Đổi mới đánh giá học sinh

Một phần của tài liệu tổ hợp các kĩ thuật dạy học tích cực (Trang 46 - 47)

Song song với việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, tơi luôn chú ý đến đổi mới việc kiểm tra, đánh giá học sinh. Trong giờ học tôi luôn tạo cơ hội để học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau. Tôi luôn tôn trọng ý kiến đánh giá của học sinh.

* Với đánh giá thường xuyên, tôi thường cho học sinh tự đánh giá thông qua:

+ Phiếu học tập. + Thảo luận.

+ Học sinh tự đánh giá.

+ Tổ chức kiểm tra chéo giữa các tổ, nhóm...

* Với đánh giá định kì theo thơng tư 22, tơi đã:

Thay đổi dần cách thức kiểm tra theo hướng “đóng” (chỉ quan tâm đến kiến thức trong sách giáo khoa, đòi hỏi học sinh nắm vững kiến thức sách vở) sang cách thức ra đề kiểm tra đánh giá theo hướng “mở” (chú ý nhiều hơn đến kiểm tra đánh giá phẩm chất, năng lực của học sinh) với hai phương diện: thông hiểu và phát triển năng lực, phẩm chất.

-Thông hiểu:

Mức độ biết: Kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức cơ bản về địa lí trong

chương trình, SGK nhưng tránh kiểm tra ghi nhớ máy móc.

Mức độ hiểu: Kiểm tra hiểu biết địa lí của học sinh. Ở mức độ này đòi

hỏi học sinh phải hiểu bài, ghi nhớ kiến thức bài học trên cơ sở đó biết so sánh, khái quát và xác lập được mối quan hệ địa lí đơn giản

- Việc kiểm tra năng lực, phẩm chất của HS (theo hướng mở, tích hợp, liên mơn, gắn với các vấn đề thực tiễn). Yêu cầu HS đánh giá nhận xét, bày tỏ những chính kiến, quan điểm, thái độ, biết liên hệ với thực tiễn và vận dụng những kiến thức địa lí giải quyết những vấn đề trong cuộc sống thực tiễn, biết rút ra những bài học kinh nghiệm.

Một phần của tài liệu tổ hợp các kĩ thuật dạy học tích cực (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(60 trang)
w