Trong giờ học, tôi luôn chú ý tới các đối tượng học sinh với phương châm mọi đối tượng học sinh đều được học và học được.
* Với học sinh năng khiếu (HS Hoàn thành tốt):
- Đối tượng này, các em tiếp thu bài khá nhanh, thích được hoạt động và thích thể hiện khả năng của bản thân nên trong tiết học tơi thường:
- Động viên, khuyến khích các em tự tìm kiến thức mới dựa vào sách giáo khoa, tranh ảnh và đồ dùng dạy học.
- Dành cho học sinh NK những câu hỏi cần có sự tư duy và cũng khơi gợi cho các em mạnh dạn đưa ra những câu hỏi, thắc mắc xung quanh bài học. - Khuyến khích các em giúp đỡ các bạn học trung bình, học yếu trong thảo luận và trao đổi nhóm.
Ví dụ: Bài 24: Dải đồng bằng duyên hải miền trung (Trang 135)
Với học sinh năng khiếu, tôi nêu câu hỏi xác lập mối quan hệ giữa đặc điểm tự nhiên của đồng bằng duyên hải miền Trung với hoạt động kinh tế: + Với đặc điểm về địa hình và khí hậu của miền Trung, người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung gặp những khó khăn gì trong sản xuất nông nghiệp?
* Với học sinh HT, CHT.
Bản thân các em này nhận thức chậm, chưa tích cực trong học tập, rất hạn chế trong việc chủ động đọc, nghiên cứu tài liệu. Các em có nhiều lỗ hổng về kiến thức, rụt rè nhút nhát khi được gọi hay được nhóm phân cơng trình bày ý kiến. Vì vậy trong tiết học tơi thường:
- Chú ý quan tâm, giúp đỡ các em, động viên kịp thời khi các em có đơi chút tiến bộ.
- Dành cho các em cơ hội được trả lời những câu hỏi dễ, những câu hỏi phù hợp với khả năng của các em hoặc khi thấy các em có biểu hiện phấn khích giơ tay phát biểu.
- Khi phân cơng nhóm học tập, tơi chú ý tạo ra sự hỗ trợ bằng cách phân các em cùng nhóm với các bạn học tốt phân môn này. Như vậy các em sẽ có điều kiện được học, được nghe, được giúp đỡ.
Ví dụ: Bài 24: Dải đồng bằng duyên hải miền trung (Trang 135)
Với học sinh tiếp thu bài chưa tốt, tôi dành cho câu hỏi dễ như sau: Quan sát hình 1:
- Em hãy đọc tên các động bằng duyên hải miền Trung theo thứ tự từ Bắc vào Nam.
- Chỉ dãy núi Bạch Mã, đèo Hải Vân
Với những câu hỏi như vậy sẽ phù hợp với đối tượng học sinh yếu. Khi các em có cơ hội trình bày kiến thức, các em sẽ mạnh dạn dần lên, khoảng cách giữa các đối tượng học sinh dần ngắn lại.