Xây dựng ma trận đề, câu hỏi, đề k theo thông tư

Một phần của tài liệu tổ hợp các kĩ thuật dạy học tích cực (Trang 47 - 52)

Mức 1(Khoảng 40%). Nhận biết, nhắc lại được kiến thức, kĩ năng đã học. Mức 2 (Khoảng 30%). Hiểu biết kiến thức, kĩ năng đã học, trình bày, giải thích được kiến thức theo cách hiểu của cá nhân.

Mức 3 (Khoảng 20%). Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống.

Mức 4 (Khoảng 10%). Vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề mới hoặc đưa ra những phản hồi hợp lí trong học tập, cuộc sống một cách linh hoạt.

(Mức 1, 2: Thông thường là những câu hỏi trắc nghiệm) - Quy trình xây dựng đề

Bước 1. Xác định mục đích đánh giá Bước 2. Xây dựng nội dung đánh giá

Bước 3. Xây dựng các câu hỏi/bài tập (số lượng các câu hỏi, dạng câu hỏi, mức độ dựa trên các chủ đề nội dung cụ thể của bước 2)

Bước 4. Dự kiến các phương án đáp án các câu hỏi/bài tập ở bước 3 và thời gian làm bài.

Bước 5. Dự kiến điểm số cho các câu hỏi/bài tập (căn cứ vào số lượng câu hỏi/bài tập, các mức và mục đích đánh giá; đồng thời phải dự kiến hình dung được các tình huống học sinh sẽ gặp phải trong khi làm bài kiểm tra để ước tính điểm số)

Bước 6. Điều chỉnh và hoàn thiện đề kiểm tra.

5. Thực nghiệm

Để kiểm chứng kết quả đạt được khi áp dụng 7 biện pháp đã nêu trên, tôi đã tiến hành khảo nghiệm theo quy trình sau đây:

5.1. Các bước tiến hành khảo nghiệm

Tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng hoạt động dạy học của giáo viên và học sinh khối lớp Bốn trong nhà trường. Kết quả cho thấy, có biện pháp thực hiện tốt, có biện pháp thực hiện cịn hạn chế. Từ đó, tơi đã tập trung nghiên cứu các biện pháp mà giáo viên thực hiện chưa đạt hiệu quả để cải tiến và đề xuất

các biện pháp dạy học Địa lí lớp 4 theo hướng tích cực nhằm phát triển năng lực học sinh. Để khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp, tôi đã tiến hành các bước sau:

Bước 1. Đánh giá trước thực nghiệm

Ngay từ đầu năm học, để có thể nắm được thực trạng của hai lớp 4D và lớp 4E, tôi tiến hành điều tra chất lượng học sinh khi các em đã học hết tuần 3 theo phiếu học tập. Nội dung phiếu điều tra gồm 10 câu hỏi (ở phụ lục).

Kết quả thu được như sau: (Lớp đối chứng: 4D)

Lớp Số

HS

Điểm 9; 10 Điểm 7; 8 Điểm 5; 6 Điểm < 5

SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%

4D 40 10 25 12 30 14 35 4 10

4E 40 10 25 10 25 16 40 4 10

Nhìn vào bảng số liệu thống kê, ta thấy chất lượng hai lớp khá đồng đều. Mặc dù lượng câu hỏi tơi đưa ra khơng khó nhưng số lượng học sinh đạt điểm 9-10 ở cả 2 lớp không cao (đều là 25 %). Số lượng học sinh đạt điểm 7-8 ở lớp 4D có cao hơn lớp 4E một chút (chênh lệch 5%). Số học sinh có điểm dưới 5 đều là 10 %. Kết quả trên được tôi lưu giữ để đối chứng về sau mà không công bố trước học sinh nhằm tránh gây áp lực cho các em.

Bước 2. Dạy thực nghiệm

Từ đầu năm học cho đến nay, tôi đã tiến hành xây dựng giáo án áp dụng các biện pháp đã trình bày ở trên và dạy thực nghiệm một số tiết dạy Địa lí.

