Cập nhật, khắc sâu, mở rộng kiến thức sau mỗi hoạt động dạy học

Một phần của tài liệu tổ hợp các kĩ thuật dạy học tích cực (Trang 38 - 40)

Nếu giáo viên chỉ dạy những gì trong SGK và SGV thể hiện thì chưa đủ. Vì chỉ dạy những gì trong sách thì chưa thấy được vai trị của giáo viên. Trong sách có sẵn câu hỏi, phần trả lời, học sinh chỉ cần xem là làm được. Vậy vai trò giáo viên phải làm gì?

Trước hết, chúng ta cần xác định dạy mơn Lịch sử và Địa lí nói chung và phân mơn Địa lí nói riêng là cung cấp thêm cho các em một số vốn sống phù

hợp với tâm sinh lí lứa tuổi của các em. Trẻ nhỏ thì mau quên nhưng cũng rất “tị mị”, thích khám phá. Hơn nữa, có những nội dụng trong sách cung cấp là những thơng tin, số liệu cũ khơng cịn phù hợp với thực tế. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy giáo viên cần cập nhật, chốt sâu kiến thức sẽ giúp các em hứng thú tìm tịi, u thích mơn học hơn. Để làm được điều này, trước tiên giáo viên cần tham khảo sách, báo tư liệu, hình ảnh, Internet,…. liên quan đến nhiều mơn chứ khơng riêng mơn Địa lí. Tuy nhiên khi cập nhật, khắc sâu hay mở rộng kiến thức phải có sự lựa chọn, đảm bảo tính chính xác, bám sát vào nội dung bài đang dạy tránh sa đà đi quá mục tiêu bài.

Ví dụ:

Bài Hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn (tr.76). Trong bài cho biết người dân xẻ sườn núi san thành những bậc phẳng gọi là ruộng bậc thang (qua kênh chữ và kênh hình), như vậy chỉ cho thấy người dân làm ruộng bậc thang. GV cần chốt kĩ hơn, vì sao phải làm ruộng bậc thang mà khơng làm như ruộng ở đồng bằng. Vì địa hình ở đây dốc nếu làm như ở đồng bằng khi tưới nước sẽ chảy xuống thấp hết, lúa sẽ chết, còn ruộng bậc thang, từng bậc phẳng sẽ giữ lại nước cho cây.

Bài Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên (tr. 87), Bảng số liệu về diện tích cây trồng, cây cơng nghiệp ở Tây Ngun (năm 2001) hay Bảng số liệu về vật nuôi ở Tây Nguyên (năm 2003). Số liệu này khơng cịn phù hợp nữa, GV cần cập nhật số liệu mới nhất (năm 2019). Qua các bảng số liệu cũ và mới, HS nhận thấy: diện tích loại cây trồng nào được tăng lên (giảm đi), vì sao tăng (giảm). Hay việc khai thác sức nước làm thủy điện ở Tây Nguyên gặp những thuận lợi và khó khăn gì.

Bài Thành phố Đà Nẵng (tr.147). Trong sách cho biết Đà Nẵng là trung tâm cơng nghiệp có một số hàng đưa đi nơi khác như vật liệu xây dựng, đá mĩ nghệ, vải may quần áo, hải sản (đông lạnh, khơ). Nếu chỉ như thế thì học sinh rất khó hình dung trung tâm cơng nghiệp. Sau này khi học về một vùng một miền nào đó cũng có những sản phẩm như thế các em sẽ cho đó là trung tâm công nghiệp. Muốn vậy, giáo viên cần nêu thêm tại Đà Nẵng có rất nhiều nhà

máy chế biến, đưa thêm số liệu cụ thể để tăng sức thuyết phục là trung tâm công nghiệp hơn.

Bài Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Nam Bộ (tr121). Khi tìm hiểu mục 1. “Vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước”, GV cần cập nhật thêm thơng tin trên chương trình Thời sự về khó khăn trong việc xuất khẩu nơng sản: thanh long, dưa hấu, chuối (do có dịch cúm Covid-19); Hay tình hình xâm nhập mặn ở đồng bằng Nam Bộ và những ứng phó của người dân nơi đây, … Và cuối mỗi phần, mỗi bài, giáo viên cho học sinh chốt lại kiến thức bằng kĩ thuật dạy học tích cực “Trình bày 1 phút”

Bài Thành phố Hồ Chí Minh (tr. 127), cần thay bảng số liệu về diện tích và dân số của một số thành phố năm 2004 bằng số liệu năm 2020. Có như vậy, bài giảng của giáo viên mới có giá trị đối với học sinh.

Chính vì vậy, mỗi giáo viên cần thực hiện tốt việc tự bồi dưỡng, ln cập nhật những thơng tin hữu ích vào bài giảng và ln nhớ chốt, khắc sâu kiến thức bài học.

Một phần của tài liệu tổ hợp các kĩ thuật dạy học tích cực (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(60 trang)
w