất ở mỗi vùng miền trên đất nước Việt Nam yêu dấu qua những hình ảnh, số liệu cụ thể những thước phim tư liệu,... giúp các em học sinh như được tận mắt chứng kiến những hình ảnh, hoạt động ấy. Đặc biệt, ưu thế của CNTT là giúp thể hiện kênh hình rất hiệu quả nên những bản đồ, lược đồ, bảng số liệu, hoạt động mua bán ở chợ nổi, chợ phiên có thể mơ tả một cách hấp dẫn, học sinh dễ dàng khắc sâu.
4.6.3. Khai thác linh hoạt, có hiệu quả, tranh ảnh bản đồ trong sách giáo khoa để phục vụ bài học
Hầu như trong bài Địa lí nào cũng có tranh ảnh hoặc lược đồ. Kênh hình trong sách giáo khoa khơng chỉ có ý nghĩa minh hoạ kênh chữ mà cịn là nguồn tư liệu để giáo viên tổ chức cho học sinh chủ động chiếm lĩnh kiến thức. Trong giờ học Địa lí tơi thường chụp lại, đưa vào giáo án điện tử, hướng dẫn các em sử dụng tư liệu kết hợp với đồ dùng trực quan để giảng bài.
Công nghệ mới cho phép tạo ra những hình ảnh cụ thể, sinh động, chính xác giúp học sinh thuận lợi trong việc hình thành khái niệm, biểu tượng địa lí. Để giúp các em khai thác tốt kênh hình trong sách giáo khoa, tơi thường hướng dẫn các em theo các bước như đã trình bày ở các biệp pháp trên.