(Giáo án đính kèm ở phụ lục)

Bước 3. Đánh giá sau thực nghiệm

Để đánh giá kết quả sau thực nghiệm, tôi tiến hành điều tra chất lượng học sinh khi các em đã học hết tuần 17 theo phiếu học tập. Nội dung phiếu điều tra gồm 10 câu hỏi (ở phụ lục). Kết quả khảo sát sau khi tôi dạy thực nghiệm ở lớp 4E

Lớp Số

HS

Điểm 9; 10 Điểm 7; 8 Điểm 5; 6 Điểm dưới 5

SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%

4D 40 12 30 13 32.5 12 30 3 7.5

Như vậy chứng tỏ khi áp dụng phương pháp mới, phương tiện hiện đại vào dạy học phân mơn Địa lí lớp 4 đã góp phần phát huy năng lực tư duy sáng tạo cho mỗi học sinh. Các em rất hào hứng học tập, tự tìm ra kiến thức một cách có cơ sở khoa học. Cách học mới đã tạo cho học sinh thói quen làm việc tự giác, chủ động. Thành công lớn nhất nhất sau khi áp dụng các biện pháp dạy học Địa lí theo hướng tích cực là học sinh khơng chỉ hiểu sâu, nhớ lâu mà còn tạo cho các em niềm vui, niềm tin, niềm hứng thú trong học tập. Kết quả học tập của học sinh lớp 4E của tôi đã được nâng lên rõ rệt.

5.2. Kết quả đạt được

Qua việc áp dụng 7 biện pháp đã trình bày vào dạy học phân mơn Địa lí, tơi nhận thấy:

- Chất lượng học tập phân mơn Địa lí của học sinh được nâng cao rõ rệt. Các em rất u thích mơn học, say sưa tìm tịi khám phá, tiếp thu kiến thức một cách chủ động, sáng tạo hơn.

- Các em nắm được phương pháp học tập, hình thành được những kĩ năng, hệ thống kiến thức đầy đủ, chính xác, vận dụng tốt vào trong đời sống.

- Các em hào hứng, u thích phân mơn Địa lí, ham học hỏi, tìm tịi, khám phá kiến thức trong bài học, những kiến thức liên quan đến bài học.

- Các em đến trường mang theo cả những vốn sống, vốn hiểu biết được hình thành từ trong cuộc sống với gia đình, với quê hương nơi các em sinh sống.

6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng

Để các biện pháp dạy học Địa lí lớp 4 theo hướng tích cực nhằm phát triển năng lực học sinh mà tôi đề xuất được nhân rộng, theo tơi cần có những điều kiện sau:

- Nhà trường có đủ điều kiện về cơ sở vật chất để giáo viên áp dụng sáng kiến được thuận lợi.

- Giáo viên có nghiệp vụ chuyên mơn vững vàng; cần tích cực nghiên cứu, tìm tịi, sáng tạo; hướng dẫn học sinh chủ động trong học tập và quan tâm tới tất cả các đối tượng học sinh.

- Học sinh phải chuẩn bị bài chu đáo, tích cực tham gia các hoạt động học tập.

KẾT LUẬN 1. Kết luận 1. Kết luận

1.1. Từ thực tế giảng dạy và được sự giúp đỡ, cộng tác của các đồng nghiệp, tôi đã triển khai nghiên cứu áp dụng thành cơng các biện pháp dạy học Địa lí lớp 4 theo hướng tích cực nhằm phát triển năng lực học sinh.Các nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản của sáng kiến đã hồn thành. Đó là:

- Nghiên cứu các vấn đề chung về dạy Địa lí ở khối lớp Bốn. - Điều tra, khảo sát thực trạng dạy học Địa lí của giáo viên và học sinh.

- Nghiên cứu và đề xuất 7 biện pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy học phân mơn Địa lí lớp Bốn gồm:

BP1. Tăng cường đổi mới phương pháp dạy học địa lí theo hướng tích cực nhằm phát triển năng lực học sinh

BP2. Quan tâm đúng mức đến việc hình thành các biểu tượng, khái niệm địa lí BP3. Chú trọng rèn luyện một số kĩ năng sử dụng bản đồ, lược đồ, bảng số liệu và xác lập mối quan hệ địa lí đơn giản

BP4. Cập nhật, khắc sâu, mở rộng kiến thức sau mỗi hoạt động dạy học BP5. Tổ chức phong phú và đa dạng các hình thức dạy học

BP7. Phân loại đối tượng học sinh và đổi mới đánh giá

Kết quả các tiết dạy minh họa, kết quả thực nghiệm đã khẳng định sự phù hợp và khả thi của các biện pháp đề xuất.

