Ảnh hưởng của tập quán hoạt động.

Một phần của tài liệu GIAO AN SINH HOC 12 (Trang 88 - 90)

2. Theo Đacuyn, cơ chế tiến hoá là sự tích luỹ các:

A. biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.

B. đặc tính thu được trong đời sống cá thể.

C. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác động của ngoại cảnh.

D. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động.

3. Theo quan niệm của Đacuyn, nhân tố chính quy định chiều hướng tiến hóa là

A. chọn lọc nhân tạo. B. chọn lọc tự nhiên. C. biến dị cá thể. D. biến dị xác định.

4. Theo quan niệm hiện đại, ở các loài giao phối, đối tượng tác động của CLTN chủ yếu là

A. cá thể. B. quần thể. C. giao tử. D. NST.

5. Dạng cách li quan trọng nhất để phân biệt hai loài là cách li

A. sinh thái B. tập tính C. địa lí D. sinh sản.

6. Quá trình hình thành quần thể thích nghi xảy ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào

A. quá trình phát sinh và tích luỹ các gen đột biến ở mỗi loài. B. tốc độ sinh sản của loài.

C. Áp lực CLTN

D. cả A,B và C đúng

7. Các nhà khoa học đưa ra giả thuyết về nguồn gốc các hợp chất hữu cơ đơn giản đầu tiên trên Trái đất là: Trái đất là:

A. Handan và Fox B. Oparin và Handan C. Oparin và Milơ D. Milơ và Fox

8. Dạng vượn người nào sau đây có quan hệ họ hàng gần gũi với người nhất?

A. tinh tinh B. đười ươi C. gôrilia D. vượn

9. Kết quả của tiến hoá tiền sinh học

A. hình thành các tế bào sơ khai. B. hình thành chất hữu cơ phức tạp. C. hình thành sinh vật đa bào. D. hình thành hệ sinh vật đa dạng .

10. Sinh vật trong đại thái cổ được biết đến là

A. hoá thạch sinh vật cổ sơ nhất. B. hoá thạch của động vật, thực vật bậc cao.C. xuất hiện tảo. D. thực vật phát triển, khí quyển có nhiều oxi. C. xuất hiện tảo. D. thực vật phát triển, khí quyển có nhiều oxi.

11. Đại địa chất nào đôi khi còn được gọi là kỉ nguyên của bò sát?

A. Đại thái cố B. Đại cổ sinh C. Đại trung sinh D. Đại tân sinh.

12. Người ta dựa vào tiêu chí nào sau đây để chia lịch sử trái đất thành các đại, các kỉ?

A. Những biến đổi lớn về địa chất, khí hậu và thế giới sinh vật.

B. Quá trình phát triển của thế giới sinh vật. C. Thời gian hình thành và phát triển của trái đất. D. Hóa thạch và khoáng sản.

PHẦN II. TỰ LUẬN.( 7.0 điểm )

Câu 1. Thế nào là tiến hóa lớn? Nêu các chiều hướng tiến hóa của sinh giới.( 2.5 điểm ) Câu 2. Nêu các bằng chứng nguồn gốc đồng vật của loài người.( 1.5 điểm )

Câu 3. Thế nào là cách li trước hợp tử? Nêu các loại cách li trước hợp tử.( 2.0 điểm ) Câu 4.Tế bào sơ khai được xuất hiện như thế nào? ( 1.0 điểm )

Trả lời:

Câu 1:

* Tiến hóa lớn là quá trình biến đổi trên qui mô lớn, trải qua hàng triệu năm làm xuất hiện các đơn vị phân loại trên loài như chi, họ, bộ, lớp, ngành, giới.( 0.5 điểm )

* Một số chiều hướng tiến hóa của sinh giới.

- Các loài sinh vật đa dạng, phong ohú nagỳ nay đề được tiến hóa từ một tổ tiên chung. ( 0.5 điểm )

- Một số nhóm sinh vật đã tiến hóa tăng dần mức độ tổ chức cơ thể từ đơn giản đến phức tạp. ( 0.5 điểm )

- Một số khác lại tiến hóa theo kiểu đơn giản hóa mức độ tổ chức cơ thể để thích nghi với điều kiện môi trường.( 0.5 điểm )

- Một số nhóm vẫn giữ nguyên cấu trúc cơ thể đơn bào nhưng đã được tiến hóa theo hướng đa dạng hóa các hình thức chuyển hóa vật chất thích nghi cao đọ với các ổ sinh thái khác nhau. ( 0.5 điểm )

Câu 2:Các bằng chứng nguồn gốc đồng vật của loài người:

- Bằng chứng giải phẫu so sánh: Bộ xương chia 3 phần (đầu, mình, chi).( 0.5 điểm )

- Bằng chứng phôi sinh học so sánh: Sự phát triển phôi người tái hiện nhiều đặc điểm động vật: có mang ở cổ, có đuôi ...( 0.5 điểm )

- Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử: ADN người giống ADN tinh tinh tới 98%.( 0.5 điểm )

Câu 3:

* Cách li trước hợp tử : Những trở ngại ngăn cản các sinh vật giao phối với nhau được gọi là cách li trước hợp tử.( 0.5 điểm )

* Các kiểu cách li:

- Cách li nơi ở (sinh cảnh).( 0.25 điểm ) - Cách li tập tính.( 0.25 điểm )

- Cách li thời gian.( 0.25 điểm ) - Cách li cơ học.( 0.25 điểm )

Câu 4:

- Khi các đại phân tử sinh học xuất hiện trong nước và tập trung lại, các phân tử lipid do đặc tính kị nước → lớp màng bao bọc các đại phân tử hữu cơ → giọt nhỏ ngăn cách môi trường.( 0.5 điểm )

- Những giọt nhỏ chứa các chất hữ cơ có màng bao bọc chịu sự tác động của CLTN sẽ dần tạo nên các tế bào sơ khai.( 0.5 điểm )

TUẦN 23 – Tiết 38 Ngày soạn: 22/01/2011 Ngày dạy: 26/01/2011

PHẦN BẢY – SINH THÁI HỌC

Chương I: CÁ THỂ VÀ QUẦN THỂ SINH VẬT

Bài 35. MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

- Kiến thức:

+ Nêu được khái niệm môi trường sống của sinh vật và nhân tố sinh thái. + Nêu được khái niệm giới hạn sinh thái, cho ví dụ minh họa.

+ Nêu được khái niệm ổ sinh thái, phân biệt nơi ở với ổ sinh thái, lấy ví dụ minh họa.

Một phần của tài liệu GIAO AN SINH HOC 12 (Trang 88 - 90)