GV: Yêu cầu HS lấy ví dụ về các đặc điểm thích nghi. Khi môi trường thay đổi thì sự thích nghi cũ còn hợp lí nữa không? Ví dụ cá thích nghi trong môi trường nước, ra khỏi nước thì sao?
HS: Nghiên cứu thông tin SGK để trả lời.
GV: Nhận xét và bổ sung.
các đặc điểm thích nghi.
- Quá trình hình thành quần thể thích nghi xảy ra nhanh hay chậm tùy thuộc vào quá trình phát sinh và tích lũy các gen đột biến ở mỗi loài, tốc độ sinh sản của loài và áp lực của chọn lọc tự nhiên.
2. Thí nghiệm chứng minh vai trò của chọn lọc tự nhiên trong quá trình hình chọn lọc tự nhiên trong quá trình hình thành quần thể thích nghi.
a. Thí nghiệm:
* Đối tượng: Bướm ở khu công nghiệp nước Anh.
* Cách tiến hành thí nghiệm: SGK
* Kết quả: SGK
b. Nhận xét:
- CLTN đóng vai trò sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gen qui định kiểu hình thích nghi mà không tạo ra những kiểu gen thích nghi.
III. SỰ HỢP LÍ TƯƠNG ĐỐI CỦA CÁC ĐẶC ĐIỂM THÍCH NGHI. ĐẶC ĐIỂM THÍCH NGHI.
- Các đặc điểm thích nghi của sinh vật không phải là hoàn hảo mà chỉ mang tính tương đối vì trong môi trường này nó có thể là thích nghi nhưng trong môi trường khác thì lại có thể không thích nghi.
4. Củng cố:Tại sao các loài nấm độc lại có màu sắc sặc sỡ?
(Màu sắc sặc sỡ của nấm được gọi là màu sắc cảnh báo. Đây là một đặc điểm thích nghi vì nó cảnh báo cho các động vật ăn nấm biết chúng chứa chất độc. Thực tế khi động vật ăn phải nấm có màu sắc sặc sỡ, thì sau đó nhìn thấy nấm có màu sắc sặc sỡ thì không dám ăn).
5. Dặn dò.
- Học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài trong SGK - Đọc trước bài 28.
TUẦN 16– Tiết 29
Ngày soạn: ……/……/………
Ngày dạy: ……/……/………
Bài 28. LOÀI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức:
- Giải thích được khái niệm loài sinh học (ưu và nhược điểm) theo quan niệm của Mayơ. - Nêu các tiêu chuẩn để phân biệt hai loài thân thuộc.
- Nêu và giải thích được các cơ chế cách li trước và sau hợp tử.
- Giải thích được vai trò của các cơ chế cách li trong quá trình tiến hóa.
2. Kĩ năng:Phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát.
3. Thái độ:Thấy được vấn đề loài xuất hiện và tiến hóa như thế nào và chỉ dưới ánh sáng sinh học hiện đại mới được quan niệm và giải quyết đúng đắn.
II. CHUẨN BỊ.