1.2. Quá trình nghiên cứu và khảo nghiệm cho thấy:

- Giáo viên nghiên cứu và khai thác tốt nội dung; phương pháp truyền thụ có hệ thống sẽ giúp HS lĩnh hội kiến thức tốt hơn. Đặc biệt cần chú trọng dạy học phân hóa đối tượng học sinh, khuyến khích các em tìm tịi và tự rút ra kết luận cho mình, giúp học sinh nhớ kỹ, nhớ lâu những kiến thức mới khám phá. Đặc biệt cần chú ý thời điểm và thời lượng của các bài tập các trò chơi sao cho phù hợp. Không lạm dụng thiết bị và kỹ thuật công nghệ hiện đại.

- Trong dạy phân mơn Địa lí lớp 4 nói riêng và các mơn học khác nói chung, giáo viên cần phối hợp, vận dụng phù hợp các kỹ thuật dạy học tích cực, hoạt động trải nghiệm giúp học sinh nắm chắc kiến thức hiểu sâu và phát huy khả năng. Chú ý tận dụng triệt để những phương pháp và đồ dùng truyền thống. - Trong khi lên lớp giáo viên cần giảng giải ít, thường xuyên làm việc với từng cá nhân học sinh, nhóm học sinh. Giáo viên phải vận dụng linh hoạt các biệp pháp dạy học tích cực và chú trọng việc đánh giá, khuyến khích sự tiến bộ của học sinh theo Thông tư 22.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với giáo viên

- Nghiên cứu và sử dụng hợp lý, sáng tạo kiến thức sách giáo khoa, tài liệu tham khảo kết hợp với kiến thức thực tế khi dạy học.

- Kết hợp các phương pháp- kĩ thuật dạy học tích cực một cách khéo léo, linh hoạt, phù hợp.

- Giáo viên cần phải kiên trì vượt khó, tìm tịi, sáng tạo, thực say mê với nghề, có tinh thần trách nhiệm cao, luôn luôn đặt chất lượng học sinh lên hàng đầu. Tạo nên hình ảnh đẹp và niềm tin ở thầy cô cho các em.

2.2. Đối với các cấp quản lí

Thường xuyên tổ chức các chuyên đề để tháo gỡ những khó khăn trong dạy học, tạo mơi trường giao lưu cho giáo viên nâng cao nghiệp vụ tay nghề.

3. Lời kết

Trong quá trình nghiên cứu, đề xuất, thực nghiệm, triển khai và trình bày, chắc chắn khơng tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả kính mong các đồng chí lãnh đạo, chun viên và đồng chí, đồng nghiệp góp ý xây dựng để sáng kiến được hoàn thiện hơn./.

Xin trân trọng cảm ơn!

Hải Dương, tháng 2 năm 2021.

PHỤ LỤC1. Giáo án minh họa (2 giáo án) 1. Giáo án minh họa (2 giáo án)

Tuần 16. Bài 15: Thủ đô Hà Nội I.Mục tiêu

- Nêu và chỉ ra được vị trí của Thủ đơ Hà Nội trên bản đồ Việt Nam. Nêu được những dẫn chứng cho thấy: Hà Nội là đầu mối giao thông; là thành phố đang phát triển; là trung tâm chính trị, kinh tế, khoa học hàng đầu nước ta;

- Rèn kĩ năng quan sát bản đồ, tranh ảnh.

- Góp phần phát triển năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề; hợp tác; giao tiếp. Năng lực môn học như năng lực sử dụng bản đồ, lược đồ, tranh ảnh…

- Thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập, giáo dục cho học sinh tình yêu thiên nhiên, yêu quý và tự hào về Thủ đô của đất nước, có trách nhiệm và hành động cụ thể trong việc bảo vệ môi trường; rèn luyện cho học sinh các đức tính chăm chỉ, trung thực trong học tập và nghiên cứu khoa học.

II.Đồ dùng dạy học

Một phần của tài liệu tổ hợp các kĩ thuật dạy học tích cực (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(60 trang)
w