TĂNG TRƯỞNG CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT

Một phần của tài liệu GIAO AN SINH HOC 12 (Trang 97 - 98)

GV: Thế nào là kích thước của quần thể? Cho ví dụ minh họa.

HS: Nghiên cứu thông tin SGK trang 166 để trả lời.

GV: Yêu cầu học sinh thảo luận các câu hỏi. - Kích thước quần thể dao động như thế nào? Giải thích nguyên nhân?

- Phân biệt kích thước tối thiểu và kích thước tối đa?

- Nếu kích thước của quần thể xuống dưới mức tối thiểu thì quần thể sẽ nhế thế nào? - Nếu kích thước của quần thể quá lớn thì quần thể sẽ như thế nào?

HS:Nghiên cứu thông tin SGK trang 167, thảo luận nhóm và thống nhất ý kiến, trả lời.

GV: Kích thước của quần thể thay đổi và phụ thuộc vào những nhân tố nào?

- Phân tích những yếu tố đó?

HS: Nghiên cứu thông tin SGK trang 167 và trả lời câu hỏi.

GV: Nhận xét và bổ sung về ý nghĩa của việc nghiên cứu mức độ sinh sản của quần thể.

* Hoạt động 2: Tìm hiểu về tăng trưởng của quần thể sinh vật.

GV: Yêu cầu HS quan sát hình 38.3 và phân biệt đường cong tăng trưởng của quần thể theo lí thuyết và trong thực tế?

- Nêu nguyên nhân vì sao số lượng cá thể của quần thể sinh vật luôn thay đổi và nhiều quần thể sinh vật không tăng trưởng theo tiềm năng sinh học?

HS: Quan sát hình 38.3 và thông tin SGK, thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến và trả lời các câu hỏi.

GV: Giáo viên nhận xét, bổ sung để hoàn thiện kiến thức.

* Hoạt động 3:Tìm hiểu về tăng tưởng của quần thể người.

V. KÍCH THƯỚC CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT. SINH VẬT.

- Kích thước của quần thể sinh vật là số lượng các cá thể( hoặc khối lượng hoặc năng lượng tích lúy trong các cá thể) phân bố trong khoảng không gian của quần thể

1. Kích thước tối thiểu và kích thước tối đa. đa.

* Kích thước tối thiểu:

- Kích thước tối thiểu của quần thể là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển.

- Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào tình trạng suy giảm dẫn tới diệt vong.

* Kích thước tối đa:

- Kích thước tối đa của quần thể là giới hạn lớn nhất về số lượng mà quần thể có thể đạt được, cân bằng với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường (cân bằng với sức chứa của môi trường)

- Nếu kích thước quá lớn, cạnh tranh giữa các cá thể cũng như ô nhiễm, bệnh tật…tăng cao, dẫn tới một số cá thể di cư khỏi quần thể và mức tử vong cao.

2. Những nhân tố ảnh hưởng tới kích thước của quần thể. thước của quần thể.

- Mức độ sinh sản của quần thể sinh vật. - Mức độ tử vong của quần thể sinh vật. - Phát tán cá thể của quần thể.

VI. TĂNG TRƯỞNG CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT SINH VẬT

- Tăng trưởng kích thước quần thể trong điều kiện môi trường không bị giới hạn (điều kiện môi trường hoàn toàn thuận lợi) : Quần thể có tiềm năng sinh học cao tăng trưởng theo tiềm năng sinh học (đường cong tăng trưởng hình chữ J).

- Tăng trưởng kích thước quần thể trong điều kiện môi trường bị giới hạn (điều kiện môi trường hoàn toàn thuận lợi) : Quần thể tăng trưởng giảm (đường cong tăng trưởng hình chữ S).

VII.TĂNG TRƯỞNG CỦA QUẦN THỂ NGƯỜI. NGƯỜI.

- Dân số thế giới tăng liên tục trong suốt quá trình phát triển lịch sử.

GV: Dân số thế giới đã tăng trưởng với tốc độ như thế nào? Hậu quả?

HS: Nghiên cứu thông tin SGK, hình 38.4 và thảo luận để trả lời các câu hỉ.

GV: Nhận xét, bổ sung để hoàn thiện kiến thức.

- Dân số tăng nhanh là nguyên nhân làm chất lượng môi trường giảm sút.

4. Củng cố:

Một phần của tài liệu GIAO AN SINH HOC 12 (Trang 97 - 98)